Hôm nay,  

Chuyện 9-11

13/09/201000:00:00(Xem: 89314)

Chuyện 9-11

Người viết: Chu Mai, Thượng Châu
Bài số 2989-28289-vb2091310

Tác giả Chu-Mai, Thượng Châu từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ.  Trước tháng Tư 1975 tại Saigon, ông là  sĩ quan VNCH, Phóng Viên Hình Ảnh Chiến Trừơng Đài THVN9 và đồng thời là ký-gỉa các nhật báo Hòa-Bình, Xây Dựng, Tự Do... Tới Mỹ trong đợt đầu Di Tản năm 75, ông định cư tại San Diego và hiện  là một cấp chỉ huy gốc Việt thâm niên trong ngành đóng tàu Hoa Kỳ thuộc hãng Nassco, General Dynamics tại San Diego, CA.  Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Mới đó đã 9 năm qua rồi.
Bây giờ ngồi đây gõ từng chữ trên keyboard, những hình ảnh toà tháp đôi của World Trade Center (WTC) sụp đổ kinh hoàng vẫn hiện trong đầu rõ mồn một như mới vừa xảy ra hôm qua.
Buổi sáng 9-11-01; vừa bắt đầu công việc với chồng "blue print" trên bàn "lay-out" đột nhiên tên trưởng phòng  Joe Unpingco la thất thanh New York bị phá hoại, đồng thời radio được mở hết cỡ "Breaking New". Ông già Gary Armstrong, ngừơi nhân viên chịu thương chịu khó nhứt của phòng program  lôi RCA TV đặt ngay lên giữa bàn "lay-out" đè lên  xấp "blue-print" của tôi đang nghiên cứu, không cần đếm xỉa gì, cũng chả buồn "sorry". Tất cả nhân viên kinh ngạc  dán chặt mắt vào khung kính TV. Mọi công việc tức thì ngừng hẳn. và chẳng ai nói với ai một lời. Trong phòng program này, tôi là người VN duy nhứt  giữa phe đa số da trằng đang theo dõi tin tức tình hình NY và Philadelphia.
Trên TV, từng hình ãnh kinh hòang được chiếu đi, chiếu lại từ khi chiếc máy bay đầu tiên lao vào như hoả tiễn. Cột  khói đen ngòm bốc cao....Xác ngừơi văng tung thành từng mảnh vụn. NYFD nỗ lực cứu chữa trong sự tuyệt vọng. 
Rồi chiếc phi cơ thứ hai, như một trái bom bay khổng lồ, lao thẳng vào toà tháp thứ hai.  Màn ảnh TV chợt tắt ngỏm, khung kính mất luôn cả hình  lẫn âm thanh. Lát sau màn hình mới tái tục. Thì ra thu hình viên cùng phóng viên từơng thuật "sinh nghề tữ nghiệp" đã bị chôn vùi giữa lúc WTC xụp đổ. Cảnh ngừơi nhốn nháo đạp lên nhau... Vậy là toán cứu hoả NYFD đã chết theo với biến cố không tiền khoáng hậu WTC 9-11. Đây là cái tang chung to tát nhứt cũa ngành chửa lữa Mỹ.
Không làm việc, khỏi phải suy nghĩ mệt óc vì những đừơng ống design cho hệ thống gió phối  hợp với  hệ thống máy lạnh, nhưng tôi bỗng thấy mình như đang rơi trong khoảng không. Thôi rồi, khói lửa của WTC hội chứng "trauma VN war".
Trước 1975, nguyên là một phóng viên chiến trường của đài truyền hình THVN9 và nhật báo Hòa Bình, tôi đã có  qúa nhiều ký ức hãi hùng của chiến  tranh VN. Bây giờ trứơc những hình ảnh khủng khiếp  9-11 đã là đầu dây mối nhợ khơi dậy trong tôi biết bao ngày tháng trên quê hương đầy thống khổ, phẫn hận. Từ lâu rồi, tại nơi làm việc này, qúa khứ tức tưởi không thể chia xẻ đã khiến tôi  tự chọn thái độ câm nín ngu ngơ cho khỏi phiền hà tranh cãi.Bỡi vậy ngừơi cao niên chung  phòng làm việc Gary Armstrong đặt cho tôi  nick name "Mr. Talkless".
Và rồi, qua khung kính TV ngày 9-11 ấy, dù chỉ là một  gốc Mít, như mọi người Mỹ cùng một thời với mình, tôi cũng thấy mình thấm thía nỗi đau khi nước Mỹ bị tấn công,  WTC bị đánh xập. Vù một cái, nỗi đau ấy vừa đúng 9 năm.
Hôm nay,  9-11-2010  nhằm  ngày thứ bảy weekend, công việc đầu tiên của tôi trong ngày nghỉ là từ tờ mờ sáng là tình nguyện lái xe ra phi trường San Diego để đưa con trai đi New York, dự đám cưới  tên bạn thân của hắn. Tên này cùng học ngành tài chánh với con trai tôi, hiện đang làm việc tại Wall Street.
Sao bọn chúng lại tổ chức lễ cưới đúng ngày 9-11 này" Trên xe, tôi hỏi con trai.


Nước Mỹ mà, ba. Con trai giải thích, rằng kinh tế cường quốc Hoa Kỳ ì ạch chưa từng thấy. Tình hình làm ăn thấy không khá, nhất là tại New York vào ngày kỷ niệm này. Chưa biết chuyện gì sẽ xẩy ra. Đâu có ai chịu chọn đúng ngày 9-11 để tiệc tùng, cưới hỏi. Chắc là lo xa vậy nên  mấy cái Hotel ở New York đua nhau quảng cáo giảm gía đặc biệt cho ai thuê chỗ tổ chức party ngày 9-11. Nhiều hotel giảm giá tới 50%. Anh  bạn đồng nghiệp trong ngành tài chánh với con trai tôi đã chụp lấy cơ hội tốt này để kết hôn, mời bạn bè tham dự wedding party tối nay. Đó là lý do tôi phải lái xe đưa tụi nó ra phi trường để bay lên New York ăn cưới.
Cứ kiểu tính toán này, cùng ngày với buổi lễ kỷ niệm long trọng tại Ground Zero, hôm nay New York sẽ tha hồ tưng bừng tiệc tùng cưới hỏi.
Trong khi ấy, dù sau vụ đánh xập WTC, bọn khủng bố không hề gây ra nổi một đòn nào khác, nhưng chúng cũng đã để lại  ngay trong nước Mỹ nhiều bợn nhơ tranh cãi không  dứt. Những ngày này, nhiều  lãnh đạo tinh thần các giáo phái đã vào cuộc hơn thua quanh việc dọa đốt kinh Quran, dự án xây Đền Hồi Giáo gần WTC... Từ Tổng Thống Mỹ Obama tới nhiều VIP trên thế giới lẫn tứơng tá quân đội cũng đã phải góp lời kêu gọi "Peace For All". Mọi việc liên quan đến vấn đề vẫn còn hứa hẹn nhiều màn ngọan mục chờ hồi sau phân giải.
Đưa con trai bay đi New York xong, vào lúc  mừơi giờ sáng ngày 9-11 này, tôi  đi dự lễ hạ thũy tàu Hãi Quân Hoa Kỳ T-A.K.E thứ 11, mang tên USNS Washinton Chambers do General Dynamics Nassco kiến tạo.
Đây là loại tàu sân bay đời mới nhất, dùng để chuyển quân, tiếp tế nhiên liệu và thực phẩm. Trang bị máy móc tối tân cũa thế kỷ 21. Điện toán Digital tân kỳ hết chê. Lọat tàu này gồm  14 chiếc, dự  trù hòan tất chương trình vào cuối năm 2012. Nhân lực đễ điều động con tàu này chỉ cần 120 thũy thủ. Con số so ra rất là ít õi đối với những lọai tàu chiến có tầm cỡ thừơng cần đến trên 300 ngừơi.
Cách đây hai tháng có tin lễ hạ thủy tàu USNS Washington Chambers (T-A.K.E 11) sẽ đựơc chính TT Obama chũ tọa, nhưng vì nhiều thứ lủng củng lảng cảng liên quan đến quá nhiều vấn đề. TT. Obama  đã phải thay đỗi "agenda".
Và, Tứơng Richard J.O Hanlon,USN,Commander, Naval Air Force Atlantic chủ tọa lễ hạ thũy T-A.K.E 11 ỡ San Diego Bay trong bầu không khí tươi mát quang đãng, nhiệt độ ởõ mức quá dễ chịu 75.
Khi tôi tới được San Diego Bay, những ngừơi trẻ "pass by" vẫy cao tay chào miệng gào "Hi... Papa.." Tại đây, tôi đựơc may mắn gặp lại một số đồng nghiệp từ trứơc đã hưu trí an vui tuổi già dẫn cháu nội ngọai lần đầu tiên trong đời đi coi hạ thủy tàu chiến. Tay bắt mặt mừng, nhưng lòng cũng hơi buồn  man mác khi nghe báo tin Dave Crow về hưu chưa qúa một năm  đã mất vì ung thư phổi.
9 năm trứơc đây, trong ngày 9-11 Dave cai quản phần vụ máy cắt CNC và tạo tác ống gío cho sheet metal shop, tôi chạy CNC Program nên thừơng chuyện vãn với nhau hàng ngày. Dave là loại Cowboys thứ thiệt, tính tình thẳng thừng nhưng lại hút thuốc qúa nhiều, có lẽ đó là lý do đầu giây mối nhợ cũa căn bịnh ung thư phổi cứơp đi mạng sống của Dave.
Cùng một ngày 9-11 khác nhau 9 năm nhưng hai cái sốc khác nhau. Một bên là biến cố lịch sử của nước Mỹ gây sốc cả thế giới chết trên 3 ngàn ngừơi,và một bên là nỗi buồn nhỏ nhoi một cá nhân quen biết làm việc chung mãn phần.
Một vài bạn cũ hỏi thăm tôi chừng nào về hưu. Tôi chĩ tay lên trời cừơi khan rồi cúi xuống ôm hai đầu gối "make hand signal"(nói chuyện bằng tay). Chỉ có trời mới biết và hai đầu gối có cho phép "up-down" đễ "leo lên lội xuống" San Diego Bay hàng ngày hay không"
Thôi thì ghi lại sơ sài ít dòng,  gọi là để nhớ ngày 9-11.  Cầu mong ơn trên tiếp tục che chở cho nước Mỹ.

THƯỢNG-CHÂU;CHU-MAI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,429,028
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Nhạc sĩ Cung Tiến