Hôm nay,  

Xa Mặt Cách Lòng

22/12/201000:00:00(Xem: 242935)

Xa Mặt Cách Lòng

Tác giả:Lê Thuận An
Bài số 3072-28372-vb4122210Lê

Tác giả là cư dân quận Cam,  bài viết về nươc Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đã xẩy ra cho nhiều gia đình, chồng vượt biển trước, bỏ rơi vợ con.
Phần kết truyện cho thây tấm lòng vợ con khi người chồng, người cha tàn tạ.

***

Bao năm qua, cả khu xóm rất "nể" chị Oanh. Một phần, chị là người ăn ở tử tế, một phần, hàng tháng đều đặn chị nhận thùng quà do người chồng gửi về. Trong thùng đồ chị lãnh, lúc nào cũng có hai ba lố dầu gió xanh. Chị không bán mà đem tặng những người già cả, bệnh hoạn quanh xóm.  Ba mẹ con, trong căn nhà nhỏ, bao quanh khu vườn đầy cây trái ở ngoại ô, ngôi nhà này như ngôi nhà trong truyện cổ tích của câu chuyện vợ chồng chị.
Chị lấy chồng sớm, mười chín nên dang dở việc học, chị nhớ, năm đó là 1971. Năm sau sinh con đầu lòng. Thời loạn lạc, người chồng là lính bộ binh. Anh ít khi ở nhà, và lần thứ hai về phép, thêm một đứa nữa, vào cuối năm 1973. Hai đứa con trai, cách nhau một năm tuổi. Ở xa, anh vẫn gửi những lá thư về cho chị, lời lẽ tình tứ, thủy chung. Chị xếp những lá thư có ép những hoa sim dại, lá non, phảng phất mùi rừng núi nơi anh ở. Có lần, chị nhớ anh quá, dám vác cái bụng bầu đi thăm chồng. Đơn vị anh đóng ở gần vùng biên giới. Đêm, sương núi mờ mịt, khí lạnh ngút ngàn. Trại binh là một đường hầm dài đào sâu dưới đất. Anh đắp cái áo lính dày cho chị, thì thầm:
"Vài năm nữa anh xin đổi về gần thành phố, vợ chồng mình không còn xa cách như thế này nữa."
"Ba má rất lo, nói em lấy chồng nhà binh nay đây mai đó, đi đến đâu con gái nó đeo. Em biết nhiều ông đèo bòng mỗi nơi một người vợ..."
"Người ta khác. Anh khác. Anh một vợ thôi."
"Đừng nói trước, bước không rời nghe anh."
"Anh thề. .."
Chị bịt miệng anh lại, không cho nói tiếp. Giữa rừng núi thiêng liêng, chị không muốn anh vướng mắc lời thề nguyện, nhưng chị yên tâm, cảm thấy niềm tin càng vững vàng.
Anh vuốt lên bụng chị:
"Anh sắp có đứa con thứ hai rồi. Anh phải làm một người cha đàng hoàng để dạy dỗ con cái. Tội nghiệp em, anh cứ ở xa em hoài. Ở xa nhưng lúc nào anh cũng nghĩ tới mẹ con em, lòng dạ anh không thay đổi."
Chị nép vào người anh. Vòng tay vợ chồng, ấm áp biết bao, thân thuộc biết bao. Bào thai trong bụng chị cựa quậy, những đứa con của hạnh phúc.
Những ngày cuối tháng Tư, chị gần điên loạn trong cảnh miền Nam sụp đổ. Đêm không ngủ, ngày không ăn, chị vò võ trông chồng. Cuối cùng, anh cũng về được thành phố. Vợ chồng gặp nhau vào ngày cuối thì đã muộn. Không còn một phương tiện nào để ra đi, chị dành gửi anh về quê với ba má, trốn kín trong nhà, trong vườn để tìm một con đường thoát mà không vướng cảnh tù tội.
Chị đi làm thuê, bán chợ trời, vay mượn, cầm thế ngôi nhà đang ở cho một người bà con, kiếm đủ tiền để anh đi vượt biên. Bốn tháng sau khi anh trốn được xuống tàu thì chị sinh đứa con trai thứ hai. Thằng bé èo ột, thiếu ký, chị lại không đủ ăn, thiếu sữa. Nó sống và lớn lên được chỉ còn có thể nói là trời nuôi.
Anh đi thoát. Chị vừa nuôi con vừa tự kiếm sống. Ba năm qua, có tin tức của anh và có thùng đồ gửi về. Lần đầu tiên nhận được thùng đồ, cả xóm mừng. Mọi người xúm lại coi, trầm trồ. Phần thì bán, phần chị chia biếu cho những người tốt bụng với chị.
Căn nhà vẫn còn đó. Hàng ngày, chị ra vào với hai đứa con, vẫn đầy ắp hình ảnh của người chồng, người cha ở xa.
.
Anh vẫn gửi đều đặn về những thùng quà, dù càng về sau, thùng quà càng thưa, càng nhỏ đi. Lâu lâu kèm một lá thư ngắn ngủi hỏi thăm mấy mẹ con có khỏe mạnh không. Chị viết thư trả lời, đem hai đứa con đi chụp ảnh. Chị sửa soạn quần áo, trang điểm mặt mũi để có một tấm hình ba mẹ con thật ưng ý rồi gửi sang cho anh. Lúc nào chị cũng viết: "Em vẫn đưa ảnh của anh cho các con xem. Thằng Hai lúc nào cũng nói: "Con nhớ Bố, con muốn gặp Bố.". Chị chỉ dám viết như thế, mượn lời con để nhắc nhở, vào những năm đó, người ra đi đã bắt đầu làm bảo lãnh để đưa thân nhân sang Mỹ, diện được ưu tiên nhất là vợ con.
Anh cũng viết về:
"Anh cũng nhớ em và nhớ con. Nhưng đời sống ở Mỹ khó khăn lắm, anh còn phải làm việc kiếm tiền. Bây giờ anh chưa lo được cho mẹ con em."
Chị cũng viết qua:
"Anh đừng lo cho mẹ con em mà gửi quà nhiều. Em đi làm, tuy không khá nhưng cũng đủ nuôi con. Thằng Hai đã đi học."
Đi học được không phải dễ. Thời mà vợ của ngụy không thể xin được việc làm, con của ngụy bị đuổi học. Trong hồ sơ, hai đứa bé có điểm đen là con của Trung Úy ngụy, đã trốn thoát đi nước ngoài. Sỡ dĩ chị ở yên được là nhờ có thùng quà, nhờ có hàng xóm tử tế, con chị đi học được cũng nhờ móc ngoặc biếu xén từ trên xuống dưới.
Thư chị viết qua càng ngày càng dài, những lời tha thiết nhớ mong, những ân nghĩa vợ chồng, hai đứa con là tình yêu thủy chung chồng vợ. Chị không cần mong gì hết, đời sống bên Mỹ cực khổ, khó khăn cũng được, sướng chị cũng không màng, chỉ sao cho vợ chồng sum họp, cho hai đứa con có cha.
Hàng xóm cũng có người thắc mắc:
"Sao thằng hổng làm giấy tờ bảo lãnh. Ở xóm đã có người rục rịch chờ xuất cảnh rồi đó. Bây sao, thấy im re dzậy""
Chị cũng phải nói:
"Dạ, ảnh đang làm, nhưng chắc tại thiếu giấy tờ nên còn kẹt."
"Giấy tờ" Thiếu giấy gì. Muốn khai sinh thì có khai sinh, muốn giấy hôn thú, vợ chồng sống chung, bằng lái. .. Tiền. Tiền là có hết. Bây muốn để qua tìm chỗ chỉ cho. Người ta làm xong mới chung tiền, mấy chỗ lấy tiền trước gạt hông à."
Qua năm sau, mỗi năm chỉ còn một thùng quà. Thư cũng không có.
Chị cũng bắt đầu chột dạ. Thôi thì viết một lá thư, không úp úp mở mở nữa, để coi anh trả lời sao. Thư chưa viết thì có một việt kiều, trước là người trong xóm trở về thăm. Người này trước cũng là bạn của anh, chị mừng rỡ dắt hai đứa con đến thăm, may ra biết được tin chồng.
"Mèn ơi, chị Oanh đây sao. Bao năm mà thấy chị cũng hổng thay đổi nhiêu. "
"Thay đổi nhiều chớ anh, bị cực quá là cực, nuôi hai thằng này. .."
Một thằng đã lên mười bốn, một thằng mười một. Thằng Hai cao hơn em cả cái đầu. Có bầu thằng em còn mang thêm một cái bầu lo, hai cái bầu lấn nhau, thằng lớn không nổi, lẹt đẹt.
"Bên đó, anh có gặp ba mấy đứa hôn""
Người bạn chồng cắn môi, có chút bối rối.
"Ảnh khỏe hôn""
"Anh vẫn viết thư, gửi quà về cho chị chớ""
"Có, đều lắm. Nhưng thư thì lá nào cũng có mấy chữ. Chắc ảnh bận dữ. Nghe bên đó muốn có tiền cũng phải làm việc dữ thần phải không anh."
"Thì cũng vậy."
Ông già hàng xóm gật gật đầu:


"Thằng Tư biết hôn, con Oanh này nó tốt lắm. Hồi mới có thùng đồ, nó nghĩ tới cả xóm, không chừa một ai. Từ ngày thằng đi, nó một mực nuôi con, lo cho con. Con thật giỏi. Giữ được cái nhà cũng tray da tróc vảy, không dễ đâu nha."
Người bạn chồng trầm ngâm:
" Ở bên tui cũng ít gặp ảnh lắm. Bị hai đứa không ở cùng tiểu bang. Cũng không biết ảnh sống ra sao. Để kỳ này về, tui đi thăm ảnh rồi viết thư kể cho chị."
Chị không dám hỏi thêm. Biết anh vẫn sống, vẫn khỏe là chị mừng rồi. Dắt con về, đêm đó nằm giữa, hai đứa con hai bên, chị quay sang ôm đứa này rồi ôm đứa khác, như tìm chút hơi hám của chồng qua hai đứa con.
Nấy ngày sau, bà mẹ của người bạn Việt Kiều sang thăm chị.
"Oanh à, thiếm suy nghĩ goài, hổng biết có nên nói cho cháu nghe chiện này hôn" Thấy khó quá."
"Chiện gì, thiếm cứ nói. Thiếm  có gặp khó khăn gì hôn""
" Đâu có khó khăn gì. Thằng vừa về thăm, nó cũng mới cho thiếm chút tiền xài. Nhưng chiện cháu kìa."
"Cháu" Cháu sao""
"Thì. .. Hườm. Chiện thằng chồng của cháu. .."
Chị giật mình. Ảnh" Ảnh sao" Có chuyện gì không ổn. Lâu nay có thùng quà, không có thư. Anh có đau ốm, nằm nhà thương nhà nhớ gì không" Đừng, cầu xin trời Phật, đừng có cảnh đó xảy ra.
"Thôi, thiếm hổng nói nữa."
Chị rên rĩ:
"Thiếm ơi, có chiện gì thì thiếm cũng nói cho cháu biết, cháu. .. lo quá ."
"Biết. Cái mặt tái nhách kìa. Oanh à, chiện người đời mà. .. nghe rồi bình tĩnh nghe. Bây còn hai đứa con."
"Thiếm ơi, thiếm nói đại đi, vòng vo hoài con đứng tim con chết mất. Ảnh có sao hôn, thiếm""
Bà già thở ra:
"Thì nói. Thằng nó có vợ ở bên. Lâu rồi, từ hồi mới qua đảo, nó đã lượm một con. Thằng Tư kể..."
Làm gì mà bầu trời sập cái rầm vậy" Chị có giật mình, nhẹ thôi, rồi cứng ngắc như cục đá. Chỉ còn hai cái tai, nghe rất rõ:
"Oanh. Oanh à. Nghe thiếm nè, đừng, đừng. .."
Những sợi tóc mai như có ai bứt ra mà không thấy đau vì trái tim, buồng phổi, lá lách, tim mật đang đau, đang đau tới chai cứng. Mùi dầu gió xanh thoang thoảng, và cặp mắt trợn trừng, trắng dã đã chớp được.
"Mèn ơi, con này. .. Biết vậy hổng nói cho nghe. Nói cho nghe để đừng mắc lầm nữa, đàn ông khi nó bội bạc thì còn chiện gì để nói. Khi nó mê gái thì chiện gì nó hổng làm. Mày tỉnh lại đi thì qua mới nói cho mà nghe. Thằng nó kể. .."
Chị rùng mình. Tỉnh lại. Chị lắc đầu, làm như không tin., chưa tin. Rồi hai giòng lệ chảy ra được, chị nấc lên một tiếng, khóc òa. Khóc được thì sẽ chịu đựng được. Hai đứa con thấy mẹ khóc, xúm lại. Thằng nhỏ mếu máo:
"Mẹ ơi, đừng chết bỏ con."
Bỏ con. Không, làm sao chị bỏ con được. Chồng chị bỏ chị rồi chị bỏ con sao" Chị ôm lấy hai đứa con. Thằng lớn chửng chạc vuốt tóc me, đi lấy khăn lau mặt cho mẹ, rồi ôm mẹ:
"Mẹ ơi, mẹ có con, mẹ có tới hai đứa con."
Chị không cần nghe gì thêm.
.
"Con không muốn ở đây nữa. Con muốn đi."
Thằng con lớn lại muốn đi lúc nó mười bảy tuổi. Đã hết mùa vượt biên nhưng tới mùa du học. Chị lại bán đồ đạc, bán luôn cả căn nhà đang sống, chạy vạy, lo lắng cho con đi. Thằng con quyết chí nên cố gắng học hành, điểm cao, thi đâu lọt đó. Đến ngày đưa con lên phi trường, thằng nhỏ ôm mẹ:
"Con sẽ lo cho mẹ và em. Con sẽ cố gắng học hành. Xin mẹ yên tâm."
Chị nhớ lúc xuống ghe để ra tàu lớn, anh cũng ôm chị, cũng nói bằng giọng tha thiết, còn nhìn lên trời như ngầm một lời thề nguyện. Chị nuốt tiếng thở dài:
"Qua bên, con nhớ giữ gìn sức khỏe. Thôi con đi."
Chị cố nén dằn những cảm xúc. Để nó yên lòng, không vương vấn. Nơi xứ lạ, sẽ có nhiều cái làm nó mê say, vương vấn hơn, như bố của nó.
"Mẹ đừng buồn vì xa con nghe mẹ. Con sẽ lo cho mẹ, con không bao giờ quên mẹ."
Vậy mà cũng phải tới năm năm sau, thằng con mới bảo lãnh được cho mẹ và em. Nó đi học và có việc làm, hãng xin cho nó thẻ xanh rồi vô quốc tịch. Giấy tờ bảo lãnh thấy thì lâu, nhưng ngày tháng sao chóng vánh.
Ở Mỹ, ba mẹ con lại có một căn nhà mới, tiện nghi, sạch sẽ. Tới nơi, đúng dịp Tết Dương Lịch, chi gửi về một số tiền làm quà cho lối xóm. Chị cũng đi thăm bà già có con Việt Kiều, báo cho chị tin dữ, nay cũng đi sum họp với con trai. Và cũng chính bà cụ lại cho chị một tin mới:
"Mày nghe tin gì không Oanh. Thằng đang nằm nhà thương."
"Sao lại phải nằm nhà thương""
Lần này, mặt chị không tái xanh. Chị cũng không giật mình.
"Thì bệnh. Nó bịnh, con vợ bỏ. Nằm một mình trong nhà thương. Thằng Tư mới chở thiếm đi thăm nó cách tuần thôi. Thấy nó yếu lắm."
"Vậy sao""
"Oanh à. Nhân dịp mấy mẹ con qua tới, mầy dẫn mấy đứa vô thăm, dầu gì cũng cha tụi nó."
Rồi bà dí trán thằng Hai:
"Thằng này nè. Tệ lắm.Từ ngày nó qua, nó không hề tìm kiếm thằngcha nó. Thằng biết mà không dám tìm nó, sợ. .. Hổng biết tại sao sợ, cha mà sợ con có kỳ hôn."
"Bà ơi, cháu tệ đâu bằng ổng. Nếu không có mẹ cháu, tụi cháu còn sống tới ngày nay hôn, bà""
Lần này chị giật mình. Thằng con mới qua Mỹ bao nhiêu năm đâu, mà sao hòa nhập với lối sống, lối suy nghĩ quá Mỹ như vậy" Không được. Chị sẽ bằng mọi cách làm cho nó trở lại lối suy nghĩ của người Việt Nam, trong xóm làng Việt Nam.
Chị đi thăm anh.  Anh nằm bất động. Chỉ có đôi mắt còn mở ra nhắm lại, và đôi môi mấp máy. Nhưng anh nói gì chị cũng không thể nghe. Không nghe mà có thể hiểu. Anh hối hận. Anh nói lời xin lỗi. Trên khóa mắt anh tràn những giọt lệ. Một khuôn mặt nào lạ hoắc, già nua, rạc rày nhưng chị vẫn còn nhìn ra vài nét quen thuộc. Chỉ vài nét quen thuộc đó thôi mà lòng chị lại dạt dào những kỷ niệm của một thời.  Chị nói. Chị biết tai anh còn nghe.
"Tôi sẽ đem con tới cho chúng thăm anh."
Khuôn mặt của anh vẫn bất động. Nhưng trong hai hố mắt sâu thẳm, như nháy lên một tia sáng. Chị cúi xuống, thì thầm:
"Bây giờ anh không còn ai thì tôi và con sẽ tới chăm sóc anh."
Đôi môi anh rung lên. Sự xuất hiện của chị, giọng nói của chị như giúp anh hồi sinh, đẩy lui được lưỡi hái của tử thần.
Người y tá tới, yêu cầu chị ra ngoài để kiểm soát bệnh nhân. Khi đi ra, cô ta nói với chị:
"Bệnh của ông ta khả quan hơn, không hiểu tại sao. Mấy ngày trước tưởng không qua khỏi."
Chị rời bệnh viện vào lúc 7 giờ chiều. Những ngày cuối năm, trời tối rất mau. Chị đứng ở trạm xe bus, gọi điện thoại cho con tới đón. Thằng bé đậu xe, mở cửa.
"Mẹ đi thăm ai ở đây vậy""
Chi choàng tay lên vai con:
"Đi thăm ba con. Ổng đang nằm ở trỏng."
"Sao rồi, má""
"Có thể sống, nếu mẹ và con chăm sóc ông."
Đứa con ngồi vào tay lái. Xe vọt đi. Chị hỏi:
"Con có vào thăm ba không""
"Con không biết.:"
"Có hay không""
Thằng bé liếc nhìn mẹ trong kính xe.
"Có. Mẹ."
Lê Thuận An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,971,506
Xin thưa với bạn có hai cái "sai" ở tựa đề. Thứ nhất, Ông Mandino không phải là một thương nhân mà là tác giả của quyển sách có tựa đề trên. Thứ hai, "lắm của" ở trong quyển sách self-help này (ta thường gọi là loại sách tu thân), "The Greatest Salesman in the World", không chỉ có nghĩa là của cải
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon, Tôi được biết thêm chuyện và kể lại: Quen lâu năm, biết ông là
Nàng nghe có tiếng cửa mở, nhưng không để ý. Nàng nhìn đồng hồ đeo tay thấy năm rưỡi thì biết ngay là lão đã về. Nàng vừa cười vừa nói chuyện điện thoại, rồi nhìn lão hất hàm ra dấu cho lão biết có thức ăn trên bếp. Lại món gà kho, ngán quá. Lão đi vào phòng ngủ thay đồ, nghe loáng thoáng tiếng nàng trên điện thoại: "...vậy à"
Ngày còn nhỏ, tôi trông thật gầy gò, ốm yếu, tính tình lại nhút nhát lắm. Mẹ tôi sanh tôi thiếu tháng, chẳng biết sao mà hồi đó tôi lại sống được cũng lạ! Lớn lên một chút, chừng năm sáu tuổi, tôi đã biết thế nào là ăn đòn, vì bố tôi rất dữ đòn đối với con cái, một phần vì thích hàng xóm thấy mình dữ với vợ con, còn phần nữa thì tôi
Mẹ tôi năm nay 86, bắt đầu trở bệnh lãng trí nặng. Khi thì cụ thống trách đôi tay đôi chân vụng về, lẩy bẩy, vô dụng của mình. Khi thì cụ lộ vẻ hoảng hốt hoặc tự dằn vặt về những đổ vỡ, hư hại do sự "hoá đần độn" của mình gây ra. Khi thì cụ uất ức vật vã kêu khóc vì nhận ra giai đoạn tang thương cuối đời đã thực sự đến với mình rồi.
Tôi hỏi người bán vé: Từ đây đi Washington DC giá bao nhiêu và xe chạy mất mấy giờ và nếu tôi là người có tuổi thì bớt được bao nhiêu" Ngửng lên nhìn tôi, ông ta vừa bấm máy bán vé vừa trả lời: Ông được bớt còn 145.37 xu, còn nếu ông mua trước 7 ngày thì giá vé trong khoảng từ 80 đến 119 dollars tùy theo xa gần.
Lúc 12giờ đêm Lão Cát lai ra đi, một cái chết lặng lẽ cũng như cuộc sống vốn thầm lặng của Lão ! Bệnh viện F.V có lẽ là nơi Lão đến đó lần cuối trong chặng đường đời nhiều nổi truân chuyên, bộ óc bình dị đầy lòng nhân ái ấy đã thôi không còn thao thức trong quãng đời già nua ... Tôi viết câu chuyện này, tham dự cuộc thi
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Nhạc sĩ Cung Tiến