Hôm nay,  

Những Đóa Hoa Hồng Ngày Của Mẹ

17/05/201200:00:00(Xem: 172222)
Tác giả Bảo Trân tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết về nước Mỹ 2009 với bài “Con Bé”, chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu. Bài mới là chuyện nhà Ngày Của Mẹ 2012. Hình ảnh là nhân vật của bài viết.

Khi tôi đi dự lễ mừng Phật Đản về đến nhà thì thấy Đôn đang cắm cúi với mấy bông hồng ở một góc sa lông trong phòng khách.Thấy tôi thằng bé nhoẻn miệng cười hỏi:

- Sao bố má về sớm vậy?

Tôi không trả lời con mà hỏi lại:

- Bé đang làm gì đó con?

Từ lâu rồi tôi vẫn không bỏ được thói quen gọi Đôn là Bé, mặc dù, “thằng Bé” của tôi đã gần 28 tuổi, đã tốt nghiệp Luật Khoa, và đã đi làm hơn nửa năm rồi. Nhưng trong mắt tôi, Đôn vẫn mang hình ảnh một chú bé kháu khỉnh của ngày nào, lẫm chẫm chạy chơi trong family room, thỉnh thoảng chạy đến gần mẹ, dụi đầu vào ngực mẹ thì thầm - cho con mâm tí.

Đôn lườm tôi nói:

- Lại gọi Bé.

Tôi cười giả lả:

- Sorry, má quên, Đôn làm gì đó, cắt hoa của má hả?

Thằng bé ngượng nghịu đưa cho tôi xem cái hoa đang cầm trong tay:

- Con muốn làm 1 bình hoa cho má với mấy cái hoa trong vườn nhà mình trước khi má về, ai biết má về sớm vậy. 

image002

Hèn chi, hồi chúng tôi còn ở trên chùa Đôn đã gọi điện thoại hỏi chừng nào bố má về và có gì ăn trưa. Tôi đã bảo con hâm lại tô bánh canh nấu hôm qua ăn đi vì bố má sẽ ăn trưa ở trên chùa, xem ca nhạc một lúc rồi mới về. Nhưng sau đó thì tôi đổi ý về sớm không ở lại xem ca nhạc nữa. Chắc thằng bé không ngờ là tôi về sớm hơn dự định nên nhẩn nha ăn đến mãi bây giờ mới… cắm hoa cho má. Tôi nhìn những đóa hoa hồng bị cắt cụt lủn nằm lăn lóc dưới thảm hỏi con:


- Con cắt hoa ngắn như vậy thì làm sao mà… cắm?

Đôn lắc đầu:

- Con không cắm, con xâu hoa.

Tôi chợt nhìn thấy sợi giây đồng trong tay con, tôi kêu lên ngạc nhiên:

- Con xâu mấy cái hoa như vậy rồi làm sao nó… sống?

Đôn cười hì hì:

- Thì con đem tụi nó đi… tắm nước, con bắt chước làm như cái centerpiece của đám cưới bạn con tháng trước mà. Để con làm xong rồi má coi tụi nó có sống được không nghen.

Tôi lảng ra chỗ khác để cho con tự do… làm việc. Ngồi trong góc bếp tôi im lặng ngắm Đôn đang chăm chú xâu từng đóa hoa, bẻ cọng giây đồng. Nhìn đôi bàn tay to tướng của Đôn tỉ mỉ mân mê mấy cái hoa hồng nhỏ xíu tôi không cầm được nỗi xúc động đang trào dâng trong lòng. Con tôi dễ thương quá! Tôi cầm máy ảnh chạy u ra phòng khách, nhắm vào Đôn và mấy cái hoa nằm lăn lóc dưới chân ghế gọi con:

- Ngẩng lên, cười với má.

Đôn ngẩng đầu lên, tay vẫn cầm đóa hoa đang xâu dở dang, mỉm cười.

Treo mấy cái hoa vào trong bình, bẻ sợi dây đồng cong qua, lượn lại cho vừa ý rồi Đôn lấy từng ly nước đổ từ từ vào cho ngập đầy những đóa hoa hồng. Xong, thằng bé lễ mễ bưng bình hoa đưa cho tôi nói:

- Happy Mothers Day, má mi.

Tôi rưng rưng nước mắt, dụi đầu vào ngực con thì thầm:

- Thank you. I love you, baby.

Bảo Trân

Ý kiến bạn đọc
18/08/201223:22:48
Khách
I'm impressed you should think of sotmehing like that
18/08/201222:43:13
Khách
Finding this post has solved my prolebm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,854,155
Thế là chúng tôi đã định cư ở Mỹ hơn 16 năm rồi. Nhìn đứa con trai lớn đang ngồi trước máy điện toán chuẩn bị luận án tiến sĩ, nhìn vợ tôi và hai đứa con nhỏ của chúng tôi đang xem truyền hình và tán chuyện vui vẻ, tôi bùi ngùi nhớ đến những người bạn không may đã chết trong trại cải tạo hay đang cùng gia đình
Bài viết về nước Mỹ hôm nay do một tác giả từ trong nước: Bác sĩ Lê Đình Phương, sinh năm 1964 tại Huế, hiện là Bác sĩ khoa Nội thương, tại bệnh viện Pháp Việt   Sài gòn. Trong điện thư đầu tiên gửi Việt Báo, bác sĩ Phương gọi giải thưởng Viết Về Nước Mỹ   là “một cơ hội tuyệt vời để những người Việt trong nước
Kim đồng hồ chỉ hơn 12 giờ đêm mà khu vực sòng bài casino vẫn tấp nập người ra kẻ vô không ngớt. Bộ mặt sinh hoạt đỏ đen về khuya lại càng rộn ràng hơn. Người ta đến đây để đi tìm may rủi, hay nói theo kiểu người dân lao động là để giải quyết buồn chán mệt nhọc của những ngày làm lụng vất vả.
Bao nhiêu đạo sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ và thi sĩ đã ca ngợi tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam . Trước và sau biến cố 1975, từ Bắc vào Nam , họ đều tỏ lòng quý trọng những bà mẹ Việt Nam . Nào là mẹ hiền, mẹ đảm đang, mẹ chung tình..v..v... Tùy theo không gian và thời gian, việc tôn kính người mẹ Việt Nam
Phải ba tuần lễ sau khi dọn đến nhà mới chúng tôi mới có giường ngủ và bàn ghế, tủ kệ. Thật đúng câu mà tôi vẫn thường nghe người ta nói, "một lần dọn nhà bằng ba đám cháy". Cái gì các con tôi cũng muốn bỏ, muốn cho, vì "những thứ đó không thích hợp với căn nhà"! Tôi để mặc cho hai con chọn lựa đồ đạc theo ý chúng
Hơn 20 năm trước, trong cuộc chạy trốn từ Bắc vô Nam, người dân có nhiều thì giờ để quyết định; có sự trợ giúp của các tôn giáo, các tổ chức chính trị và các phương tiện chuyên chở của ngoại quốc. Giờ đây, cuộc di tản tuy quyết liệt nhưng âm thầm, bưng bít. Cha Hạnh nắm bắt được tình hình đen tối của miền Nam
Tháng Tư 1975, khi con cái lôi cha mẹ di tản, ông mới 45 tuổi, lòng còn lưu luyến cô bồ trẻ. Tháng Tư 2006, thành ông cụ goá 76 tuổi, cụ được con cái thu xếp cho về Việt Nam xem mặt vợ, một cô còn trẻ hơn cô bồ năm xưa. Đó là Chuyện Tháng Tư của Nguyễn Hữu Thời, một tác giả quen thuộc của Viết Về Nước Mỹ
Tác giả, theo bài viết cho biết, có học vị tiến sĩ vật lý, tại Hungary, thuộc viện khoa học Việt Nam, nguyên trưởng phòng nghiên cứu vật lý hạt nhân, từng đại diện VN ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử năng quốc tế (International Atomic Energy Agency) cộng tác nghiên cứu các phản ứng tổng hợp
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005, "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính” vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005- "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính”- vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Nhạc sĩ Cung Tiến