Hôm nay,  

Những Đóa Hoa Hồng Ngày Của Mẹ

17/05/201200:00:00(Xem: 172242)
Tác giả Bảo Trân tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết về nước Mỹ 2009 với bài “Con Bé”, chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu. Bài mới là chuyện nhà Ngày Của Mẹ 2012. Hình ảnh là nhân vật của bài viết.

Khi tôi đi dự lễ mừng Phật Đản về đến nhà thì thấy Đôn đang cắm cúi với mấy bông hồng ở một góc sa lông trong phòng khách.Thấy tôi thằng bé nhoẻn miệng cười hỏi:

- Sao bố má về sớm vậy?

Tôi không trả lời con mà hỏi lại:

- Bé đang làm gì đó con?

Từ lâu rồi tôi vẫn không bỏ được thói quen gọi Đôn là Bé, mặc dù, “thằng Bé” của tôi đã gần 28 tuổi, đã tốt nghiệp Luật Khoa, và đã đi làm hơn nửa năm rồi. Nhưng trong mắt tôi, Đôn vẫn mang hình ảnh một chú bé kháu khỉnh của ngày nào, lẫm chẫm chạy chơi trong family room, thỉnh thoảng chạy đến gần mẹ, dụi đầu vào ngực mẹ thì thầm - cho con mâm tí.

Đôn lườm tôi nói:

- Lại gọi Bé.

Tôi cười giả lả:

- Sorry, má quên, Đôn làm gì đó, cắt hoa của má hả?

Thằng bé ngượng nghịu đưa cho tôi xem cái hoa đang cầm trong tay:

- Con muốn làm 1 bình hoa cho má với mấy cái hoa trong vườn nhà mình trước khi má về, ai biết má về sớm vậy. 

image002

Hèn chi, hồi chúng tôi còn ở trên chùa Đôn đã gọi điện thoại hỏi chừng nào bố má về và có gì ăn trưa. Tôi đã bảo con hâm lại tô bánh canh nấu hôm qua ăn đi vì bố má sẽ ăn trưa ở trên chùa, xem ca nhạc một lúc rồi mới về. Nhưng sau đó thì tôi đổi ý về sớm không ở lại xem ca nhạc nữa. Chắc thằng bé không ngờ là tôi về sớm hơn dự định nên nhẩn nha ăn đến mãi bây giờ mới… cắm hoa cho má. Tôi nhìn những đóa hoa hồng bị cắt cụt lủn nằm lăn lóc dưới thảm hỏi con:


- Con cắt hoa ngắn như vậy thì làm sao mà… cắm?

Đôn lắc đầu:

- Con không cắm, con xâu hoa.

Tôi chợt nhìn thấy sợi giây đồng trong tay con, tôi kêu lên ngạc nhiên:

- Con xâu mấy cái hoa như vậy rồi làm sao nó… sống?

Đôn cười hì hì:

- Thì con đem tụi nó đi… tắm nước, con bắt chước làm như cái centerpiece của đám cưới bạn con tháng trước mà. Để con làm xong rồi má coi tụi nó có sống được không nghen.

Tôi lảng ra chỗ khác để cho con tự do… làm việc. Ngồi trong góc bếp tôi im lặng ngắm Đôn đang chăm chú xâu từng đóa hoa, bẻ cọng giây đồng. Nhìn đôi bàn tay to tướng của Đôn tỉ mỉ mân mê mấy cái hoa hồng nhỏ xíu tôi không cầm được nỗi xúc động đang trào dâng trong lòng. Con tôi dễ thương quá! Tôi cầm máy ảnh chạy u ra phòng khách, nhắm vào Đôn và mấy cái hoa nằm lăn lóc dưới chân ghế gọi con:

- Ngẩng lên, cười với má.

Đôn ngẩng đầu lên, tay vẫn cầm đóa hoa đang xâu dở dang, mỉm cười.

Treo mấy cái hoa vào trong bình, bẻ sợi dây đồng cong qua, lượn lại cho vừa ý rồi Đôn lấy từng ly nước đổ từ từ vào cho ngập đầy những đóa hoa hồng. Xong, thằng bé lễ mễ bưng bình hoa đưa cho tôi nói:

- Happy Mothers Day, má mi.

Tôi rưng rưng nước mắt, dụi đầu vào ngực con thì thầm:

- Thank you. I love you, baby.

Bảo Trân

Ý kiến bạn đọc
18/08/201223:22:48
Khách
I'm impressed you should think of sotmehing like that
18/08/201222:43:13
Khách
Finding this post has solved my prolebm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,943,716
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã được trao tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của bà là thành lập công ty consulting firm
Tác giả tên thật là Nguyễn Cảnh, cựu đại uý pháo binh VNCH, hiện là cư dân Garden Grove, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ. Gần đây, nhân vụ bão lụt New Orlean, Biloxi, ông có ôn lại việc cố tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jeffersson năm 1803 đã mua lại toàn bộ vùng Louisiana của Napoleon với giá 15 triệu
Vì chưa ở Mỹ bao lâu, chưa từng đi đâu ra khỏi SanJose, mặc dù cả nhà đều mong mỏi có ngày đến được Little Sài Gòn, thủ đô của người Việt tỵ nạn C.S. nhưng điều kiện chưa cho phép. Hôm nay tôi chỉ có thể đóng góp một bài viết về một chút kỷ niệm của tôi với những người Mỹ thời thơ ấu, gọi là đáp lại ân tình
Vợ đi làm về ngồi phịch xuống sofa, than vãn: - Không biết mắc cái chứng gì mà hôm nay tiệm em đông khách kinh khủng, làm em phải chạy tới chạy lui y như dzịt, bắt mệt . Chồng quàng vai vợ ra chiều thông cảm: - Tại vì đổi mùa cho nên người ta bịnh nhiều. Tiệm nào cũng vậỵ
Vì chưa ở Mỹ bao lâu, chưa từng đi đâu ra khỏi SanJose, mặc dù cả nhà đều mong mỏi có ngày đến được Little Sài Gòn, thủ đô của người Việt tỵ nạn C.S. nhưng điều kiện chưa cho phép. Hôm nay tôi chỉ có thể đóng góp một bài viết về một chút kỷ niệm của tôi với những người Mỹ thời thơ ấu, gọi là đáp lại ân tình
Karen N. Nguyen , sinh năm 1962, trưởng nữ trong một gia đình H.O., hiện là một dược sĩ, làm việc và cư trú tại Virginia . Cô đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng viết về nước My và đã được trao tặng một giải thưởng chính Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của một tác giả cư dân Virginia . Công việc của ông là phục vụ cộng đồng trong lãnh vực tư vấn. Ông đã góp cho Viết Về Nước Mỹ 4 bài viết: Buổi Chiều Rất Ngắn, Bình Hoa Tan Vỡ, Chân Dung Của Núi và Đôi Bạn Chân Tình. Mỗi bài một đề tài tiêu biểu: đồng tính, ngoại tình, tình dục, tình bạn
Huyền Thoại là bút hiệu khác của Thịnh Hương, một tác giả cư trú và làm việc tại San Jose, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài viết mới lần này của bà là truyện về phản ứng của một cô dâu với ông bố đã bỏ bê vợ con. “Ông ngoại không thương con,” Thảo khóc ngất. Cô úp mặt vào nệm ghế, vai cô rung
Khu shopping Senter có quán HO tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Nhất là buổi sáng có nhiều khách uống cà phê phải kéo ghế ra hàng ba ngồi. Thường ở đây quy tụ các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, họ quây quần ở đây để uống ly cà phê “bạc xỉu” -bạch tiểu, có nghĩa nhiều
Nhạc sĩ Cung Tiến