Hôm nay,  

Tôi Đi Bác Sĩ Chỉnh Gân

26/05/201400:00:00(Xem: 15224)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 4222-14-29632vb2052614

Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Đang hoàn tất một tác phẩm bằng Anh ngữ.

* * * *

Quái, tôi làm sao thế này? Cái cổ thì đau. Cái chân phải thì không nhấc lên được. Lúc cái chân phải mới bị đau tôi ráng tập đi bộ như tôi vẫn thường tập nhưng rồi đâu lại vào đấy. Vậy là phải đi Chiropractor thôi. Tôi gọi phone, lấy hẹn.

Đến nơi sau khi làm thủ tục tôi được bà bác sĩ chỉnh gân đưa vào phòng X quang để chụp hình dọc theo xương sống. Sau đó tôi ra ngoài chờ.

Tại đây tôi gập một bịnh nhân người Mỹ ông ta cho biết ông cũng bị khó chịu ở cổ do ông ta không chịu dùng gối mà cái nệm lại mềm nên đó là lý do tại sao ông ta bị đau cái cổ. Thật đúng là “Đồng bệnh tương lân.”

Phòng mạch này cũng khá đông khách. Cứ hết người này lại đến người khác thay nhau đến để bà bác sĩ cho chạy điện và sửa cái cổ.

Khỏang 15 phút sau bà ra hiệu cho tôi vào phòng X quang để coi phim chụp xương sống. Bà rất tỉ mỉ chỉ cho tôi chỗ cong của xương sống và giải thích lý do tại sao tôi bị đau ở chân.

Kế đó tôi theo bà ấy vào phòng kế bên bà bảo tôi nằm xấp người xuống cái giường rồi hai tay bà ta xoa vào đốt xương sống ở cổ, sau đó bà bảo tôi nằm nghiêng về phía bên phải và từ nâng đầu tôi lên. Bằng một động tác rất chuyên nghiệp bà ta lựa thế xoay cái đầu tôi như một trái banh và trong một lúc bất ngờ nhất bà ta vặn cổ tôi một cái thật mạnh. Cùng với động tác này là một tiếng nổ khô khan như một cành cây khô bị gẫy vang lên đánh “rốp” một cái tư nhiên tôi thấy cái đau giảm hẳn. Rồi bà ta bảo tôi nằm nghiêng về phía bên trái và bà ta cũng bẻ cổ tôi tương tự như với phía bên phải và một tiếng nổ “rốp” lại vang lên. Cuối cùng bà ta bảo tôi nằm ngửa để bà ta sửa đốt sống ngang thắt lưng. Lại một tiếng “rốp” nữa vang lên.

Nói chuyện trong lúc sửa soạn ra về bà ta cho biết chồng bà đã tham gia cuộc chiến Việt Nam và đóng ở Đà Nẵng. Tự nhiên tôi cảm thấy bà ấy có mối liên hệ tinh thần với tôi. Rất mau mắn tôi cho biết tôi đang trên đường hoàn tất tuyển tập của tôi thì bà ngỏ ý khi nào tác phẩm hoàn tất bà sẽ mua ủng hộ tôi một cuốn.

Ngay lúc đó cô thư ký cũng cho biết ba cô cũng tham gia cuộc chiến Việt Nam và hiện bị bịnh và cô cũng muốn giúp tôi trang trải chi phí bằng cách mua một cuốn. Được lời như cởi tấm lòng tôi hứa là khi xong tôi sẽ mang đến cho bà ta và cô thư ký mỗi người một cuốn.

Còn gì sung sướng bằng khi sách chưa xuất bản đã có người đặt mua. Như vậy cuốn sách của tôi tuy chưa ra mắt đã “bán non” được 12 cuốn trong đó có 10 cuốn do một người quen ở Greenville, SC ủng hộ và 2 cuốn do bà bác sĩ chỉnh gân và cô thư ký văn phòng nhận mua giúp.

Bà bác sĩ chỉnh gân xương này là khách quen của gia đình tôi. Thoạt đầu bà chữa cái cổ tay bị trặc cho con gái tôi sau đó đến lượt bà xã tôi và bây giờ thì đến lượt tôi. Các cụ ta thường nói “Có duyên thì gặp.” Câu nói ở cửa miệng này thật không sai chút nào.


Ngay ngày đầu tiên sau khi đi bác sĩ chỉnh gân về thì anh H. là anh bạn hàng xóm qua chơi. Tôi cho biết tôi mới đi sửa cái xương sống ở cổ về thì anh H. cho biết cách đây khá lâu anh bị người ta tông vào đuôi xe nên cái cổ bị khó chịu.

Anh cũng ngại đi bác sĩ vì cứ nghe người ta nói mổ cột sống là 5 ăn, 5 thua nên anh đành chịu đau chứ không dám đối diện với sự thật ê chề. Nay nghe tôi đi bác sĩ chỉnh gân nên anh cũng muốn đi xem sao. Thế là sáng hôm sau anh lái xe theo tôi đến phòng mạch của bà chiropractor để khám.

Khi anh H. được mời vào phòng để coi phim X-ray thì bà chiropractor cũng mời tôi vào coi luôn. Thì ra mấy đốt sống ở cái cổ của anh cũng bị cong như mấy đốt sống ở cái cổ của tôi. Hèn chi anh ảm thấy khó chịu là phải!

Tôi đi được 5 lần thì bà bác sĩ bảo tôi khỏi phải đi nữa trừ khi nào đau quá thì hãy phone cho bà ấy hay.

Tuy tôi đi lại bình thường rồi nhưng vẫn bị đau ở cái nhượng phía bên chân phải. Tôi phải tự “phục hồi” chức năng của cái chân bằng cách đi bộ mỗi ngày 1 giờ. Với 30 phút đầu tiên cái nhượng của cái chân bên phải rất “lì” vì mỗi khi tôi nhấc chân lên cảm giác đau đớn làm tôi muốn khóc. Nhưng cứ từng bước một cho đến phút thứ 31 thì cái nhượng chân phía bên phải phải nhượng bộ trước quyết tâm của tôi và không làm khó tôi nữa và để cho tôi bước những bước đi bình thường cho đến phút thứ 60.

Nước Mỹ với nhiều triệu xe hơi nên cũng có nhiều triệu tai nạn xe hơi đủ loại, đặc biệt loại tai nạn làm trật cột sống rất nhiều khiến các ông, bà chiropractor có việc làm dài dài.

Với nền y khoa tân tiến ở Mỹ thì khi đi chiropractor bịnh nhân không sợ gặp phải ông hay bà thầy dổm.

Trước tháng 7 năm 1954 khi tôi bị trật cái gân ở cổ tay thì tôi đến Ông Cự Thất ở Phố Hàng Điếu nhờ Ông chữa dùm. Ông giàu nên Ông chữa cho tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo miễn phí. Lần nào đến Ông cũng xoa và kéo cái cổ tay xong cho thuốc dặn về nhà bó với rượu trắng.Tổng cộng hai lần lần nào cũng khỏi.

Đến khi di cư vô Miền Nam Ông mở phòng mạch để chữa bịnh ở đường Gia Long xế rạp Minh Phụng chuyên chiếu phim Ấn Độ nhưng bịnh nhân phải trả tiền. Tấm long nhân ái của Ông vẫn không dời. Ông chữa miễn phí cho bịnh nhân nghèo tại Tịnh Độ Cư Sĩ ở đường Nguyễn tri Phương Quận 5 Chợ Lớn vào ngày Chủ Nhật.

Tôi là người có duyên nợ với Ông nên vô Nam rồi tôi lại bị trật cái cổ tay nữa và tôi lại đến để Ông trị cho tôi, dĩ nhiên là không mất tiền.

Trước khi đi HO-9 tôi bị trật cái cổ tay trái, kiếm mấy Ông Thày trong Chợ Lớn thì không hết. May sao anh chàng cháu vợ tôi chỉ cho tôi ông Thày người Hoa ở chợ An Đông. Ông Thày này dạy võ nên chỉ gặp Ông một lần là khỏi liền. Cách chữa của Ông mới thật thần kỳ, Ông bảo tôi nhìn đi chỗ khác chứ đừng nhìn vào cái cổ tay rồi Ông kéo một cái thật mạnh nghe cái rắc, thế là hết luôn! Bạn có tin không?

Trong hai Ông Thày Ông nào hay hơn? Ông theo Tây Y hay Ông theo Đông Y, tôi cũng không biết nữa. Xin để dành quý bạn đọc đánh giá!

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
04/06/201422:01:29
Khách
Chào Ông/ Bà Bao Bình
Rất tiếc là ông ấy chỉ ở trong túp lều ven đường nên làm gì có phone.Cám ơn .Mến
03/06/201412:19:24
Khách
Xin Ong lam on cho biet dia chi hoac so dien thoai cua Ong Thay Tau o cho An Dong. Cam on
01/06/201421:28:22
Khách
Thưa Quý LIệt Vị
Nếu quý vị ngụ tai Greenvillel,SC xin quý vị tới : Chandler Chiropractic Clinic,1109 S. Church Street. Phone (864)370-2200 (Kế khách sạn Ramadan phía bên trái đường Church. Cứ qua khỏi ngã tư nơi rẽ vào chỗ đóng thuế xe là tới).Nếu quý vị tới từ thứ Hai tới thứ Năm sẽ gặp bà Jeanne Mc Daniel Green là người đã trị cho tôi,Trân trọng cám ơn.


Nếu quý viị tới clinic từ ngày thứ Hai tới ngày thứ Năm thì sẽ gặp bà Dr.Jeanne MC Daniel Green là người đã trị bịnh cho tôi.
30/05/201411:50:22
Khách
Thua quy liet vi
Toi se goi dia chi nay cho quy vi sau.Cam on su quan tam cua quy vi.Tran trong
30/05/201402:30:18
Khách
Thua quy liet vi
Toi dang xa nha khi ve se goi cho quy vi.Cam on quy vi da hoi.Chuc quy vi suc khoe.Tran trong
29/05/201420:49:43
Khách
Tuyet Trinh
Chao Ong
Bai viet tuy ngan nhung rat hay va thuc te ,xin Ong vui long cho toi dia chi cua Ba Bac si va dien thoai
Cam on Ong nhieu lam
Tuyet Trinh
28/05/201411:53:12
Khách
Chao Ong
Se email on sau.Cam on Ong.Chuc Ong khoe.Men
28/05/201400:23:01
Khách
Lam on cho biet her name &address.Thanks.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,814,778
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Nhạc sĩ Cung Tiến