Hôm nay,  

Tôi Đi Bác Sĩ Chỉnh Gân

26/05/201400:00:00(Xem: 15225)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 4222-14-29632vb2052614

Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Đang hoàn tất một tác phẩm bằng Anh ngữ.

* * * *

Quái, tôi làm sao thế này? Cái cổ thì đau. Cái chân phải thì không nhấc lên được. Lúc cái chân phải mới bị đau tôi ráng tập đi bộ như tôi vẫn thường tập nhưng rồi đâu lại vào đấy. Vậy là phải đi Chiropractor thôi. Tôi gọi phone, lấy hẹn.

Đến nơi sau khi làm thủ tục tôi được bà bác sĩ chỉnh gân đưa vào phòng X quang để chụp hình dọc theo xương sống. Sau đó tôi ra ngoài chờ.

Tại đây tôi gập một bịnh nhân người Mỹ ông ta cho biết ông cũng bị khó chịu ở cổ do ông ta không chịu dùng gối mà cái nệm lại mềm nên đó là lý do tại sao ông ta bị đau cái cổ. Thật đúng là “Đồng bệnh tương lân.”

Phòng mạch này cũng khá đông khách. Cứ hết người này lại đến người khác thay nhau đến để bà bác sĩ cho chạy điện và sửa cái cổ.

Khỏang 15 phút sau bà ra hiệu cho tôi vào phòng X quang để coi phim chụp xương sống. Bà rất tỉ mỉ chỉ cho tôi chỗ cong của xương sống và giải thích lý do tại sao tôi bị đau ở chân.

Kế đó tôi theo bà ấy vào phòng kế bên bà bảo tôi nằm xấp người xuống cái giường rồi hai tay bà ta xoa vào đốt xương sống ở cổ, sau đó bà bảo tôi nằm nghiêng về phía bên phải và từ nâng đầu tôi lên. Bằng một động tác rất chuyên nghiệp bà ta lựa thế xoay cái đầu tôi như một trái banh và trong một lúc bất ngờ nhất bà ta vặn cổ tôi một cái thật mạnh. Cùng với động tác này là một tiếng nổ khô khan như một cành cây khô bị gẫy vang lên đánh “rốp” một cái tư nhiên tôi thấy cái đau giảm hẳn. Rồi bà ta bảo tôi nằm nghiêng về phía bên trái và bà ta cũng bẻ cổ tôi tương tự như với phía bên phải và một tiếng nổ “rốp” lại vang lên. Cuối cùng bà ta bảo tôi nằm ngửa để bà ta sửa đốt sống ngang thắt lưng. Lại một tiếng “rốp” nữa vang lên.

Nói chuyện trong lúc sửa soạn ra về bà ta cho biết chồng bà đã tham gia cuộc chiến Việt Nam và đóng ở Đà Nẵng. Tự nhiên tôi cảm thấy bà ấy có mối liên hệ tinh thần với tôi. Rất mau mắn tôi cho biết tôi đang trên đường hoàn tất tuyển tập của tôi thì bà ngỏ ý khi nào tác phẩm hoàn tất bà sẽ mua ủng hộ tôi một cuốn.

Ngay lúc đó cô thư ký cũng cho biết ba cô cũng tham gia cuộc chiến Việt Nam và hiện bị bịnh và cô cũng muốn giúp tôi trang trải chi phí bằng cách mua một cuốn. Được lời như cởi tấm lòng tôi hứa là khi xong tôi sẽ mang đến cho bà ta và cô thư ký mỗi người một cuốn.

Còn gì sung sướng bằng khi sách chưa xuất bản đã có người đặt mua. Như vậy cuốn sách của tôi tuy chưa ra mắt đã “bán non” được 12 cuốn trong đó có 10 cuốn do một người quen ở Greenville, SC ủng hộ và 2 cuốn do bà bác sĩ chỉnh gân và cô thư ký văn phòng nhận mua giúp.

Bà bác sĩ chỉnh gân xương này là khách quen của gia đình tôi. Thoạt đầu bà chữa cái cổ tay bị trặc cho con gái tôi sau đó đến lượt bà xã tôi và bây giờ thì đến lượt tôi. Các cụ ta thường nói “Có duyên thì gặp.” Câu nói ở cửa miệng này thật không sai chút nào.


Ngay ngày đầu tiên sau khi đi bác sĩ chỉnh gân về thì anh H. là anh bạn hàng xóm qua chơi. Tôi cho biết tôi mới đi sửa cái xương sống ở cổ về thì anh H. cho biết cách đây khá lâu anh bị người ta tông vào đuôi xe nên cái cổ bị khó chịu.

Anh cũng ngại đi bác sĩ vì cứ nghe người ta nói mổ cột sống là 5 ăn, 5 thua nên anh đành chịu đau chứ không dám đối diện với sự thật ê chề. Nay nghe tôi đi bác sĩ chỉnh gân nên anh cũng muốn đi xem sao. Thế là sáng hôm sau anh lái xe theo tôi đến phòng mạch của bà chiropractor để khám.

Khi anh H. được mời vào phòng để coi phim X-ray thì bà chiropractor cũng mời tôi vào coi luôn. Thì ra mấy đốt sống ở cái cổ của anh cũng bị cong như mấy đốt sống ở cái cổ của tôi. Hèn chi anh ảm thấy khó chịu là phải!

Tôi đi được 5 lần thì bà bác sĩ bảo tôi khỏi phải đi nữa trừ khi nào đau quá thì hãy phone cho bà ấy hay.

Tuy tôi đi lại bình thường rồi nhưng vẫn bị đau ở cái nhượng phía bên chân phải. Tôi phải tự “phục hồi” chức năng của cái chân bằng cách đi bộ mỗi ngày 1 giờ. Với 30 phút đầu tiên cái nhượng của cái chân bên phải rất “lì” vì mỗi khi tôi nhấc chân lên cảm giác đau đớn làm tôi muốn khóc. Nhưng cứ từng bước một cho đến phút thứ 31 thì cái nhượng chân phía bên phải phải nhượng bộ trước quyết tâm của tôi và không làm khó tôi nữa và để cho tôi bước những bước đi bình thường cho đến phút thứ 60.

Nước Mỹ với nhiều triệu xe hơi nên cũng có nhiều triệu tai nạn xe hơi đủ loại, đặc biệt loại tai nạn làm trật cột sống rất nhiều khiến các ông, bà chiropractor có việc làm dài dài.

Với nền y khoa tân tiến ở Mỹ thì khi đi chiropractor bịnh nhân không sợ gặp phải ông hay bà thầy dổm.

Trước tháng 7 năm 1954 khi tôi bị trật cái gân ở cổ tay thì tôi đến Ông Cự Thất ở Phố Hàng Điếu nhờ Ông chữa dùm. Ông giàu nên Ông chữa cho tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo miễn phí. Lần nào đến Ông cũng xoa và kéo cái cổ tay xong cho thuốc dặn về nhà bó với rượu trắng.Tổng cộng hai lần lần nào cũng khỏi.

Đến khi di cư vô Miền Nam Ông mở phòng mạch để chữa bịnh ở đường Gia Long xế rạp Minh Phụng chuyên chiếu phim Ấn Độ nhưng bịnh nhân phải trả tiền. Tấm long nhân ái của Ông vẫn không dời. Ông chữa miễn phí cho bịnh nhân nghèo tại Tịnh Độ Cư Sĩ ở đường Nguyễn tri Phương Quận 5 Chợ Lớn vào ngày Chủ Nhật.

Tôi là người có duyên nợ với Ông nên vô Nam rồi tôi lại bị trật cái cổ tay nữa và tôi lại đến để Ông trị cho tôi, dĩ nhiên là không mất tiền.

Trước khi đi HO-9 tôi bị trật cái cổ tay trái, kiếm mấy Ông Thày trong Chợ Lớn thì không hết. May sao anh chàng cháu vợ tôi chỉ cho tôi ông Thày người Hoa ở chợ An Đông. Ông Thày này dạy võ nên chỉ gặp Ông một lần là khỏi liền. Cách chữa của Ông mới thật thần kỳ, Ông bảo tôi nhìn đi chỗ khác chứ đừng nhìn vào cái cổ tay rồi Ông kéo một cái thật mạnh nghe cái rắc, thế là hết luôn! Bạn có tin không?

Trong hai Ông Thày Ông nào hay hơn? Ông theo Tây Y hay Ông theo Đông Y, tôi cũng không biết nữa. Xin để dành quý bạn đọc đánh giá!

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
04/06/201422:01:29
Khách
Chào Ông/ Bà Bao Bình
Rất tiếc là ông ấy chỉ ở trong túp lều ven đường nên làm gì có phone.Cám ơn .Mến
03/06/201412:19:24
Khách
Xin Ong lam on cho biet dia chi hoac so dien thoai cua Ong Thay Tau o cho An Dong. Cam on
01/06/201421:28:22
Khách
Thưa Quý LIệt Vị
Nếu quý vị ngụ tai Greenvillel,SC xin quý vị tới : Chandler Chiropractic Clinic,1109 S. Church Street. Phone (864)370-2200 (Kế khách sạn Ramadan phía bên trái đường Church. Cứ qua khỏi ngã tư nơi rẽ vào chỗ đóng thuế xe là tới).Nếu quý vị tới từ thứ Hai tới thứ Năm sẽ gặp bà Jeanne Mc Daniel Green là người đã trị cho tôi,Trân trọng cám ơn.


Nếu quý viị tới clinic từ ngày thứ Hai tới ngày thứ Năm thì sẽ gặp bà Dr.Jeanne MC Daniel Green là người đã trị bịnh cho tôi.
30/05/201411:50:22
Khách
Thua quy liet vi
Toi se goi dia chi nay cho quy vi sau.Cam on su quan tam cua quy vi.Tran trong
30/05/201402:30:18
Khách
Thua quy liet vi
Toi dang xa nha khi ve se goi cho quy vi.Cam on quy vi da hoi.Chuc quy vi suc khoe.Tran trong
29/05/201420:49:43
Khách
Tuyet Trinh
Chao Ong
Bai viet tuy ngan nhung rat hay va thuc te ,xin Ong vui long cho toi dia chi cua Ba Bac si va dien thoai
Cam on Ong nhieu lam
Tuyet Trinh
28/05/201411:53:12
Khách
Chao Ong
Se email on sau.Cam on Ong.Chuc Ong khoe.Men
28/05/201400:23:01
Khách
Lam on cho biet her name &address.Thanks.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,822,017
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Nhạc sĩ Cung Tiến