Hôm nay,  

Góp Nhặt Niềm Vui

22/08/201500:00:00(Xem: 15710)
Tác giả: Phương Hoa
Bài số 3605-17--30195vb7082215

blank
Tác giả Phương Hoa.

Tác giả định cư tại Mỹ từ 1994, vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo dạy trẻ tại Marrysville Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Viện Bảo Táng Của Những Người Lính Bị Bỏ Quên" tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

* * *

blank
Tác giả tại nơi Họp Mặt và trao giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015 cho tác giả Orchid Thanh Lê.

Vừa từ Nam Cali bay về, sau họp mặt Việt Báo Viết Về Nước My, tôi biết mình lừ đừ, nhưng trong lòng lại tràn đầy niềm vui.

Email các bạn trong nhóm Việt Bút tới tấp bay về. Âm thanh niềm vui của những buổi tiền họp mặt và buổi lễ như còn vang vọng đâu đây. Cộng vào chuyến ghé thăm thân tình tại toà soạn Việt Báo trên đường ra phi trường hồi trưa này vẫn còn... nóng hổi.

Quả thật là buổi lễ phát giải VVNM 2015 đã thành công rực rỡ. Những người bạn tôi mời đi dự lần đầu đã cảm thấy rất thú vị và ngạc nhiên vì số người tham dự quá đông, đến trên bốn trăm khách. Ngoài chương trình phát giải, tiếng hát Khánh Ly, Thương Linh và ban nhạc quá hay. Nhiều người khen nhà hàng phục vụ tốt, các món “ăn chơi” trong khi chờ đợi dinner, ngoài chả luạ, chả giò, pho mát… đặc biệt còn có món xôi gấc ngon tuyệt.

Xin được phép chia sẻ với quý vị niềm vui tràn đầy này, cũng là để “tạ tội” với ông xã của tôi vì đã "đi hoang" một mình mà về cứ im thin thít, lại trốn biệt trong phòng ôm cái cell coi mail. Lỡ coi thì không thể không viết, mà viết bằng cái cell chắc khó viết cho đủ. Thôi thì được đến đâu hay đó.

Kết quả Viết Về Nước Mỹ năm nay cho thấy là Cali thắng lơ´n. Nguyễn Trần Phương Dung, người viết "Thế Hệ Gạch Nối," giải chung kết 2011, tuy kẹt chuyện miền Bắc không xuôi Nam được nhưng khi biết kết quả các giải thưởng, đã phấn khích kêu lên trong một email cho Việt Bút, "Năm nay Cali ép người quá đáng" vì đã lượm hết mấy cái giải thưởng chính. Cách đùa vui làm ra vẻ hào hiệp công bình cố dấu tính phe ta hể hả của Phương Dung làm tôi mỉm cười.

Chương trình Viết Về Nước Mỹ có từ năm 2000. Tuy chỉ mới viết bài tham dự vài ba năm nay, nhưng “nghiên cứu” kỹ về VVNM, tôi biết người trúng giải số 1 năm đầu tiên là tác giả Nguyễn Văn Luận, một cư dân Massachusetts. Mười lăm năm tiếp theo, trong số những tác giả nhận các giải chính --thường được gọi đùa là hoa hậu, á hậu-- có ông phó Nguyễn Duy An của National Geographic tại Washington DC; có Linh mục Nguyễn Trung Tây ở mãi vùng sa mạc Úc Châu, Anne Khánh Vân ở Virginia. Thêm nhiều tác giả khác tới từ các tiểu bang xa như Mimosa Phương Vinh, Tennessee, Phan từ Texas, Thụy Nhã từ Utah... Năm trước, tôi nhớ còn có “á hậu” Trần Du Sinh, nghe nói đã bay từ Nhật về nhận giải.

Nhưng, của đáng tội, nhìn cái list sao mà thấy... đã con mắt vô cùng! Năm nay, giải Việt Bút Trùng Quang về tay Khôi An. Giải số I Quán Quân, thường được gọi đùa là Hoa Hậu, thuộc về Orchid Thanh Lê, giải “Á Hậu” I chạy vào Phùng Annie Kim, giải “Á Hậu” II rơi nhằm Philato. Đã vậy, nhiều giải Danh Dự còn rớt trúng các tác giả Nguyễn Hữu Thời, H. Tịnh, Huỳnh Thanh Sơn... Hầu hết các "đại tân khoa" đều là dân của miền tây nắng ấm.

Hèn gì, một tác giả bạn ở tiểu bang khác nói với tôi hôm lễ phát giải, "Sao Cali nhiều người trúng quá vậy?" Tôi trả lời bạn, “Không chỉ Cali đâu, các hoa hậu á hậu Viết Về Nước Mỹ gồm nhiều tiểu bang khác, có người còn ở tận bên Úc. Tuy người viết năm nay là dân Cali, nhưng cả ba bài thắng giải đều là chuyện xảy ra ở các tiểu bang khác, từ Oklahoma, Texas tới Virginia. Chẳng qua vì dân Việt Cali đông hơn nên lấn sân mà thôi.”

Từ năm 2000, chương trình Viết Về Nước Mỹ đã được tuyên dương tại Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ như một phần di sản văn hoá của người Mỹ gốc Việt. Năm nay, ông Dân biểu liên bang Alan Lowenthal còn báo thêm tin vui là bộ sách Viết Về Nước Mỹ sẽ được chính thức lưu giữ và phổ biến tại Thư Viện Quốc Hội Mỹ.

Sách Viết Về Nước Mỹ hiện đã 18 cuốn. Cuốn mới nhất, Viết Về Nước Mỹ 2015, mang dấu ấn 40 năm, 40 lần tháng Tư. Ra đi từ sụp đổ, tang tóc, tan nát, vượt qua 40 năm đầy khó khăn để có được hôm nay, thật là một phép lạ.

Từ các bài viết trong sách tới hình ảnh buổi họp mặt, biết bao nhiêu xúc động. Bác Huỳnh Thanh Sơn, 84 tuổi, là vị tác giả cao niên nhất của giải thưởng năm nay, cho biết ông đã viết bài đúng vào phút giao thừa, rồi viết không ngừng suốt ba ngày nguyên đán năm Mùi, chỉ vì năm thứ 40 rồi, không thể không nhớ.

Ngày 30 tháng Tư, đã là đề tài nhiều bài viết về nước Mỹ đọc mà đứt ruột. Phần cuối lễ phát giải năm nay là những giây phút khó quên, ngay từ đoạn phim giới thiệu các bài viết.

Bắt đầu từ hai giải á hậu. “Giọt máu rơi của Người Lính Chết Trẻ” do Phùng Annie Kim là chuyện về nắm xương vô danh của những tử sĩ trận Hạ Lào được mang về Viện Bảo Tàng Báo Chí tại Thủ Đô nước Mỹ. Nhà thơ Du Tử Lê, khi trao giải “tác phẩm á hậu” đã nói lời tán thưởng hiếm có, rằng chính bài viết, người viết, như những viên gạch quí góp cho Viết Về Nước My, đã biến chương trình này thành một “tượng đài chữ nghĩa” của lịch sử người Việt hải ngoại.

Giải tác giả á hậu năm nay được trao cho tác giả Philato, với bài “Nghé Tìm Trâu.” Đây là chuyện người thật việc thật: một luật sư gốc Việt tại Texas đi tìm những người lính già năm xưa để biết về ông bố biệt động quân đã hy sinh năm xưa, khi anh mới sinh được ba tháng. Tác giả bài viết từng là Tiểu Đoàn Trưởng Trâu Điên thời Mậu Thân, Đại Úy Tô Văn Cấp. Người trao giải là giám khảo VVNM Bồ Đại Kỳ, một cựu đại tá QLVNCH. Bốn mươi năm sau cuộc chiến, dù không còn quân phục cũng chẳng còn lon lá, “anh Ba Tô” đã bất ngờ dậm chân chào kính kiểu nhà binh khi thấy “anh Sáu Bồ” xuất hiện. Hình ảnh hai người lính già chào nhau theo quân cách làm tất cả xúc động.

Giải Chung Kết Viết Về nước Mỹ năm nay được trao cho Orchid Thanh Lê, với bài “Trả Lại Tên Cho Người Bị Mất Tên.” Đây là câu chuyện 40 năm đầy ý nghĩa cho cả người Việt lẫn người My. Hồi tàn cuộc chiến, một chiến sĩ không quân VNCH tử nạn khi giúp tìm lính Mỹ mất tích. Tháng Tư 1975, Bộ Tư Lệnh Mỹ quyết định truy tặng huy chương ghi công người tử sĩ nhưng chưa kịp thực hiện. Nhiều biến động sau đó khiến hồ sơ thất lạc. Kết quả là trên bảng tuyên dương tại văn phòng MIA bao năm qua, chỗ dành cho người tử sĩ VNCH chỉ là một ô trống vô danh. Thấy tình trạng này, Orchid Thanh Lê, cô giáo tiến sĩ dạy ngôn ngữ văn hóa Việt cho đội ngũ MIA thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ đã tự nguyện giúp tìm lại được các nhân chứng và gia đình người chiến sĩ bị mất tên. Và sau nhiều nỗ lực, đúng 40 năm sau, một ngày Tháng Tư 2015, lễ gắn tên và trao huy chương cho gia đình Cố Trung Sĩ VNCH Nguyễn Văn Hải đã chính thức được tổ chức tại Văn Phòng MIA ở Hoa Thịnh Đốn.

Phát biểu khi nhận giải, tác giả Orchid Thanh Lê nói có hai tổ chức bất vụ lợi của người Việt mà cô kính trọng nhất, đó là chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ lo cho văn hóa lịch sử của người Việt hải ngoại, và Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh VNCH tại Việt Nam. Và “hoa hậu Viết Về Nước Mỹ 2015” loan báo là với lòng biết ơn, cô quyết định hiến tặng Giải thưởng Việt Báo và Hội H.O. Cứu Trợ toàn bộ ngân khoản 10,000 mỹ kim giải chung kết năm nay.

Theo lệ làng vui của Viết Về Nước Mỹ, hai tác giả giải chung kết năm cũ năm mới có màn bên nhau khi trao giải và tôi thấy mình thật xúc động và vinh dự khi trao giải năm naycho “đương kim hoa hậu.” Chúc mừng Orchid và cám ơn Việt Báo.

Lễ phát giải ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ hàng năm không chỉ là một chương trình họp mặt hiếm có mà còn đầy tình nghĩa, nhờ các tác giả VVNM trong nhóm Việt Bút là cư dân Nam Cali dành cho những người từ xa về sự đón tiếp nồng hậu, chu đáo.

Sài Gòn Chương Vũ ông "chủ xị" bữa tiệc "Pre- tiền họp mặt" tối thứ Bảy đã gửi email "Lưu luyến chia tay." Thật khó quên món bún "Chả Cá Lã Vọng" của đất Thăng Long do chính tay Chương Vũ nấu mà người viết được may mắn thưởng thức lần đầu tiên.

Rồi “làm sao mà quên được” ngôi nhà xinh đẹp có vườn trước vườn sau của Phùng Annie Kim, nơi họp mặt trưa Chủ Nhật, chỉ mấy tiếng đồng hồ trước khi lễ phát giải bắt đầu. Món bún riêu Huế chính tông lại do nhóm bạn nói đủ giọng Sài Gòn Hà Nội Huế cùng nấu. Có lẽ nhờ vậy mà bún ngon hết sẩy.

Và, làm sao mà quên được cảnh tác giả Song Lam về từ miền Đông, đứng lên bày tỏ tấm lòng "Dù không thắng giải trong năm nay nhưng SL cảm thấy mình đã thắng một cái giải thật to, đó là giải tình bạn của nhóm Việt Bút! Các bạn làm cho lòng tôi như nở hoa, như sống lại một thời trẻ xưa. Tôi rất cám ơn Việt Báo VVNM!"

Họp mặt Viết Về Nước Mỹ hàng năm, những người đi dự rộn rịp đã đành, những người không đi được cũng xôn xao cùng các bạn. Các tác giả Chú Sáu Steve Brown, Thanh Mai, Phương Dung... Và nhiều người khác cũng gửi thư chía sẻ niềm vui cùng cả nhóm.

Họp Mặt Viết Về Nước Mỹ hàng năm cũng là cơ hội để gặp lại những người thân quen đã biệt tăm rất lâu. Với riêng tôi, trong ngày họp mặt VVNM 2015, tôi có niềm vui là gặp lại người bạn thời Tiểu Học tôi tình cờ tìm được.

Sau cùng, những niềm vui trong ngày họp mặt VVNM 2015 thì vô cùng, khó mà kể cho đủ khi viết bằng cái cell phone. Tôi ước mong quí bạn đọc, bạn viết tham gia Viết về Nước Mỹ sẽ ngày càng đông hơn. Và nói như nhà thơ Du Tử Lê, “tượng đài chữ nghĩa” của lịch sử người Việt hải ngoại sẽ ngày càng vững bền để chào đón các thế hệ tương lai.

Phương Hoa

Ý kiến bạn đọc
20/10/201516:56:47
Khách
Bài viêt doc sao vui quá . Güi lòng ái mô t/g PH
31/08/201523:52:17
Khách
Annie à! Tới luôn đi bác tài! Đi Bắc một chuyến chơi nghe. Bọn này đang định họp mặt ...quậy trên này một bữa cho đã đời vì hôm truớc xuống đó chơi chưa đã. Hihihi
Thân mến
Phương Hoa
28/08/201502:52:41
Khách
Chào chị Ba PH và quý em ID, Donut cùng các anh chị em VB
Đọc bài của chị PH rồi mà em vẫn còn ngơ ngẩn , lâng lâng niềm vui họp mặt VB khi nhớ những kỷ niệm ba buổi vui chơi của nhóm mình.
Nghe ID khao bún riêu , bánh xèo gi đó cũng muốn bò SJ lên chơi một cú, quậy nhà IDHoa tím tím nở chưa ID?
Annie nhắm mắt lại vẫn hình dung nụ cười của ID.
Annie
27/08/201513:08:07
Khách
Bạn Joseph thân mến,
Cám ơn bạn đã đọc bài. Nuớc Mỹ luôn có những điều kiện tốt nhất giúp người dân trở lại trường học bất cứ khi nào và bất cứ độ tuổi nào. Cám ơn bạn đã nhắc, sẽ có bài viết chia sẻ về việc này khi có thời gian.
Chúc bạn luôn vui
Thân mến,
Phương Hpa
26/08/201501:00:32
Khách
Chào cô giáo Phương Hoa. Nếu có dịp cô giáo có thể cho 1 bài viết chia sẻ kinh nghiệm đi học lại ở đây 1 cách chi tiết hơn cho em cháu học hỏi. Làm cách nào mà cô có thề vượt qua những khó khăn trong cuộc sống (và cân bằng giữa gia đình, công việc, và việc học) để theo học 1 ngành mà tiếng Anh chằng chịt như thế. Cách học của cô làm sao để đạt được kết quả tốt nhất.
25/08/201503:13:28
Khách
Chào anh Tràn Đình Đức và donut,
Hẹn gặp các vị tại nhà Iris nhé
Quý mến
Phương Hoa
24/08/201507:38:28
Khách
Chị Phương Hoa thân mến,
Rất vui khi được gặp mặt và trò chuyện cùng chị cũng như biết chị ở miền Bắc nhưng cách San Jose hơn 2 tiếng lái xe. Đã nhận được email của chị Thịnh Hương và Iris. Hy vọng sẽ gặp lại chị vào ngày Chủ Nhật sau Labor Day.
24/08/201504:17:12
Khách
Hôm nay donut mới ngã lưng sau 12 tiếng lang thang "lụm bạc cắc" chợt nhớ tới VB nên lên đây làm "home work" đọc được bài này Donut thắc mắc sao HH Phương Hoa có trí nhớ tốt quá chừng chừng, ganh tỵ quá đi à.
23/08/201505:25:20
Khách
Nghỉ sao được chị! Cánh Bắc ẵm quá chời giải lớn giải nhỏ. ÍD chẳng viết chữ nào còn được gọi lên (lãnh hộ Vi Lam) nữa kìa! Phải ăn khao ăn mừng tưng bừng, lấy sức cho năm tới chứ :)
23/08/201502:34:02
Khách
Chào anh Trần Đình Đức,
Rất vinh dự đụoc ngồi cùng bàn với anh và có dịp nhận ra mình là... Đồng hương trên cánh Bắc Cali. Hiên nay IRis và nhóm VB Bắc đang tìm số đt của anh để bàn tính chuyện họp mặt chung vui "Hậu VB" tại nhà Iris đó.

Iris thương,
Ủi chời! Mệt mỏi rề rề sao không nghỉ duõng sức mà đã vội lo sắp xếp cái vụ ...tiệc tùng cánh Bắc nữa :)
Hẹn gặp mọi người nhé,
PH



I
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,134,908
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Nhạc sĩ Cung Tiến