Hôm nay,  

Họp Mặt Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ XVI Và Dấu Ấn 40 Năm 2015-1975, Ra Đi Từ Sụp Đổ Tan Nát...

22/08/201515:46:00(Xem: 13515)

Hinh Cat BanhACắt bánh mừng Họp mặt phát giải thưởng và sách Viết Về Nước Mỹ 2015. Từ phải, Phùng Annie Kim, Trương Ngọc Bảo Xuân, Orchid Thanh Lê, Nhã Ca, Khôi An, và Hòa Bình.

Họp mặt phát giải thưởng và sách Viết Về Nước Mỹ 2015 đã diễn ra trân trọng mà thân tình tại nhà hàng Moon Light, Westminster City, Nam California, vào chiều Chủ Nhật, 16 tháng 8 năm 2015, với sự tham dự của 400 quan khách gồm quí vị dân cử Việt Mỹ, văn nghệ sĩ, các tác giả Viết Về Nước Mỹ và thân hữu bảo trợ.

Nha_THuyNhã Ca, “Bốn mươi năm. Bắt đầu lại chính mình từ dưới số không. Và rồi... Hơn một thế hệ đã lên đường." 


"Họp mặt Việt Báo 2015, cũng như bộ sách hàng ngàn người cùng Viết Về Nước Mỹ, cuốn thứ 18 được ra mắt hôm nay, mang dấu ấn 40 năm của người Việt tự do ra đi từ sụp đổ, tan nát...“ Đó là lời nhà văn Nhà Ca, chủ nhiệm sáng lập Việt Báo đã nhấn mạnh khi chào mừng quan khách.

2 Nghia-TuNguyễn Xuân Nghĩa và Trần Dạ Từ báo tin vui: Viết Về Nước Mỹ vào tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu. Đã tới lúc có thể nhường bước...

Chương trình Viết Về Nước Mỹ (Writing on America) đã chính thức bắt đầu vào dịp 30 tháng 4 năm 2000. Liên tục 16 năm, mỗi ngày Việt Báo đều có bài viết mới. Tất cả đang được tiếp tục phổ biến trên Việt Báo online. Quốc Hội Hoa Kỳ vinh danh "Mười Năm Viết Về Nước Mỹ" vào ngày 28 tháng 7 năm 2010.

1 Lou CorreaCựu Thượng Nghị sĩ Lou Correa.

Phát biểu tại cuộc họp mặt, Cựu Thượng Nghị Sĩ California Lou Correa, đã ca ngợi "Viết Về Nước Mỹ là bộ sách lịch sử sống mà thế hệ cha ông người Việt để lại cho các thế hệ tương lai."

1 BaoXuan-Dan bieu Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal trao bảng vinh danh Viết Về Nước Mỹ tới tác giả giám khảo Trương Ngọc Bảo Xuân.

Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal đã trao bảng vinh danh Việt Báo các tác giả Viết Về Nước Mỹ. Ông nói khi trở lại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 10 tháng 9 tới đây ông sẽ tường trình trước Quốc Hội về buổi sinh hoạt của chương trình Viết Về Nước Mỹ năm nay và lưu hồ sơ của Quốc Hội. Ông cũng cho biết bộ sách Viết Về Nước Mỹ 18 cuốn đã chính thức được đưa vào Thư Viện Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ.

Khanh Ly_Nate LightKhánh Ly hát “Gội Đầu: 
Gội sạch nhé
Gội cho ngày sau
Nhìn ra nhau...
















2_ThuongLinhA
Thương Linh hát Bay:
Bay ngay hôm nay’
Bay ngay trong đời này
















Sau lời chào mừng của nhà văn Nhã Ca, là phần trao các giải thưởng Viết Về Nước Mỹ gồm 10 Giải Đặc Biệt, 7 Giải Danh Dự, 1 Giải Việt Bút Trùng Quang, 1 Giải Vinh Danh Tác Phẩm, 1 Giải Vinh Danh Tác Giả, và 1 Giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả-Tác Phẩm.

1 Dac biet OK_tHuyGiải đặc biệt gồm các tác giả: Y Châu nhận giải từ Chủ Bút Việt Báo Phan Tấn Hải; Kim Phượng Newman nhận giải từ Cô Thúy Võ Đặng, Director of UCI Libraries Orange County and Southeast Asian Archive Center. Tác giả Màu Xanh Nhỏ nhận từ Nghị viên Westminster Tyler Diệp. Các tác giả: Lê Minh Nguyên nhận giải từ Dược sĩ Hằng Trần. Sao Nam Trần Ngọc Bình nhận giải từ Nghị viên Garden Grove Phát Bùi. Trần Kim Bằng nhận giải từ giám khảo Nguyễn Viết Tân. Và Trần Đình Đức. nhận giải từ Cô Kristen Phạm, Store Manager của Wells Fargo Bank.

1_6 giai Danh DuTrong số 7 tác giả nhận Giải Danh Dự, Thị Trưởng Westminster Trí Tạ trao giải cho tác giả Nguyễn Thị Thêm; “hoa hậu VVNM 2004” Nguyễn Văn Hưởng trao giải cho tác giả Ngô Đình Châu; “Á hậu 2014” Trần Du Sinh trao giải cho tác giả Nguyễn Hữu Thời; “Hoa hậu 2009”û Phạm Hoàng Chương trao giải cho tác giả Hứa Tịnh; anh Dũng của Công Ty Tây Hồ trao giải cho tác giả Huỳnh Thanh Sơn; và Tammy Trần đại diện của Edison International trao giải cho tác giải Phi Yên.

Du Tu LeDu Tử Lê: "Viết Về Nước Mỹ, đã trở thành một 'tượng đài chữ nghĩa' của lịch sử người Việt hải ngoại." 


Trong số những người đến sớm nhất của buổi chiều họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm 2015 là anh chị Nguyễn Văn Hồng và Nguyễn Thị Thái, về từ San Jose. Cả hai cùng bày tỏ sự tán thưởng với chương trình Viết Về Nước Mỹ.

Thuy TrinhThụy Trinh thân quen với chương trình Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm.

Tác giả Huỳnh Thanh Sơn, cư dân của thành phố Westminster, năm nay 84 tuổi là người lớn tuổi nhất nhận giải thưởng Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015. Ông Sơn cho biết trước năm 1975 là Trung Tá Bộ Binh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, làm chỉ huy trưởng hành quân của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV đóng tại Cần Thơ. Ông đi tù cộng sản 10 năm. Ông nói thường đọc báo giấy Viết Báo mỗi ngày. Theo tác giả Huỳnh Thanh Sơn, chương trình Viết Về Nước Mỹ là một sáng kiến rất hay tạo cơ hội, tạo miếng đất lành để cho mọi người có khả năng viết được có thể giải bày tâm sự và lưu lại cho con cháu thu thập kinh nghiệm. Ông cho biết tất cả những người ông quen biết mà có đọc Viết Về Nước Mỹ đều khen ngợi chương trình này.

Nguyen Tuong HuyMC Trần Tường Huy.

Tác giả Hứa Tịnh, sống ở thành phố Garden Grove, chia xẻ về nỗi đau và kinh nghiệm nuôi con có chứng tự kỷ. Vì chính bản thân tác giả Hứa Tịnh là người cha có con tự kỷ, ông đã trải qua những năm tháng đau đớn để nuôi và dạy người con tự kỷ của mình. Nhưng rồi qua những phấn đấu và nỗ lực học hỏi cũng như tìm tòi, ông đã vượt qua được giai đoạn khó khăn để có thể giúp cho người con tự kỷ trở lại gần như bình thường hiện nay. Ông nói ông học cách dạy con từ những bà mẹ Việt Nam hơn là từ sách vở. Chính bối cảnh gia đình đó là động lực để ông tham gia Viết Về Nước Mỹ qua chuyên đề về trẻ em tự kỷ.

1_paKim noiTác giả Phùng Annie Kim, giải Vinh Danh Tác Phẩm.

Tác giả Phùng Annie Kim, cư dân Westminster, chương trình Viết Về Nước Mỹ rất độc đáo và ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản. Bà kể rằng theo những người mà bà quen biết thì họ đánh giá rất lạc quan về chương trình Viết Về Nước Mỹ và mong chương trình này tiếp tục sống mãi.

1_Orchid-Phuong HoaATác giả Orchid Thanh Lê nhận Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2015, do tác giả Phương Hoa trao lại.

Orchid Thanh Lê cho rằng chương trình Viết Về Nước Mỹ ảnh hưởng lâu dài đến nhiều thế hệ mai sau. Theo cô đây là chương trình văn hóa có ý nghĩa quan trọng rất đáng để duy trì. “Xin dành trọn phần thưởng này trao lại 2 tổ chức bất vụ lợi mà tôi kính trong nhất: Việt Báo Viết Về Nước Mỹ và Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh,” Orchid Thanh Lê.

CharlieVanLe_Khoi An-DoKhKhôi An nhận giải Việt Bút Trùng Quang do nhà thơ Đỗ Khiêm trao tặng.


2_Philato BoKy_CharlieVanLe_Tác giả Philato, nhận giải Vinh Danh Tác Giả từ giám khảo Bồ Đại Kỳ.

Được hỏi về bút hiệu hơi là lạ, tác giả Philato, sống ở thành phố Westminster, giải thích rằng đó là chữ ghép từ địa danh thành phố Philadelphia và họ Tô của ông. Ông nói thêm rằng sở dĩ ông lấy tên thành phố Philadelphia làm bút hiệu vì người vổ vũ ông tham gia Viết Về Nước Mỹ là nhà văn Huỳnh Văn Phú là cư dân của thành phố lịch sử thuộc miền Đông Bắc Mỹ này. Tác giả Philato cho biết cứ nhìn vào số người đến tham dự đông đảo để ủng hộ như đêm nay thì biết là ảnh hưởng của chương trình Viết Về Nước Mỹ sâu rộng đến cỡ nào. Theo ông không có nơi nào có thể qua mặt được bộ sách Viết Về Nước Mỹ đã lên tới 18 cuốn với ngàn người viết.

Thang Dao-Lam QuynhThắng Đào về từ New York và Lâm Quỳnh.

DSC_0403Hình chụp lưu niệm trong họp mặt phát giải thưởng và sách Viết Về Nước Mỹ 2015.


Kết quả chi tiết và đầy đủ về Giải Viết Về Nước Mỹ năm 2015 đã được công bố và đăng trên Việt Báo Online: https://vietbao.com/p231953a241655/ket-qua-giai-viet-ve-nuoc-my-2015 
Kết quả Giải thưởng Bé Viết Văn Việt mời xem trang Thiếu Nhi Việt Báo Chủ Nhật./.
Bài viết: Quang Huỳnh

Hình ảnh: Bình Sa, Việt Phạm, Trần Kim Bằng, Martin, và Charlie Van Le.

Ý kiến bạn đọc
23/08/201519:41:22
Khách
Cai gi ma "Tuong Dai Chu Nghia" ho Ngai DTL. No qua co ngay bi mat nuoc nua thoi. Lan nay thi het cho chay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,247,192
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Nhạc sĩ Cung Tiến