Hôm nay,  

Chào Mừng Con Đến Thế Giới Này

20/12/201700:00:00(Xem: 22440)
Tác giả: Chú Chín Cali

Bài số 5293-19-31140-vb4122017

 
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt.  

Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ  năm 2015,  nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.

image002

 
***

 
Con yêu quí,

Nhìn con say sưa trong giấc ngủ vô tư, mẹ thấy hạnh phúc vô cùng, nghẹn ngào với bao tình thương dâng trào trong tim. Mẹ yêu con lắm con có biết không?

Con biết không, con may mắn được sinh ra trên đất Mỹ. Giây phút đầu tiên khi con bật ra tiếng khóc chào đời, con đã là công dân của một quốc gia vĩ đại, phú cường nhất thế giới. Tiếp đón con vào đời là những bàn tay nâng niu triều mến, những nụ cười rạng rỡ của những y tá, bác sĩ ân cần giúp mẹ đem con vào thế giới nầy. Chín tháng mười ngày mẹ đã dùng máu xương của mình để tạo nên hình hài của con rồi banh da xẻ thịt sinh con ra đời. Từ lúc con ré lên tiếng khóc đầu tiên, con đánh dấu sự hiện hữu của mình ở thế giới nầy. Khi ba con được bác sĩ cho cắt rún tách rời ra khỏi thân thể mẹ, con trở thành một cá thể hoàn toàn độc lập, độc nhất vô nhị trên thế gian nầy.

Con biết không, con đến với thế giới nầy như một thiên thần, là biểu tượng của tình yêu và hy vọng, là nhịp cầu kết nối giữa thế hệ ba mẹ với thế hệ tương lai. Bao nhiêu người đã đặt nhiều kỳ vọng ở con; mong con sẽ là người thực hiện được những ước mơ mà họ không thể hoặc chưa thực hiện được. Đất nước nầy, thế giới nầy trông cậy vào thế hệ trẻ của các con. Con phải tỏ ra xứng đáng để không phụ lòng mong ước của mọi người.

Con phải biết trân quí sự mầu nhiệm của tạo hóa đã kết hợp tinh hoa của vũ trụ để un đúc nên cá nhân con, một cá thể đặc thù toàn hảo. Ba mẹ may mắn được phó thác trách nhiệm dưỡng dục con khôn lớn trong truyền thống Việt Nam cho dòng máu Viêt trong con được bảo toàn và lưu truyền các thế hệ kế tiếp. Đất nước nầy cung cấp cho con một môi trường tốt nhất giúp con phát triển những khả năng tiềm ẩn để con trở thành một công dân Mỹ hữu dụng với dòng máu Việt chảy trong tim. Ngày nào khôn lớn con phải nhớ đến trách nhiệm và bổn phận của mình đối với đấng sinh thành, đối với quê hương đất nước đã cưu mang con và luôn luôn hãnh diện về nguồn cội của mình tuy rằng đối với con nơi đó xa lạ lắm.   

Từ ngày có con, ba mẹ không còn sống ích kỷ cho mình nữa mà tất cả vì con, cho con, mong con khôn lớn nên người, xinh đẹp, thông minh tài trí. Mẹ bỏ hết tất cả những thú vui cá nhân để giành hết thời gian quí giá cho con, lấy con làm niềm vui và hạnh phúc. Mẹ để ý từ món ăn thức uống cho đến lối sống hằng ngày sao cho lành mạnh để được tốt cho con từ lúc con còn là một phôi thai. Khi ăn uống, mẹ luôn luôn nghĩ đến con trước, chọn những món tốt cho sức khỏe của con, thay vì thích hợp với khẩu vị của mẹ. Mẹ ráng uống sữa hàng ngày để con cao lớn, uống nước dừa để con trắng da dài tóc, ăn bí đỏ để con thông minh đỉnh ngộ, uống nước mía để khi sinh ra con được sạch sẽ… Mẹ cố gắng sống lạc quan, yêu đời, không cau có quạu cọ để con sinh ra được vui tươi đẹp đẽ. Khi đau bịnh, mẹ cắn răng ôm đầu, ôm bụng, chịu đau, tránh không uống thuốc vì sợ có hại đến sức khỏe của con.

Con biết không mẹ yêu con nhất trên đời nầy. Đêm đêm mẹ ôm con trong lòng thì thầm nói chuyện với con, nôn nóng muốn nhìn thấy mặt con. Mẹ lắng nghe, theo dõi từng cử động của con, vuốt ve, nựng nịu con, dẫu rằng con chỉ là một hài nhi còn nằm trong bụng mẹ. Mỗi khi con trở mình cọ quậy mẹ thấy vui, con đạp mạnh làm mẹ đau điếng nhưng lại thấy mừng vì chân con khỏe. Mẹ cầu nguyện cho con  hằng đêm.

Từ khi biết con là con gái, mẹ đã hình dung được hình ảnh của nàng công chúa của mẹ trong giấc mơ. Mẹ thích đi lang thang ở những khu bán hàng trẻ con, ngắm nhìn cho bằng thích, rồi tưởng tượng công chúa của mẹ chắc sẽ đẹp lắm trong cái áo đầm nầy, chân mang đôi giày nhỏ xíu kia. Chắc con sẽ vui cười sung sướng khi ôm con búp bê nọ. Có khi rảnh rổi ba mẹ thường hay ngồi mơ mộng tương lai, vẽ vời bức tranh gia đình tuyệt đẹp mà con là trung tâm. Chỉ chuyện đặt tên cho con mà cả nhà đã mất nhiều thời gian bàn cãi để chọn một tên hay nhất. Sau cùng ba mẹ quyết định đặt tên con là “Annie Gia Hân”  vì nó Mỹ Việt đề huề, nội ngoại đầy đủ.

Rồi đến lúc mua sắm các đồ dùng cần thiết chuẩn bị cho con ra đời, ba mẹ chỉ vì vô tình để lộ ý muốn của mình là có người thân tình nguyện mua cho con món đồ ấy. Người cho một món, sau cùng con có đủ thứ, nhiều hơn cần thiết.

Con biết không, hai bên nội ngoại hao hức trông đợi con ra đời còn hơn cả ba mẹ. Con là cháu nội đầu tiên bên nội và là cháu gái đầu tiên bên ngoại. Ba con thì nao nức mong chờ được làm cha, cái thiên chức cao quí nhưng còn xa lạ ngỡ ngàng; tuy nhiên nó đã làm cho ba con vô cùng hồ hởi.

Đã đến ngày khai hoa nở nhụy theo sự ước tính của bác sĩ. Đồ đạc khăn gói đã chuẩn bị sẵn sàng nhưng không thấy triệu chứng sinh nở gì. Mấy lần bác sĩ bảo cứ an tâm về nhà mà đợi. Mẹ đợi dài cả cổ, hết hăm he, lại ỉ ôi năn nỉ nhưng con vẫn tỉnh bơ, ù lì, ăn no ngủ kỹ.

Sau hai tuần mong đợi ngày ấy rồi cũng đến. Ba con luýnh quýnh chở mẹ đi nhà thương vì bọc nước ối bị bể, triệu chứng sắp sanh. Bà nội mừng quá đi xem tử vi; ông thầy cho biết là nếu con được sinh ra ngày hôm ấy con sẽ là “con ông trời” hội đủ những vì sao tốt. Mẹ nghĩ thầm là dù cho con có sanh ra ngày nào đi nữa, con cũng đã là “ông trời con” trong cái gia đình nầy rồi! Tuy nghĩ thế nhưng mẹ cũng muốn thấy con chào đời, cho Nội Ngoại vui lòng nhưng con nào có  chịu nghe lời càng “ráng” con càng lì lợm! Sau hai hôm chờ đợi, Bác Sĩ phải chịu thua, đề nghị sinh mổ, phải lôi con bé cứng đầu nầy ra ngay vì nó đã bị ngộp rồi! Rồi bác sĩ cắt bụng mẹ lôi con ra, bèo nhèo, lem luốc, bê bết máu me.

Tim mẹ như ngừng đập cho đến khi con ré lên tiếng khóc đầu tiên. Nước mắt mẹ bổng tuôn trào. Mẹ muốn cùng khóc với con vì hạnh phúc.

Bây giờ mẹ mới thật sự được ôm con vào lòng, được ngắm nhìn con, mò mẫm từ bàn tay, ngón chân. Thấy con được trọn vẹn mẹ mừng biết sao kể xiết. Xin cám ơn Thượng Đế đã ban cho mẹ một sản phẩm toàn hảo. Thiên chức của người mẹ tuy phải mang nặng đẻ đau nhưng bù lại được tạo hoá thưởng công thật xứng đáng bằng niềm vui vô tận, đó là tình mẫu tử thiêng liêng chỉ dành riêng cho những ai được làm mẹ. Mẹ được làm mẹ rồi! Mẹ muốn hét thật to “tôi được làm mẹ rồi” để chia sẻ cùng mọi người niềm vui nầy.

Tuy không sinh đúng vào ngày để được làm “con ông trời” nhưng bà Nội rất hài lòng thấy cháu của bà sinh ra được mẹ tròn con vuông. Bà không cần con là “con ông trời” nữa vì bà đã quá sung sướng thấy con làm nàng Công Chúa.

Chào mừng con đến thế giới nầy, nàng công chúa bé nhỏ của mẹ.

Chú Chín Cali

 

Ý kiến bạn đọc
22/12/201704:44:55
Khách
Văn chương và nghệ thuật có sức truyền cảm của sợi dây đàn rung động với một chu kỳ nào nó, một khi được cộng hưỡng sẽ là những tiếng vang của âm nhạc làm rung động lòng người.

Cám ơn Tran Van, Nancy, Thanh Vu, HN Melbourne đã không những “tune in” với tôi mà còn đi một bước xa hơn, đến một chiều thứ 4 mà hầu hết đều thấy tiềm ẩn trong các bài viết của tôi.
Cám ơn. CCCL
22/12/201703:50:27
Khách
"Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười" . ( Tố Hữu)

Chữ Ông trong câu thơ để chỉ Stalin. Stalin lãnh đạo Liên xô, gây nên cái chết cho 20 triệu người Nga và 6 triệu người xứ Ukraine. Thế nhưng được Hồ chí Minh khen ngợi rằng :“Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Ðông thì không thể sai được.”
21/12/201719:03:52
Khách
Một bài viết hay và cảm động của tác giả Chú Chín Cali.

"Con biết không mẹ yêu con nhất trên đời nầy....Thấy con được trọn vẹn mẹ mừng biết sao kể xiết"- Tác giả. Thế rồi, tiếng bâp bẹ đầu lòng của con là gì ?! :

"Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin! "
( Tố Hữu: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền Cộng sản - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ) ( Stalin: Lãnh đạo Liên xô, gây nên cái chết cho 20 triệu người Nga và 6 triệu người xứ Ukraine) .

"Chín tháng mười ngày mẹ đã dùng máu xương của mình để tạo nên hình hài của con rồi banh da xẻ thịt sinh con ra đời....Ba mẹ may mắn được phó thác trách nhiệm dưỡng dục con". Tác giả. Thế nhưng ai là người mà con yêu thương nhất trong đời ?!:

“Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Bác Hồ hơn mẹ, hơn cha...”
( Vi Đức Hối - nguyên trưởng ban tuyên giáo tỉnh Lạng Sơn- thuật lại rằng khi bé đã được ru ngủ bằng những câu hát trên)

Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười ( Tố Hữu)

"Con biết không, con may mắn được sinh ra trên đất Mỹ'- Tác giả. :)
21/12/201704:40:07
Khách
Kính chào Chú Chín Cali
Bài viết này thật hay, giản dị mà quá đổi ngọt ngào đăng tải tâm tình tràn đầy yêu thương của người mẹ với đứa con sơ sinh. Đoạn văn ngắn và xúc tích rất ý nghĩa đã truyền đạt nhiều cảm xúc đến một độc giả có tuổi như tôi.
Xin trân trọng cảm ơn Chú Chín Cali, và kính chúc ông một mùa giáng sinh an lành và một năm mới nhiều hạnh phúc. Rất mong các bài viết mới của ông, đồng thời xin mạn phép đồng cảm với Chú Chín Cali qua một bài thơ vụng về của tôi.

Nở Nhụy Khai Hoa
Cưu mang chín tháng mười ngày
Nghĩa mẹ nuôi dưỡng hình hài thai nhi
Tình cha đùm bọc ân ghi
Giúp mẹ vượt cạn biển kia an lành.

Khai hoa cuộc sống khai sanh
Oa oa con khóc vây quanh nụ cười
Đón chào con được ra đời
Vuông tròn lành lặn tuyệt vời niềm vui.
Kịnh bút
HN, Melbourne
20/12/201722:23:37
Khách
Đúng tâm lý của những người mẹ. Sau những ngày tháng mong chờ, mang nặng đẻ đau. Phần thưởng quý báu là thiên chức làm mẹ, được ôm ấp con trong lòng và nhìn ngắm một tác phẩm hoàn hảo thượng đế dã ban tặng.
20/12/201721:55:38
Khách
Bài viết rất hay, nói lên được tình yêu mẫu tử vô cùng thiêng liêng cao cả và sâu đặm của một người mẹ. Đọc bài này tôi đã rơi lệ vì cảm xúc. Thành thật khen tác giả viết quá hay!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,907,797
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Nhạc sĩ Cung Tiến