Hôm nay,  

Tạ Ơn Đức Thánh Trần

19/12/201700:00:00(Xem: 12452)
Tác giả: Paul Tran - Trần Văn Hội

Bài số 5293-19-31139-vb3121917

 
Tác giả đã qua tuổi bát tuần,  hiện là cư dân Bắc California,  Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và  nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
 

Tuong DT Tran San Jose

Tượng Đức Thánh Trần tại San Jose.

 
***

 
Tôi là người chủ của một gia đình  “boat people” đã định cư trên đất Mỹ vừa đủ bốn chục năm tròn, hưởng trọn vui buồn lẫn lộn.

Bốn mươi năm trước đây,  tôi đã đem vợ con còn non dại ngồi trên chiếc thuyền máy mong manh bé nhỏ lướt ngang bến Bạch Đằng, Sàigòn. Đứng dưới thuyền ngẩng mặt nhìn lên tượng đài bậc vĩ nhân Trần Hưng Đạo, rồi cúi đầu, chắp tay vái Ngài ba lạy… Lúc đó khoảng 12 giờ trưa ngày Chủ Nhật  cuối tháng 10 năm 77, con thuyền vẫn lững lờ trôi về hướng Vũng Tàu… Chờ nửa đêm về sáng phóng lẹ ra khơi…rất may mắn được an toàn thoát hiểm! Chắc Đức Thánh Trần đã độ trì vì thấy quá gian nan đêm đầu tiên vượt biển.

Vượt sóng trùng dương khoảng bảy ngày đêm, thì một sớm bình minh chợt hiện: Nữ Thần Tự Do

 

Vớt cho vào Mỹ

Bớt lo, bớt nghĩ

Tính kỹ tương lai

Nhập tịch thêm oai

Dễ phát danh tài

Không sợ họa tai

Tự do no ấm

Ngày “Va-len-thai”

Áo xịn hoa cài

Tình nồng gấp hai

Ai ai cũng khoái

Mừng mẹ tháng năm

Mừng cha tháng sáu

Tháng Bảy pháo bông

Mừng ngày Độc Lập

Con cháu tấp nập

Tíu tít về thăm

Bánh dẻo tròn trăng

Bánh chưng vuông Tết

Toàn gia khá hết

Du lịch bốn phương

Nhận diện Quê Hương

Chỉ một đại cường

Đầy ắp tình thương

Chính là Mỹ Quốc.

 

Và hôm nay đây, cuối năm Đinh Dậu 2017 “Con gà đẻ trứng vàng”, tôi cùng bà xã ý hợp tâm đầu, vẫn vui tươi xum họp, an phận thủ thường trong xóm làng  “Bát tuần thượng thọ” tại miền thung lũng hoa vàng Bắc Cali, USA.

Vì đàn con trai, gái, dâu, rể, hợp chủng trắng vàng đủ cả, đã trải dài mấy chục năm kiên trì, nhẫn nại trong nhiều học đường lớn nhỏ xứ Cờ Huê, nay đều thành đạt, vẫn nghiêm trang, hiền hòa, hiếu thảo. Nhất là rất hãnh diện, ngẩng cao đầu, tự hào là “very good Citizens & very good Taxpayers”. Thật vậy, giấc mơ Mỹ quốc huy hoàng đã vinh quang hiện thực trong một gia đình “Boat people” Hậu duệ Đức Thánh Trần, Con Rồng Cháu Tiên.

Đời sống của mối tình từ trẻ đến già chưa hề buồn  vào hồn không tên, vẫn tà tà, thủng thỉnh trên tuyến đường gồ ghề muôn lối cũng như đang êm đềm trên freeway San Jose, Fremont, Newark… Và sẵn sàng đón chào một ngày nào đó, nắng đẹp chan hòa, gió mát, trăng thanh sẽ lần lượt bay về cõi thiên thu… hưởng tiếp phúc thanh nhàn đời đời vĩnh cửu. Ngày ấy chắc không còn vương vấn ưu tư những chuyện buồn thiu, cười ra nước mắt như: “đá dư trần thế” do cố nhạc sĩ Duy Khánh và nữ ca sĩ Hương Lan thường hay hát trên đài phát thanh:

- Lạy Chúa, con là lính trận ngoài biên. Vì xa thành phố, xa quá nên quên…

- Lạy Chúa, con là thiếu phụ miền quê. Chồng con vì nước, nên đã ra đi…

- Lạy Chúa, con còn lứa tuổi học sinh. Vì cha là lính, con thiết tha xin…

Rồi ….Những đôi môi cằn cỗi đã lâu không cười!

Và tiếp theo “nhạc vàng” chế độ Tự Do, nay lại có thêm hàng chục bản lời ca thống thiết não lòng người nghe. Điển hình một giọng ca nữ mới toanh, thường cất tiếng hát thánh thót xót xa…vang vọng từ trong ra ngoài nước như:

- Nước mình ngộ quá, phải không Anh? Chiếc bánh chưng kỳ diệu to đùng! Thế giới nhìn thấy phải phục lăn ! Nhưng tình thương dân nghèo của “Đảng” và “Nhà Nước” ta thì bé tí tẹo tèo teo không bằng cái móng tay! Thế giới phải lắc đầu.

Rồi…Anh không biết!

Làm sao Em biết được?

Thật là hổ thẹn, buồn tênh!

Đó cũng là một trong nhiều lý do tại sao hàng triệu dân miền Nam Việt Nam quyết tâm vượt biên, vượt biển sau ngày mất Sàigòn “30 tháng Tư, năm 75” cho đến hôm nay vẫn còn chuyện vượt biên, vượt biển kể cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam! Phải chăng lá cờ đỏ sao vàng chỉ tượng trưng cho quá xui, quá khích, ác ôn, côn đồ nằm trong tay một lũ người mặt trơ, trán bóng chỉ ngóng đô-la, quá vô liêm sỉ! Đó là cái gọi là Đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.

Về tình thâm sâu xa “Thương Phế Binh Việt-Mỹ”. Một gia đình tỵ nạn được an bình, hạnh phúc, thì phải ghi tâm “uống nước nhớ nguồn” ơn đền, nghĩa trả, chớ bao giờ quên mới không mất đức. Thật vậy, gia đình chúng tôi, từ nhiều năm qua vẫn luôn luôn nhớ đến người Thương Phế Binh Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa”. Vì họ là những anh hùng dân tộc, đem tự do, ấm no, bình an cho đất nước. Tổ quốc ghi ơn.

Theo chiều hướng đó, từ nhiều năm qua, gia đình chúng tôi vẫn luôn luôn thành tâm thiện ý ghi ơn sâu đậm góp phần nho nhỏ vào quỹ tương trợ “Thương Phế Binh Việt-Mỹ” hàng năm. Hôm nay, chúng tôi vừa nhận được một bản “Chứng từ” in mầu mè xanh đỏ rất đẹp do ông Giám Đốc Hội Thương Binh Mỹ ở Tiểu Bang New Hampshire ký tặng. Chứng từ này có thể nói: đây là một biểu tượng tốt trong nhiều việc làm tốt đẹp khác cho “thuyền nhân” người Mỹ gốc Việt đỡ bị mang tiếng xấu xa là gánh nặng cho nước Mỹ.

Sau đây, lại thêm một chuyện diệu kỳ khó tin mà có thật. Gia đình “Boat people” Paul Trần vượt biển đến Mỹ được 39 năm. Không ngờ năm ngoái “2016”, Pho tượng Đức Thánh Trần cũng vượt trùng dương sang Mỹ, đến San Jose. Hội Hải Quân Bạch Đằng Bắc Cali phối hợp với Liên Hoi Cựu Quân Nhân QLVNCH  Bắc Cali và thân hào nhân sĩ Việt Mỹ đã tổ chức đại lễ dựng tượng Đức Thánh Trần an tọa tại Khu Little Saigon trong Thương xá sầm uất nhất “Grand Century Mall, Story Road San Jose” lúc 11 giờ am Sept 17, 2016.

Vì nhà tôi ở Newark City, cách xa San Jose khoảng 20 dặm đường, hôm sau mới biết tin vui này. Lập tức, tôi lái xe đến viếng thăm tượng đài, vái Đức Thánh Trần ba lạy, rồi khoanh tay đứng dưới bệ tượng đài, chụp một tấm hình đem về đặt lên trên một cái bàn nhỏ  trong phòng ngủ “thờ” Ngài, để tạ ơn hiển thánh đại “vĩ nhân” giòng Lạc Việt, Con Rồng Cháu Tiên muôn năm bất khuất, muôn đời hiển vinh.

Nay đang ở độ tuổi “nắng chiều xế bóng”, tôi viết bài này xin tạ ơn Nữ Thần Tự Do – Đức Thánh Trần và Thương Phế Binh Việt-Mỹ.

Trước khi dừng bút, xin trân trọng kính chúc quý vị tình thâm và quý đồng hương khắp năm châu, bốn bể đọc chơi cho vui những ngày lễ hội, quý quyến an khang, hạnh phúc, sức khỏe là vàng, không bao giờ bị “lẫn”! Xin luôn luôn ghi nhớ “Thương” Quê mang hình chữ “S” bên kia bờ…

Biển Đông đang ầm ầm dậy sóng…!!!

Kính bút

“Boat people” Paul Trần – Trần Văn Hội

Ý kiến bạn đọc
22/12/201705:40:49
Khách
Chớ nên lệch lạc dùng quan niệm về thánh của Ki tô giáo để phê phán sự việc người dân Việt tôn sùng anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo là Đức Thánh Trần nhé .

Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) là tấm gương sáng chói muôn đời về nhân cách, đạo đức, bản lĩnh, trí tuệ, nghị lực và tài năng cho các thế hệ noi theo. Hưng Đạo Vương đã được muôn đời ngợi ca bởi tấm gương trung hiếu, khí phách kiên cường, tài năng quân sự và tấm lòng tín nghĩa . Danh nhân Phan Huy Chú thế kỷ 19 đã khẳng định: “Danh tướng Hưng Đạo Vương không mấy đời có; kiêm cả văn võ, thừa trí dũng, dựng nên công lao sự nghiệp kỳ vĩ mà giữ vững trung nghĩa cùng một hàng với Quách Tử Nghi. Ông không những là anh hùng của một thời đại mà cho đến các bậc tướng thần cổ kim cũng ít ai bì kịp”.

Việc Ông được “thánh hóa” là hiện tượng hợp với tâm thức và ước nguyện của người Việt. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là một hình thái biểu thị đức tin, niềm tin của nhân dân Việt nam với một anh hùng dân tộc, một nhà chính trị - quân sự đại tài, vị thống soái văn võ song toàn của dân tộc ta .
21/12/201723:24:48
Khách
Trần hưng Đạo là vị đại anh hùng của dân Việt , không phải là Thánh . Chỉ phong lên bậc Thánh khi ngài làm được phép lạ mà y khoa bó tay .
20/12/201703:43:18
Khách
Ở Thế Giới Bên Kia, anh linh của Đức Thánh Trần cùng các tướng, sĩ của Ngài chắc chắn vô cùng tức giận vì bọn ngụy quyền Cộng sản Hà nội đã dâng cho Tàu các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- qua công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958- và 10,000km2 phần biển của vịnh Bắc Bộ- qua “Hiệp ước phân định lãnh hải” ngày 25-12-2000 . Thêm nữa là mười hai năm qua, chúng ươn hèn để mặc cho Tàu cướp phá các tàu thuyền cùng đánh đập và bắn giết vô số các ngư dân người Việt .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,955,476
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Nhạc sĩ Cung Tiến