Hôm nay,  

Nhặt Tiếng Chim Rơi

23/02/201800:00:00(Xem: 12553)
Tác giả: Phan

Bài số 5320-19-31165-vb6023118

 
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả có nhiều bài viết đạt số lượng người đọc, trên dưới một triệu.

 
***
 

Anh bạn lớn hơn tôi một tuổi. Năm đó tôi với anh đang bàn về tờ báo xuân trên lầu của toà soạn, mấy cô làm việc dưới nhà vọng tiếng lên cầu thang, “mời hai bác xuống xơi cơm…”

Bữa trưa ở toà soạn thường là ăn cho qua bữa. Nhưng hôm đó thịnh soạn, có rượu đỏ, ly cao…

Ổ bánh sinh nhật trả lời cho tôi vì sao bữa trưa hôm đó thịnh soạn.

Ăn xong, cánh đàn ông chỉ biết ra ngoài hút thuốc. Các cô đã nấu nướng, dọn ăn; rồi lại dọn bàn sau khi ăn, rửa chén...

Anh chị em làm báo có nếp sống như một gia đình với nhau trong toà soạn thật đầm ấm, làm nên kỷ niệm mà tôi đang nhớ về anh bạn già, những cô bạn trẻ của một thời dễ thương…

Lúc trở vô làm việc lại thì tôi gởi cho bạn cái tin nhắn: “Hôm nay sinh nhật nửa đời/ năm mươi năm ấy lòng chơi vơi buồn/ cớ chi phải rõ ngọn nguồn/ nâng ly ta cạn nỗi buồn chơi vơi…”

Tôi còn nhớ anh bạn già trả lời tin nhắn cho tôi: “Cảm ơn. Làm việc đi cha nội.”

Thế là hết ngày làm việc hôm đó. Mọi người ra về. Tôi với anh ngồi lại với nhau trong toà soạn để cùng cạn nỗi buồn chơi vơi của hai kẻ lớn nhỏ hơn nhau mấy tháng tuổi thì cũng coi như đã nửa đời người.

Tôi rất nhớ bữa trò chuyện đó, vì bạn tôi đã tròn năm mươi tuổi nhưng vẫn còn độc thân. Một mình anh sống trong căn nhà nhỏ, thu mình trong một xóm nhà yên tịnh. Nguyên do thì tôi không nhớ nhưng rất nhớ tâm sự của người bạn độc thân, anh nói với tôi, “Tôi sống một mình mới biết được trong đời sống có những âm thanh mà một người có gia đình sẽ không bao giờ nghe thấy đâu! Như tôi nghe lúc nửa đêm là biết tiếng động do tủ lạnh tự làm nước đá; tôi nghe được tiếng con sóc chuyền cành ngoài cửa sổ phòng ngủ; tôi nghe được tiếng co lại của sườn nhà, mấy cái khung cửa vì ban ngày trời nóng nên nó giãn ra, ban đêm lạnh nó co lại… đó là những tiếng rắc rắc nhỏ như tiếng mọt kêu trong đêm khuya, làm mình cứ nghĩ là nhà bị mọt, thật ra đâu có mối mọt gì đâu! Tôi nghe được cả tiếng lá rơi ngoài hè và biết chính xác là rơi trúng máng xối, hay rơi trên mái nhà, hay rơi xuống lối đi bằng xi măng… Chắc qua sinh nhật nửa đời, tôi nghe được tiếng lá rơi xuống cỏ luôn quá ông ơi! Cảm ơn mấy câu thơ say cơm hồi trưa của ông.”



Rồi ai biết được ngày mai ra sao, về đâu? Con cái tôi lớn lên theo thời gian. Thời đại học còn về nhà nghỉ lễ, nghỉ hè. Nhưng thời gian đồng lõa với chia xa, nên chú bé đã hết lớn tới trông thấy như những ngày xưa để trở thành người đàn ông về thăm cha mẹ, chứ không phải về với gia đình như thời còn đi học.

Đến một chiều lơ thơ tóc trắng/ bay về phía quê nhà…, vì tôi chợt thấy hiền nội nhà tôi nằm trên chiếc võng sau hè, đang đọc quyển sách; mấy sợi tóc trắng bay như những mũi kim thời gian trên chiếc đồng hồ sinh học. Ráng nghĩ như vậy để quên đau khi những mũi kim cứ chích vào phế phủ người chồng yêu vợ quá nên không muốn em già… Nhưng làm sao quên bà ngoại của các con tôi có mái tóc bạc thật đẹp của những người bạc tóc sớm. Chỉ không ngờ thời gian nhanh quá! Bạn gái của tôi hôm nào còn tung tăng ở Sài gòn, mà nay đã chuẩn bị lên chức bà nội sớm vậy sao? Thời gian đi nhanh nên người ta bối rối với hằng sống, hay hằng sống u mê nên người ta bối rối với thời gian vốn tuần hoàn nghiêm túc từ vũ trụ khai sinh?

 Nên thời gian muôn đời chỉ đồng minh với thay đổi. Hiền nội tắt đài nhắc chồng, khuyên con như những năm xưa. Người giã biệt kinh kỳ thường thích một mình, yên tịnh trong căn phòng cô đơn như lời bài hát “cỏ úa” của Lam Phương, “cứ cuối mặt đi để nghe đời lầm lỡ, đừng níu thời gian cho thêm sầu vương mang…”

Tôi bây giờ mới thật sự hiểu tâm sự của anh bạn tôi. Mười năm trước tôi ngồi nghe anh nói, chỉ cảm thông cho người bạn độc thân. Bây giờ tôi mới hiểu nỗi trống vắng theo mỗi tiếng động nhỏ trong nhà lúc đêm khuya; cảm biết mới là không cần nhìn đồng hồ khi muốn biết đã mấy giờ sáng, chỉ nhìn ra ánh trăng bên ngoài cửa sổ cũng đoán được giờ.

Đêm nằm nghe đông về từ những ngón chân trần lạnh buốt lên tim, nhặt tiếng chim rơi trong mùa di trú của loài thiên di mà biết xuân về, tết đến. Nhớ câu thơ xa mù trong ký ức không tên, “có con én ngậm ngùi mùa xuân qua ngõ/ thương đến nhói lòng một tiếng chim rơi…”

Tôi nhặt tiếng chim rơi đêm đông để biết xuân đang về, tết sắp tới… để sống lại trong lòng người dạt trôi cả Sài Gòn những ngày giáp tết cuống cuồng những bàn chân không quen trên phố thân quen; những cái nhìn bịn rịn của hai người chia tay ngoài bến xe, bến tàu để về quê ăn tết. Bỏ lại những con đường Sài gòn thưa thớt hẳn người qua trong những ngày đầu năm.


   Bản thân người Sài gòn tôi sao lại thích một mình, thích ngồi ở một quán cà phê nào đó càng vắng khách càng tốt, như để tận hưởng niềm hân hoan khổ sở của những ngày đầu năm, cuối năm; của khoảnh khắc cái mới đã tới, cái cũ vừa đi; hân hoan với năm mới bao nhiêu thì ray rứt với năm cũ cũng ngần. Ngậm ngùi như một ngụm cà phê hoai hoải gió bấc đã bay về tới phương nam, sương mềm vai lãng đãng chiếc áo khoác làm đẹp hơn cần thiết của người qua đường…

   Biết bao chuyện chưa xa, người chưa quên, mà năm cũ đã đi ray rứt, năm mới về hân hoan bao lâu rồi lại vội đi, để Sài gòn thấm đẫm vô ngôn những ngày giáp tết, những ngày đầu xuân…

   Ôi Sài gòn trong ký ức mù xa. Đêm nay nhặt tiếng chim rơi biết xuân về, tết đến…  Nhớ quê nhà còn lắm người thân vất vả cơm áo qua ngày, bạn bè còn lận đận vô biên, mối tình nhỏ như giọt nước đã tan vào biển đời mênh mông, sao cứ nhoi lòng như nhành mai chớm nụ hoa vàng, nhặt tiếng chim rơi đêm đông bay về phía quê nhà hư hư ảo ảo… Em ơi! Anh chia từ nhỏ nhoi như chia một phần đời có em trong đời anh mãi luôn là một…

 Từ độ xa quê, tôi hết mong đến Tết. Cái khoảnh khắc năm tàn tháng tận ở quê nhà nó chộn rộn, nôn nao hết mực với quá nhiều chuyện phải làm, người phải thăm. Nhiều việc đến chỉ còn biết ra quán cà phê càng vắng khách càng tốt để ngồi một mình. Còn bây giờ xuân về, tết đến chỉ nghe những hư hao văng vẳng bước thời gian. Mỗi giao thừa tâm tư chộn rộn quay về quê cũ theo dòng nhớ bất tận. Những buổi chiều cuối năm, đêm đông chạnh lòng nhớ nồi bánh tét, bánh chưng khói lửa bập bùng mà mấy gia đình hùn tiền với nhau mới nấu được nồi bánh sau hoà bình khốn khổ. Vì sáng ra, chia mỗi nhà chỉ một cặp bánh để cúng ông bà. Có thương tâm nào hơn là hai nhà kia chia cặp bánh vì hai nhà góp lại mới đủ một phần hùn với hàng xóm, nên mỗi nhà chia thêm lần nữa để còn tình chòm xóm thôi!

 Thời miền nam thanh bình, nhà nhà nấu bánh tét, bánh chưng đã vĩnh viễn chết dưới màu cờ đỏ. Nên nhớ về càng thương chòm xóm miền nam hiền như ngụm nước mưa; nhớ mái ấm gia đình di cư, cha mẹ nhường con, anh chị nhường em khoanh bánh tét, miếng bánh chưng cắt mỏng đến đau lòng; miếng thịt kho tết mà nhỏ như trái tắc, cái trứng kho chung cắt làm tư làm tám mới đủ cho cả nhà ngồi ăn bữa cơm đầu năm.

Ba ngày xuân đi khoe xóm làng quần áo rách tả tơi của tuổi thơ và hoà bình giả dối nên lòng nặng trĩu trong chăn ấm nệm êm hải ngoại bây giờ. Nên tiếng chim rơi đêm đông đưa tôi về dòng sông tuổi nhỏ bì bõm tập lội, cây vú sữa già - leo trèo hết tuổi thơ, chiếc xe đạp cũ, đạp hoài qua ngõ vẫn chưa một lần dám ghé nhà người thương vì thương người ta đơn phương… Nhìn đâu cũng là kỷ niệm thì một tiếng chim rơi làm sao nói hết ân tình với quê cha đất mẹ trong tâm tư điêu linh…

Thời gian làm cho người ta già đi thì kỷ niệm làm cho người ta trẻ mãi trong xa cách, nhớ thương theo lọn gió đông tàn về rưng rưng ánh trăng khuya giá buốt mà nhớ gió chướng mùa cuối năm ở quê nhà, một hôm về thật tình cờ làm cho những bước chân vội vã lướt qua từng khoảnh khắc cuối năm trên mảnh đất Sài gòn bao dung, luôn không thiếu đằng sau sự phồn hoa ngày tết là những cái tết âm thầm, lặng lẽ của những mảnh đời trôi dạt theo chiến tranh, theo vận nước của bạn bè ngoài bắc, ngoài trung lê la vào Sài gòn kiếm mảnh bằng làm chương đầu cho tiểu thuyết những người khốn khổ lớn lên sau hoà bình đụ má.

Thời gian chớp mắt hết một năm. Chu kỳ tuần hoàn nhịp nhàng niềm thương nỗi nhớ biết bao chuyện lòng kể mãi không hết với mặt người lạ quen vụt qua, nụ cười chưa tắt nước mắt đã đong đầy trong cuộc nhân sinh lòng ở quê nhà nhưng sống đời hải ngoại.

Nhặt cánh chim rơi từ phương trời đất khách hay nhặt lại ân tình từ đó ra đi. Có nhiều đêm cuối năm ở hải ngoại, tôi quên mất những buổi chiều ngồi nhớ quê tôi vì nhạt nhoà năm tháng như dáng người gánh gánh hàng rong một chiều mưa, bác xích lô có tầm bản đồ trên lưng áo vá vì mồ hôi muối, cô gái đĩ đêm về cô đơn dưới ánh đèn câu của con hẻm tồi tồi tàn ở Sài gòn…, cô bạn học khóc tuổi thơ đi khi bị bạn bè biết ra cô chỉ có một cái áo để đến trường…

Quê tôi nghèo bởi nội chiến u mê, hoà bình giả dối. Nhưng tình tự quê hương mỗi độ xuân về thì trên khắp địa cầu, người Việt xa quê không chỉ mình tôi nhặt tiếng chim rơi bay về cố hương không còn trên mặt đất nhưng mãi ở trong lòng những người con xa xứ mỗi độ xuân về…

O ơi!

Tối nay P viết đoản văn này trong nước mắt vì nhớ quá đi thôi; thương lắm ngẫm ngùi…. O ơi!
 

Phan

Ý kiến bạn đọc
26/02/201820:09:07
Khách
Xin hỏi tác giả O là tên viết tắt hay là cô gái Huế?
25/02/201823:39:47
Khách
Văn hay, ý đẹp...quá khứ đã trôi qua, không bao giờ lấy lại được, người xưa đã ra đi, cảnh vật cũng đà thay đổi, càng thổn thức, càng nếu kéo thì chỉ có nổi đau buốt, nuối tiếc, ray rức...mà thôi!
24/02/201800:46:24
Khách
Bài viết được, nhưng đến cuối thì mất nhiều giá trị bởi câu này:
" Quê tôi nghèo bởi nội chiến u mê, hoà bình giả dối ".
Chớt quớt, trái ngược những phần khác, nhất là câu này
"Thời miền nam thanh bình, nhà nhà nấu bánh tét, bánh chưng đã vĩnh viễn chết dưới màu cờ đỏ. "

Chiến tranh từ 1954-1975 là chiến tranh Bắc Việt xâm lăng Nam Việt dưới sự thúc đẩy, bắt buộc của quan thầy Tàu và Liên Xô. Miền Nam phải tự vệ, giữ đất cho tác giả có "thời miền Nam thanh bình".
Những người trẻ gốc Việt gọi VN War là "civil war" theo tuyên truyền của sách vở/media một chiều. Người lớn phải vất vả giải thích cho họ. Tác giả cũng là người lớn, sao có thể gọi đó là "nội chiến" ?
Còn hòa bình mong manh chỉ vì Bắc Việt luôn luôn tìm cách tấn công, nhưng không phải là "hòa bình giả dối".
Xin đừng viết những câu sáo để tỏ tình cảm xuông. Xin hãy dùng tim và óc nghĩ tại sao quê hương đau khổ, tại sao dân Việt đọa đày mà không đươ,c như Đài Loan, Nam Hàn. Để viết cho rõ ràng, góp phần nuôi ý chí gìn giữ đất nước.
23/02/201820:39:09
Khách
Bài đọc dạt dào cảm xúc , hòai niệm thiêt tha , sâu lắng,,,,,, làm Hương Bình cay cay nơi mắt.....khi tác giả kết thúc bài viết với :O ơi !
Cám ơn tác giả , bài đọc như một món quà chữ nghĩa đầu Xuân thật trân quý,, thi vị....đậm tình quê nghèo....xa xưa !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,197,727
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến