Hôm nay,  

Tình Người… Nở Hoa

27/11/201800:00:00(Xem: 14347)
Người viết: Minh Thúy

Bài số 5558-20-31364-vb3112718

 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn  mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và   tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy,  một  thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz,  Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

 
***
 

Lá vàng ngập lối, trời đã chuyển lạnh. Đường phố có vẻ nhộn nhịp nhiều, các chợ cũng đông đúc người hơn vì sắp đến ngày lễ Thanksgiving nên ai ai cũng mua sắm thức ăn chuẩn bị những ngày lễ tới tiêc tùng họp mặt

Theo tài liệu sách vở, vào khoảng thế kỷ 17, một số người vì tự do tôn giáo đã buộc phải rời bỏ Châu Âu.  Một phần trong số đó đã đến châu Mỹ sinh sống, thường được gọi là người hành hương (Pilgrims)

Họ đã vượt 3000 dặm qua Đại Tây Dương bằng con tàu Mayflowers đến New England khi đang mùa đông, đoàn người này chịu giá rét đói lạnh đã bỏ sinh mạng hết một nửa, sau nhờ dân bản địa, người da đỏ mang gà tây, bí đỏ đến giúp cũng như chỉ dẫn cách trồng trọt hoa màu, săn bắt,...

Khi người Pilgrims đã có thể cảm thấy tiếp tục sống ở vùng đất mới,  họ tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa Trời và mời những người da đỏ cùng nhau ăn uống vui vẻ, cũng đồng thởi cảm ơn những người Da đỏ này đã giúp đỡ họ. Từ đó về sau, hằng năm con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức lễ tạ ơn để cảm ơn Trời Đất giúp sinh tồn đến ngày hôm nay

Theo tài liệu lịch sử, buổi lễ tạ ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ, do người Pilgrims tổ chức, là vào năm 1621 tại vùng Plymouth, ngày nay thuộc tiểu bang Massachusetts, sau một mùa trồng trọt thành công

Đến nay, lễ Tạ Ơn được chọn ngày thứ năm tuần thứ tư tháng 11 hằng năm. Món ăn chính là gà Tây, khoai bí đỏ đã được các bà nội trợ biến chế thành nhiều món hấp dẫn

Dân Hoa Kỳ tổ chức ăn mừng, tạ ơn trời đất, tạ ơn vị cứu tinh người Da Đỏ tên là Tisquanto (gọi tắt là Squanto), người đầu tiên biết nói tiếng Anh đến ở chung và giúp họ ngay từ thơi gian đầu, có thể nói nước Hoa Kỳ được khởi đầu từ đó.

Chúng tôi dân tỵ nạn cộng sàn từ VN cũng “nhập gia tuỳ tục,” theo các ngày lễ ở xứ người.

Mấy ngày qua anh chị em hội Huế San Jose, thuộc tiểu bang California, lăng xăng đi quanh  nhiều shop chợ , để mua gom mỗi nơi mội ít các hàng hoá cho đủ 200 phần quà , chuẩn bị buổi phát quà cũng như đãi cơm những người gọi là homeless (người sống lang thang, không có nhà). Các thứ cần lùng kiếm gồm dao cạo râu, kem đanh răng, xà phòng, khăn lau mặt và vớ tấc, vì mỗi shop chỉ có số ít

Công việc của tôi ở hãng vùi đầu, nhờ ông dôn (ông chồng) đã về hưu chạy dùm, nhưng lại muốn ông so giá nhiều chợ trước khi mua, nên chịu khó nghe ông cằn nhằn

- Tui sợ mấy Mụ Huế luôn ...mua chi cũng phải vừa đẹp, vừa rẻ, vừa nhiều mới chịu...”

Tôi chẳng phải hiền phụ nên cũng nhóp nhép cái miệng lại:

-  Ông đừng vơ đũa cả nắm mà mất lòng mất bề dân Huế, ở đây chỉ có vài người thôi nghe.

Mà thiệt rứa, xa đâu không thấy chứ quanh mấy chị em trong hội giống tính ơi là giống..hi...hi...chị nào cũng gọi phone:

- Đừng mua chợ kia, mua chợ nọ, lỡ mua thì trả lại…

Nhưng rồi ông chồng tôi cũng chiều theo, đi lựa nơi nào rẻ nhất, để được mua các thứ đã dự tính, cùng quý chị cũng lùng kiếm gom lại cho đủ số lượng

Bình thường chị nào cũng than đau lưng, đau cổ, vậy mà bây giờ thật hăng hái mạnh mẽ, họp mặt cùng nhau sắp xếp quà mỗi túi giấy là 5 món, nhìn các túi đủ màu sắc thật đẹp mắt, và hình dung người nhận, chúng tôi cảm thấy vui như mình là em nhỏ sắp được nhận quà.

Chiều nay các bác, anh chị em hội Huế tập trung tại Shelters nằm trên đường Little Orchard thuộc thành phố San Jose, nơi mỗi năm thường tổ chức 2 lần , đãi cơm người vô gia cư vào dịp hè và Thanksgiving

Cũng chính nhờ tấm lòng bác ái, thương người của bà con xa gần gởi tiền bạc đến hội, nên hội đã đặt phần ăn đặc biệt đắt hơn gấp 4 lần so với bữa ăn thường gồm Meatloaf, Mashed potato, Gravy, cake, Veggies and beverages (Bánh mì thịt, khoai tây nghiền, nước thịt, bánh ngọt, rau tươi và các loại nước uống)

Đúng giờ hẹn, mỗi người một việc, số thì đứng bên 200 phần quà để phát, số thì trong quầy múc thức ăn lên khay cho ngườ sắp hàng đến nhận, số đàn ông bưng đến tận bàn dùm những người già yếu với bước chân đi run rẩy, hoặc những người đi xe lăn cũng được ưu ái

Không khí diễn ra thật tưng bừng, họ nhìn chúng tôi bằng ánh mắt trìu mến nhưng không dấu nét buồn bã mệt mõi. Những cái siết tay thân mật, nụ cười thân thiện, họ luôn miệng nói “ thank you, thank you ...” , có lúc họ vỗ tay to nhìn về phía chúng tôi để hoan nghênh việc làm này

Anh chị em đến tận bàn hỏi họ uống thứ gì để phục vụ với thái độ nhã , niềm nở và ân cần cùng hoà chung niềm vui ngày lễ lớn

Chúng tôi sung sướng hít thở niềm hạnh phúc chan hoà của kẻ biết ơn nước Mỹ đã cưu mang, mà nay muốn bày tỏ chút tình tri ân được thể hiện tuy nhỏ nhoi nhưng thực tế và rất có ích này

Họ cầm gói quà trên tay đầy vẻ cảm động, người cho và kẻ nhận đều hưởng cảm giác giống nhau giữa tình người san sẻ.

Xong việc, quý anh chị em lại rủ nhau đến dự lễ nguyện cầu cũng như quyên góp từ những vị chủ toạ đủ các tôn giáo hướng dẫn, về việc đau buồn của cơn hoả hoạn cháy nguyên thành phố Paradise nằm phía Sacramento thuộc tiểu bang California. Đến nay tin tức cho biết số người chết trên 100, số mất tích hơn 1000 người, và cuộc tìm kiêm vẫn tiếp tục.

Đêm khuya trời buốt lạnh, đường phố trang trí đủ màu sắc mùa lễ. Trên đường về tôi miên man suy nghĩ về trận hoả hoạn đau thương “chẳng có thứ gì là của mình, rồi sẽ trở về cát bụi với hai bàn tay trắng...” Cũng như câu nói mẹ tôi ngày xưa vẫn thường nhắc “của cải là phù vân một lúc, chỉ có cái tình đối đãi tốt với nhau mới đáng quý.”

Tôi lại hồi tưởng buổi ăn vừa qua, có người còn trẻ, có bà vẫn còn nét mặt tươi sáng sang trọng một sớm một chiều đã trở thành người vô gia cư. Đồng cảm với nỗi niềm này bỗng nhiên ký ức tôi trở về bao nhiêu năm trước...

Tôi nhớ thời gian sau 75 tại quê nhà, cuộc sống thật là vất vả, khốn khổ và nghèo đói. Nhà ở Huế đều có sân vườn rộng, hầu như vườn ai cũng có cây khế, lúc này cây khế rất đáng quý cho bữa cơm mỗi nhà nồi canh nấu với nước muối trưa chiều, để húp qua ngày cùng chén cơm độn sắn khoai hết 2 phần.

Rồi có những buổi ngồi tán dốc với bạn bè, hỏi nhau về ước mơ khi ngày Tết đang kề cận, tôi đã đưa ra niềm khao khát mình trước tiên, rằng mơ... Tết này có được nồi cơm trắng với dưa cải kho ruốc, chỉ chừng đó thôi mà nó vẫn đứng một góc cao trên ...thiên đàng

Điều quan trọng là mặt tinh thần luôn luôn bị áp đảo với từng đêm đi họp tổ, tim đập mạnh khi thấy họ nêu lên danh sách bị cưỡng bách đi kinh tế mới theo kế hoạch... cải tiến . Thế rồi, luồng sóng ra khơi, cao bay xa chạy để chấp nhận tìm một phần sống trong 99 phần chết , cũng như TVT đã nói “nếu cột điện biết đi thì cũng chẳng tiếc gì mà ở lại”

Thời gian vụt đi nhanh như bóng câu thoáng qua ngoài cửa sổ, mới đó đã hơn 20 năm. Nào quên ngày đầu tiên đặ chân đến nước Mỹ, bước xuống phi trường đã được người bản xứ phát tại chỗ cai áo jacket lót lông dày ấm, về nhà nhìn tủ lạnh thì hoa mắt choáng ngợp với đầy ngập thức ăn. Hai hôm sau có xe chở đi làm, lần đầu tiên nhận lương bằng đồng đô la Mỹ, tôi tha hồ thức hiện ước mơ là mua quà trả ơn lớn, ơn nhỏ gởi về VN

Tôi thầm cám ơn trời đất, cám ơn cha mẹ, thầy cô , cám ơn nước Mỹ, cám ơn công việc hiện tại đã cho tôi có điều kiện thể hiện tình thương với gia đình, bạn bè, xã hội dù trong phạm vi hạn hẹp, nhưng đã đem lại tâm hồn tôi sự nhẹ nhàng thanh thản.

Lòng tôi như rung lên khi nghĩ đến ý nghĩa của ngày lễ Tạ Ơn đầy thiêng liêng cao quý, mọi người cùng chung vui, nhà nhà cùng sum họp, con cháu sẽ trở về ngồi quây quần bên bàn tiệc, trò chuyện với nụ cười tràn ngập, Cảm tạ ơn trên, Biết ơn những người lính VNCH đã đổ máu xương, đã hy sinh tù tội , những thế hệ đi trước đã lót đường để chúng tôi có được ngày hôm nay. Cám ơn “mái Chùa che chở hồn dâng tộc” cho tôi có những giờ phút sinh hoạt đầy an lạc

Còn 2 ngày nữa là lễ Thanksgiving, tôi có cảm giác nao nao khác thường, tối thứ năm được quý sư Cô gọi phone nhắc lên Chùa dùng cơm tối

Hai ngày kế tiếp, đại gđ tổ chức con cháu anh em họp mặt, còn gì rộn ràng hơn nữa với những ân tình trao nhau.

Tôi thấy lòng mình ấm áp lạ thường, với lời nguyện cầu chân thành cho nạn nhân hoả hoạn, hình ảnh chung hoà ân tình giữa người vô gia cư và những thành viên hội Huế vừa qua, thật đẹp khi Tình Người... Nở Hoa.

Hayward, California

Minh Thúy

Ý kiến bạn đọc
28/11/201804:50:45
Khách
Năm 1960, lợi tức tính theo đầu người của Việt Nam Cộng Hòa là US$ 333 vượt trội hẳn Đại Hàn US$ 155, Thái Lan US$ 101, Trung Quốc US$ 92, Ấn Độ US$ 84, Bắc Việt US$ 73.

Sau " hòa bình" năm 1975, giấc mơ của người dân nước tôi bỗng teo quắt queo thành " mơ... Tết này có được nồi cơm trắng với dưa cải kho ruốc, chỉ chừng đó thôi mà nó vẫn đứng một góc cao trên ...thiên đàng " ( lời tác giả ).

Hóa ra " thiên tài của Đảng ta" chỉ là “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc " (Lê Duẫn ), còn người dân thì đói vàng mắt , không có cả quần để che thân :

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp kể lại rằng ngay vào thời kỳ Đổi mới, tại nhà trường, nơi vợ nhà văn khi đó đang đi dạy, có trường hợp mà hai cô giáo phải chia với nhau một cái quần. Hai cô giáo này không bao giờ có thể đứng trước lớp học cùng một lúc được.

Trong quyển Cô Gái Thủy Thần, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tả cảnh, trong thời chiến tranh, một bé gái 12 tuổi cởi truồng cầm đầu một tóan 6,7 đứa trẻ ban đêm cũng trần truồng đi ăn trộm mía của hợp tác xã. Trong quyển Con Bò Thải, tác giả Phùng Gia Lộc kể rằng dân quê nghèo đến độ trẻ con đã chín mười tuổi cũng không có quần.

Thảm quá " thiên tài Đảng ta" ơi !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,998,065
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Nhạc sĩ Cung Tiến