Hôm nay,  

Người Tị Nạn Buồn

14/03/202500:10:00(Xem: 3934)
 
TG Thao Lan đứng thứ ba từ trái
hình trên :  Tác giả Thảo Lan đứng thứ hai từ trái.
 
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ sư Cơ khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, Thảo Lan đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19 và 21. Bài viết kỳ này là những dòng tâm sự chân thành của một người di dân khi nghĩ về tình trạng của những người di dân hiện nay trên đất nước Hoa Kỳ.
 
***
 
Tin về một bé gái 11 tuổi ở Texas đã tự tử chết ngày 8 tháng 2 vừa rồi vì bị bắt nạt bởi bạn bè tại trường học liên quan đến tình trạng di trú của gia đình em khiến tôi lại liên tưởng đến những ngày tháng đen tối sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
 
Khi ấy đã có bao nhiêu thành phần cơ hội lên mặt hống hách. Và để lập công với chính quyền mới, họ đã không ngần ngại có những hành động cũng như lời nói đe dọa những người từng là hàng xóm, là bạn bè, là đồng nghiệp của họ. Khi ấy có biết bao nhiêu người trong chúng ta cùng mang chung một tâm trạng lo âu hoang mang, không còn dám tin tưởng vào bất cứ một ai. Có lẽ đó cũng là điều mà chính quyền mới khi ấy mong muốn và biết đâu điều đó cũng nằm trong kế hoạch của họ. Khi người dân nghi kỵ lẫn nhau, sẵn sàng trở mặt đấu tố nhau thì giới lãnh đạo sẽ chẳng còn phải lo có thành phần nào rảnh rỗi để chống đối lại mình.
 
Nhưng việc đem tình trạng di trú của bạn bè mình ra làm lý do để bắt nạt thì có lẽ là điều chỉ xuất hiện vào thời gian gần đây ở Mỹ cùng với làn sóng kỳ thị những người di dân bất hợp pháp. Chúng ta, những người Việt Nam di dân đến Mỹ một cách hợp pháp liệu có thể thông cảm được với hoàn cảnh của những người di dân, mà phần lớn là gốc Mỹ La Tinh đó hay không?
 
Năm 1975 nhạc sĩ Nam Lộc viết nhạc phẩm Người Di Tản Buồn khi theo dòng người di tản đặt chân đến Mỹ. Ông viết trong tâm trạng của một người vừa mất quê hương, chiều chiều nơi đất khách ngóng về một nơi chốn xa xăm, nơi có bao nhiêu kỷ niệm cùng những người thân thương của mình.
 
Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhoà
 
Đến những năm cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980 khi phong trào vượt biên rộ lên thì từ những buổi tối ôm radio ngồi cạnh ba mình bắt đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) để nghe (một cách lén lút), tôi được biết đến tác phẩm Người Vượt Biển Buồn mà nếu tôi nhớ không lầm thì tác giả là nhạc sĩ Trường Hải. Ông sáng tác bài này khi vừa đặt chân được đến bến bờ tự do. Rất tiếc là sau này trên internet tôi lại không tìm kiếm được thông tin nào về tác phẩm đó nên chỉ còn biết dựa vào trí nhớ của mình lúc được nghe từ radio nhiều năm về trước.
 
Có những đêm về sáng
Người vượt biển u buồn
Nhớ dáng yêu ngày xưa
Đợi chờ nhau dưới mưa  
Để chấm dứt thảm cảnh bao nhiêu người Việt bỏ xác nơi biển Đông, chương trình ra đi có trật tự ODP (Orderly Departure Program) được thành lập. Gia đình chúng tôi sau một thời gian dài theo đuổi việc vượt biên, mất bao nhiêu vàng bạc mà vẫn thất bại thì đã yên phận để chờ ra đi bằng con đường xuất cảnh chính thức.  
 
Lúc ấy tôi đã nói giỡn chơi với bạn bè rằng sau khi qua Mỹ, để tiếp nối theo chân các nhạc sĩ đi trước tôi sẽ cho ra đời bài Người Xuất Cảnh Buồn. Nhưng rồi vì bất tài vô dụng nên sau vài chục năm tôi vẫn không thực hiện được điều mà mình đã “nổ” với bạn bè trước kia. Để rồi cho đến hôm nay tôi tự hỏi rằng tại sao mình lại phải phân biệt giữa di tản, vượt biển hay xuất cảnh? Cho dù là di tản, vượt biển, hay xuất cảnh thì tất cả đều qua Mỹ (và nhiều nước khác) vào thời gian ấy theo quy chế người tị nạn.
 
Năm đầu ở Mỹ giấy tờ tùy thân của tôi chứng minh mình có mặt hợp pháp tại Mỹ chỉ là cái thẻ nhập cảnh I-94 có ghi rõ chữ Refugee. Như vậy nếu muốn viết về tâm trạng của mình tại mảnh đất mình đã nhận làm quê hương thứ hai này, có lẽ tôi chỉ nên nhận mình là một người tị nạn buồn.
 
Tôi dám cá chắc đại đa số người Việt Nam sống tại Mỹ đều giống tôi là khởi đầu bằng kiếp người tị nạn này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Những người trực tiếp sống kiếp tị nạn là những ai theo dòng người di tản vào năm 1975 như nhạc sĩ Nam Lộc, những người đến Mỹ từ các trại tị nạn trên các hòn đảo khắp vùng Đông Nam Á sau khi trải qua một cuộc hải hành đầy bất trắc như nhạc sĩ Trường Hải, hoặc những người may mắn hơn được bước lên máy bay rời Việt Nam theo chương trình ODP như gia đình chúng tôi, cũng như các gia đình được đi theo diện nhân đạo HO dành cho các cựu quân nhân công chức sau này. Những người gián tiếp mang danh tị nạn là những ai được bảo lãnh qua sau này như hôn phu, hôn thê, vợ chồng, v.v… Họ không qua Mỹ trên danh nghĩa người tị nạn nhưng những người đứng tên bảo lãnh họ qua Mỹ chắc chắn cũng đã từng khoác trên vai chiếc áo của người tị nạn.
 
Để đến được bến bờ tự do chúng ta đã phải đánh đổi bằng nhiều thứ kể cả đem mạng sống của mình ra để đánh cược. Giữa biển khơi bao la, hay rừng sâu nước độc; trước hiểm họa đối mặt với bão tố hay cướp biển nếu không có tấm lòng nhân đạo của chính phủ và người dân Mỹ cùng các nước tự do khác thì làm sao chúng ta dám liều mạng để ra đi. Các bậc phụ huynh làm sao dám đẩy con mình ra khỏi vòng tay gia đình như thế. Tất cả chúng ta ra đi đều cùng một mục đích là để tìm một tương lai tươi sáng hơn. Để tìm đến một vùng đất hứa có thể bảo đảm những quyền tự do tối thiểu cho chúng ta và cho con cháu chúng ta.
 
Giờ đây khi đã thành công nơi xứ người, một số người Việt chúng ta lại bắt đầu quay mặt làm ngơ, chê bai, chỉ trích, thậm chí có những lời lẽ khinh miệt làn sóng những người tị nạn khác muốn đến nước Mỹ. Họ đã quên đi hình ảnh những khuôn mặt thất thần, những giọt nước mắt hạnh phúc của những người khi được cứu vớt từ những con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh giữa đại dương bao la mà có thể là hình ảnh của chính bản thân họ hay những người thân của họ vài chục năm về trước.
 
Tôi không phủ nhận có rất nhiều thành phần tội phạm trong số những người muốn đến nước Mỹ trong thời gian gian gần đây. Nhưng đó cũng không phải là điều hiếm hoi trong trường hợp của chúng ta vào vài chục năm về trước. Vì tôi biết, và đã chứng kiến những trại tù giam giữ các thành phần bất hảo người Việt Nam ở các trại tị nạn năm xưa. Những năm đầu thế kỷ 21 khi phải thường xuyên xuất nhập cảnh Hong Kong vì công việc thì cái họ Nguyễn của tôi luôn khiến tôi phải chờ đợi lâu hơn các đồng nghiệp Mỹ hay Nhật. Đơn giản chỉ vì nhân viên di trú phải kiểm tra tên tôi trong danh sách dài lê thê những người có cùng họ Nguyễn trong danh sách đen của sở cảnh sát Hong Kong.
 
Điều này tôi chỉ biết được khi một lần lên tiếng thắc mắc hỏi nhân viên di trú vì phải chờ đợi khá lâu. Hãy tưởng tượng tất cả các nước khi ấy chỉ nhìn vào thành phần xấu đó mà xua đuổi hết người Việt trên con đường tìm kiếm tự do thì thử hỏi giờ đây số phận chúng ta sẽ ra sao. Tất nhiên sẽ không có một cộng đồng Việt Nam mạnh mẽ, thành công để có thể xuất hiện một số người ngồi trước bàn phím lên tiếng bài bác và chia sẻ những hình ảnh xấu về dòng người đang tìm kiếm tự do giống như bản thân họ trước kia.
 
Đôi khi tôi nghĩ chúng ta thật may mắn vì vào thời điểm chúng ta ồ ạt đào thoát khỏi Việt Nam chưa có mạng xã hội, chưa có những tổ chức hay cá nhân chuyên chế ra các mẩu tin giả giật gân cho những người suy nghĩ nông cạn chia sẻ chuyền tay nhau. Nếu không thì hình ảnh thuyền nhân Việt Nam ngày trước đã bị xấu đi rất nhiều.
 
Và có thể nói một may mắn khác của người Việt chúng ta khi ấy đó là do địa lý cách biệt, để đặt chân được đến Mỹ hay các nước tự do phát triển khác, chúng ta đã không thể đến trực tiếp mà chỉ có thể cặp bến đến những nước lân cận. Đã có biết bao nhiêu chuyến tàu đến được đảo còn bị xua đuổi kéo trở lại ra biển khơi. Số còn lại may mắn được sống tụ tập tại các trại tị nạn để chờ đợi thanh lọc cho đi định cư. Và cũng có rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện để Mỹ và các nước Tây phương chấp nhận. Họ phải sống lây lất năm này qua tháng nọ tại các trại tị nạn đến khi trại đóng cửa và bị đưa trở về Việt Nam. Tuy mộng ước đặt chân đến bến bờ tự do của họ không thành hiện thực thì ít ra họ đã không bị chính quyền các nước sở tại đối xử như những kẻ tội phạm trục xuất về nước.
 
Ngược lại có thể nói điều mà trước kia tôi nghĩ là sự may mắn nhưng mà giờ đây lại cũng có thể nói là cái xui xẻo lớn nhất cho những người dân Mỹ La Tinh là khác với trường hợp người Việt chúng ta, họ có thể đến Mỹ một cách trực tiếp và có thể hòa nhập vào xã hội Mỹ một cách dễ dàng, tuy là bất hợp pháp. Nhưng chúng ta hãy tự hỏi khi ta đặt chân lên những hòn đảo của Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, hay Phi Luật Tân năm xưa có ai là người đến đó một cách hợp pháp?
Cũng như người Việt tị nạn năm xưa, đâu phải đa số những người Mỹ La Tinh đó là thành phần tội phạm, trộm cắp hay đĩ điếm. Họ là những người mà chúng ta có thể chỉ cần phải bỏ ra một số tiền rất nhỏ để trả công cho những công việc nặng nhọc mà người dân bản xứ không ai muốn làm. Hoặc cùng lắm những người bản xứ sẽ chấp nhận làm nhưng với cái giá cao nhiều hơn gấp mấy lần như thế.
 
Hãng đóng hộp thịt cua tại thành phố tôi ở là nơi cung cấp công ăn việc làm cho những người dân tị nạn từ bán đảo Đông Dương năm xưa, là nơi mà tôi lãnh những check lương đầu tiên của những ngày chân ướt chân ráo đặt chân đến Virginia. Sau này hãng đã không còn hoạt động mạnh mẽ được như cái thời tôi mới đến. Ngoài lý do số lượng cua xanh (blue crab) của vùng vịnh Chesapeake giảm sút còn có một lý do quan trọng nữa đó là hãng đã không kiếm được đủ nhân công khi đến mùa đánh bắt cua. Lúc những người tị nạn của các thập niên từ 1990 trở về trước như trường hợp của tôi đã có chân đứng vững chắc ở vùng đất hứa thì không ai còn muốn quay lại làm tại đây và ngay cả con cái họ vào dịp hè khi bãi trường cũng không muốn kiếm thêm tiền ở nơi làm việc ướt át hôi hám như thế. Vài năm trước tôi được biết hãng này đã phải dựa hoàn toàn vào những người di dân Mỹ La Tinh làm theo hợp đồng hết mùa cua (thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11) để duy trì việc cung cấp thịt cua ra thị trường.
 
Như vậy nếu kết tội những người di dân, hợp pháp cũng như bất hợp pháp, là những người góp phần cướp mất công ăn việc làm của người dân bản xứ và làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Mỹ thì liệu có chính xác hay không? Mỗi người chúng ta đều có quyền tự do lựa chọn để đi theo lý tưởng chính trị của mình, được tự do theo một đảng phái mà mình thích, thậm chí có quyền sùng bái bất cứ một lãnh tụ nào nhưng điều quan trọng là chúng ta hãy ráng đừng để mất đi tấm lòng nhân đạo, thứ mà ngày xưa những người tị nạn như chúng ta hằng mong đợi ở chính phủ và người dân Mỹ cũng như ở các nước tự do khác.
 
Thảo Lan

Ý kiến bạn đọc
20/03/202502:53:35
Khách
Trich Nguyen Bao: "Trong một cuộc biểu tình ở Durham, New Hampshire, Donald Trump phát biểu rằng những người di dân đến từ châu Á, châu Phi đang đầu độc dòng máu của đất nước chúng ta"
Như vậy những nguời di dân VN (hay Á châu) ủng hộ Trump cũng giống như những nguời da đen ủng hộ nhóm Klu Klux Klan, hay cừu thuơng yêu chó sói.
Gần đây TV chiếu hình thanh thiếu niên băng đảng bị còng tay dẫn độ lên máy bay, cảnh sát đè đầu cúi xuống bắt phải đi lom khom, đối xử rất tàn nhẫn . Trong chiến tranh VN, tù khủng bố CS bị bắt cũng không bị đối xử như vậy . Tác giả sách Bên Thắng Cuoc Huy Ðức nay bị tù tại VN chỉ vì chỉ trích chế độ cai trị trên sự sợ hãi, mình nghĩ chỉ có VN cai trị trên sự sợ hãi, nhưng nay ở Mỹ nhân viên FBI, nhân viên bộ Tư Pháp, thẩm phán, sinh viên giáo sư các đại học, nguời di dân cũng bi. đe dọa bully, đến nỗi bé gái Jocelynn Rojo Carranza 11 tuổi ở Texas đã phải tự vận. Tuy nuớc Mỹ hô hào tự do ngôn luận, nuớc Mỹ không có nguời như Huy Ðức dám chỉ trích chế độ cai trị trên sự sợ hãi.
19/03/202517:47:50
Khách
@PhaoNg: Trong một cuộc biểu tình ở Durham, New Hampshire, Donald Trump phát biểu rằng những người di dân đến từ châu Á, châu Phi đang "đầu độc dòng máu của đất nước chúng ta "

Vào YouTube đánh mấy chữ dưới đây sẽ nghe chính miệng Donald Trump nói :
Trump says immigrants are poisoning the blood of our country
19/03/202516:48:09
Khách
Trich: "Ấy thế là Donald Trump và JD Vance làm ầm ĩ cả lên, cho dù không có bằng chứng gì trong tay ."
Trump đuợc nhiều nhánh ton giao cực hữu miền Nam ủng hộ, nhưng Trump thuờng xuyên vi phạm muời điều răn cấm làm chứng gian (Thy shall not bear false witnesses), nhung đạo giáo theo Trump vẫn không phản đối cho thấy đa số đạo giáo luờng gạt để làm giàu thay vì theo kinh sách. Tố cáo gian hay nói láo để làm hại hàng chục ngàn nguời Haiti là thất đức, tố cáo gian Ukraine gây ra chiến tranh để làm hại 30 triệu nguời Ukraine làm giàu cho mình lại càng thất đức hơn. Hồi 1972 Mỹ ép VNCH chấp nhận nhuờng đất, cho bộ đội Bắc Việt đuợc ở lại miền Nam tự do tiếp tế súng đạn vũ khí vô hạn, nhưng lại hạn chế hay cắt viện trợ cho Nam VN. Khi VNCH từ chối ký HD Paris thì phiá Mỹ vu khống là Nam VN hiếu chiến, không muốn hoà bình để ép Nam VN ký vào bản văn bức tử. Nay Trump cũng theo Nga chấp nhận nhuờng đất ngưng tất cả viện trợ cho Ukraine để đạt hoà bình kiểu VN năm 1973. Nếu Ukraine chấp nhận điều kiện nhuờng đất ma` không đuợc nhận viện trợ để tự vệ là chỉ 3 tháng hết đạn, bị Nga thanh toán. Sau khi Nga chiếm Ukraine, hàng triệu nguời sẽ bị trả thù đi cải tạo ở Gullagg bên Siberia, trong khi đó dân tị nạn Ukraine không đuợc Trump nhận định cư. Chỉ vì Ukraine tin theo Mỹ từ bỏ 480 đầu đạn nguyên tử và Mỹ Anh hưá bảo đảm an ninh năm 1994, Ukraine nay bị Nga đánh tan tành. Nuớc Mỹ bị nghiệp báo vì gây ra tang thuơng trên thế giới như Nam VN, Iraq, Afganistan và Ukraine. Nay ma quỷ xuống cai trị Mỹ.
Nuớc Mỹ chống kẻ xâm nhập bất hợp pháp, nhưng Mỹ thuờng xuyên đưa quân xâm nhập bất hợp pháp các nuớc khác bắn phá thả bom như quân Mỹ đổ bộ tại Ðà Nẵng năm 1965 mà không có xin phép chánh phủ VNCH, sau đó xâm chiếm Iraq, Afganistan, Syria, và nay dọa đem quân qua Mexico, Panama, Greenland. Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho nguời khác. Dân Mỹ hãy cấm quân Mỹ xâm lăng các nuớc khác truớc khi đòi trục xuất di dân.
19/03/202515:31:48
Khách
3/12/2024- Năm ngoái rộ tin rằng di dân Haitian ở Springfield (Ohio) giết mèo ăn thịt. Dân số Haitian khoảng 15,000 người . Ấy thế là Donald Trump và JD Vance làm ầm ĩ cả lên, cho dù không có bằng chứng gì trong tay . Khi tranh biện với bà Harris, Trump cũng nêu vấn đề này lên, làm bà Harris cười khì

Sự thật là gì ? Thủ phạm là người Mỹ đen Allexis Ferrell, 27, công dân Mỹ. Khi cảnh sát tới nơi điều tra, thì thấy chân của Ferrell còn đầy máu mèo và miệng thì có lông mèo, Ferrell đã dùng chân dọng lên đầu con mèo này . Ferrell bị tòa tuyên án 1 năm tù .
19/03/202512:54:12
Khách
Theo các hồi ký, những năm 1976-1980 thuyền nhân tị nạn cập bến Thái Lan Mã Lai thuờng đuợc dân làng và hội từ thiện cho thức ăn nuớc uống truớc khi cảnh sát đưa vào trại tị nạn. Nguời Thái Lan Mã Lai biết làm từ thiện giúp dân tị nạn thì chúng ta nên theo guơng. Các hội đoàn nguời VN tị nạn tại Texas, California, Arizona nên đi qua bên kia biên giới Mexico giao thức ăn nuớc uống cho những gia đình nghèo có con nhỏ đi theo. Mình lo vấn đề nhân đạo còn vấn đề chánh trị luật pháp thì để chánh phủ lo.
19/03/202500:19:38
Khách
Tôi không rành về luật pháp di dân- vì đã là công dân Mỹ từ lâu lắm rồi, nghiên cứu làm chi cho mệt trí, đại khái tôi thấy chính sách di dân của Biden quá lỏng lẻo, dễ dãi khiến cho di dân các nước ngoài ồ ạt vào trong nội địa nước Mỹ - dù chưa chắc rồi có sẽ được trở thành công dân hay không , đến nỗi mà chính một số người Mỹ gốc Nam Mỹ còn lên tiếng chỉ trích, huống chi là phe Cộng hòa .

Rốt cuộc, Biden, Harris, và đảng Dân chủ thảm bại trong cuộc bầu cử tổng thống và Quốc hội tháng 11 vừa qua, kéo theo cả vận mệnh nước Ukraine. Vận mệnh nước Ukraine bây giờ tối thui như đêm 30 dưới thời Donald Trump.
18/03/202523:51:35
Khách
Biden không có kế hoạch cho dân tị nạn như hồi sau 1975 cho nguời Ðông Duơng. Lúc đó nguời tị nạn VN bị lính Thái, Mã Lai giam giữ trong trại cấm rồi Cao Uỷ Tị Nạn đưa vào trại tị nạn cứu xét thanh lọc. Các nuớc Âu Úc Mỹ đến phỏng vấn nguời tị nạn rồi nhận vào nuớc họ. Nguời tị nạn tại biên giới Mỹ không bị lính Mexico bắt giam vào trại cấm để Cao Uỷ đưa vao trại tị nạn thanh lọc nhu Thailan mà để họ chui rào hay vuợt sông vaò đất Mỹ. Ðáng lẽ Mỹ và Mexico phải lập traị tị nạn, thanh lọc rồi chia nguời tị nạn cho thế giới như tại các trại Thái Lan, Mã Lai, Nam Duơng trứoc 1995. Nguời không đậu thanh lọc thì bị trả về. Di dân là một trong những lý do chính lam đảng Dân Chủ mất Thuợng Viện, Hạ Viện, và Tổng Thống năm 2024.
18/03/202521:24:14
Khách
Năm ngoái, đọc báo hàng ngày thì thấy rất nhiều di dân các nước ồ ạt đổ xô vào Mỹ xuyên qua vùng biên giới phía Nam. Rồi tin tức trên truyền hình chiếu những cảnh cả trăm ngàn người di trú này bị thống đốc Greg Abott (Cộng Hòa) chở lên các nơi Washington D.C., New York city, Chicao, Philadelphia, Denver, Los Angeles, cả thống đốc De Santis(Cộng Hòa) ở Florida cũng hành động tương tự, làm cho chính quyền địa phương phải chật vật lo nơi ăn chốn ở tạm cho những di dân này - rất nhiều người phải dựng lều ngủ ngay ở ngoài đường phố- Còn nhớ, hồi 150,000 người Việt tỵ nạn mới qua Mỹ tháng Tư năm 75, được tạm thời cho trú ngụ và nuôi ăn ở tại 4 nơi Eglin(Florida), Fort Chaffee (Arkansas), Camp Pendleton (Cali) và Indiantown Cap (Pennsylvania).
Các thống đốc trên giải thích rằng Biden đã không có một chính sách di dân đúng đắn khiến cho tiểu bang của họ không có chỗ chứa những di dân này, buộc họ phải chuyển những di dân này tới những tiểu bang Dân Chủ.
Tôi cũng đã đoán rằng vấn đề di dân sẽ là một trong những lý do sẽ khiến cho đảng Dân chủ bị chìm xuồng trong kỳ bầu cử vừa qua .
18/03/202515:16:21
Khách
Nguời tị nạn VN không có suy nghĩ phán đoán giống nhau. Nguơi Việt tị nạn lên án Cộng Sản pháo bưà bãi vào các thành phố, vào cuộc lui binh dân chúng tại Ðại Lộ Kinh Hoàng 1972, di tản cao nguyên 1975, nhưng lại ủng hộ Do Thái thả bom vào nơi đông dân cư ở Gaza vì có quân Hamas lẫn lộn trong dân. Thành ra nguời VN vuợt biên xâm nhập Thái Lan Mã Lai bất hợp pháp nay lại ủng hộ Trump trục xuất nguời nhập cư bất hợp pháp. Nếu không có Cao Uỷ tị nạn can thiệp đưa vào các trại tị nạn thì tất cả đã bị trục xuất ve VN.
Nguời VN định cư tại Mỹ thật là may mắn khi Trump không làm Tổng Thống năm 1976 mà là ông Carter. Nếu Trump làm Tổng Thống năm 1976, nuớc Mỹ đã không nhận dân tị nạn, nguời Việt Nam đuợc TT Ford nhận vào Mỹ co' thể bị trục xuất về nuớc. Và không có nguời VN đi theo diện ODP, hay con lai.
Phát ngôn viên và thành viên chánh phủ Mỹ hôm nay cũng có giọng điệu sắt máu chụp mũ những nguời xử dụng tự do ngôn luận trái với đuờng lối chánh trị của chánh phủ Mỹ. Nuớc Mỹ hiền hoà nay đã chết vì Trump đang giật sập nuớc Mỹ tận gốc. Các cơ sở quốc tế như Bộ Giáo Dục, USAID, VOA, RFA, RFE mà cha ông nuớc Mỹ gầy dựng hơn 60 năm qua bị nhổ tận gốc. Giải tán USAID và VOA, RFA, RFE, và Radio Free Africa phá đổ các cơ sở tình báo địa phuơng do Mỹ gầy dựng hơn 60 năm qua tại các nuớc nhỏ Á Châu, Trung Ðông, Phi châu, Nga, TQ mà phía Cộng sản có nằm mơ cũng không đạt đuợc.
Ai có làm việc trong ngành tình báo cũng biết là phải tốn 2 đến 10 năm mới móc nối đuợc quan chức địa phuơng hay dân chúng cộng tác qua USAID. Nay ngân quỹ USAID cắt hết thì các cơ sở hạ tầng bị Trump giải tán. Các liên lạc tín hiệu bí mật cho điệp viên nơi hẻo lánh qua đài VOA hay Radio Free cũng chấm dứt. Hậu quả rất tai hại cho nuớc Mỹ. Vậy thì ong Trump là nguời của phe nào?
Việc làm của ông Trump cũng giống như âm mưu giải tán sư đoàn TQLC cuả VNCH năm 1975 cùng với 3 sư đoàn 1, 2, và 3 BB khi cấp chỉ huy hối hả bỏ Quân Khu I mà phía CS xưa có nằm mơ cũng không đuợc. Theo hồi ký cuả các sĩ quan TQLC thì sau khi co' tin Lữ đoàn 147 TQLC bị gài rơi vào tay VC thì mấy ông Lữ Ðoàn truởng TQLC còn lại lo ngại là sư đoàn TQLC sẽ bị bỏ rơi. Quả nhiên chỉ trong vài ngày là 16 ngàn TQLC tại vùng I chỉ còn 4 ngàn quân TQLC bỏ hết vũ khí chạy lấy thân. Mất sư đoàn TQLC, VNCH không còn khả năng ngăn chặn quân CS trong tháng 4/75.
18/03/202506:49:03
Khách
Theo cuộc thăm dò ý kiến của cơ quan PEW hồi tháng tám năm 2024, thì :

50% lứa tuổi 18- 29 muốn gia tăng tiếp nhận di dân hợp pháp, nhưng chỉ có 20% lứa tuổi trên 50 muốn gia tăng tiếp nhận.
41 phần trăm những người Dân chủ và Độc lập có khuynh hướng Dân chủ muốn gia tăng tiếp nhận di dân hợp pháp, nhưng chỉ có 20 phần trăm những người Cộng hòa và Độc lập có khuynh hướng Cộng hòa muốn gia tăng tiếp nhận .
46 phần trăm những người Á châu muốn gia tăng tiếp nhận, cao hơn Da trắng (27%), Da đen (30%), và Nam Mỹ (32%)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 259,611
Một cô bé Mỹ lai Việt, khoảng 12-13 tuổi với mái tóc dài ngang vai quăn tự nhiên, ôm lấy khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt nâu tròn to, vai đeo một ba lô khá nặng so với thân hình mảnh khảnh của mình, hai tay ôm một em bé còn rất nhỏ chừng hai, ba tháng tuổi, cô bé đứng trong đuôi người nối dài xếp hàng ở trước cửa ngân hàng Bank of America, trên đường Harbor, Garden Grove, California chờ đến lượt mình. Những người đứng chờ phía trước thấy cô bé có con nhỏ bèn nhường chỗ để cô bé được tiếp sớm hơn, ai cũng tò mò nghiêng người nhìn vào bên trong lớp vải quấn đứa trẻ xem thử đứa bé ấy là con gái hay con trai, lớn nhỏ ra sao, có bà người Mỹ đứng sát bên lên tiếng: - Chắc cháu bé mới hơn hai tháng phải không? Còn nhỏ quá bế ra đây làm gì? - Sao không để nhà cho mẹ cháu giữ nó? Khuôn mặt của cô bé một chút ngỡ ngàng, lo lắng nhìn xung quanh không biết phải trả lời ra sao, chỉ yên lặng cúi nhìn đứa trẻ đang say giấc trong tấm khăn hồng êm ấm.
Ngôi nhà nằm ở một vùng ngoại ô, khuất sau những tàng cây cổ thụ, phủ đầy rêu phong và ký ức. Mỗi viên gạch, mỗi góc tường, đều như đang thì thầm câu chuyện về một gia đình đã từng hạnh phúc, ấm êm. Ông Lâm, với mái tóc bạc phơ như sương tuyết và dáng người gầy gò, liêu xiêu theo năm tháng, ngồi lặng lẽ trên chiếc ghế mây cũ ở hiên nhà. Chiều tà buông xuống, nhuộm tím cả khoảng sân, mang theo hơi lạnh se sắt của cơn gió trở mùa, lay lắt những cánh hoa đỗ quyên đỏ thắm trước ngõ, như ngọn lửa nhỏ đang cố gắng níu giữ hơi ấm sắp tàn lụi. Mỗi cơn gió đi qua, ông Lâm lại khẽ rùng mình, không phải vì lạnh, mà vì nỗi cô đơn quạnh quẽ đang bám riết lấy ông từ hai năm nay. Từ ngày người vợ yêu quý của ông về với đất.
Mùa Hạ đã bắt đầu báo hiệu, các loài hoa thi đua nở đủ màu sắc tươi vui. Anh Quang bước ra sân theo tiếng gọi của vợ nhờ bưng phụ mấy chậu hoa quỳnh lên bệ cao, vì muốn ngắm nét đẹp của loài hoa trang đài đang nở hàng chục đóa hồng và vàng. Bé LiLy bước chân cao chân thấp đi theo cha cười hồn nhiên.
Có những người Cha tôi đã gặp Hiến dâng đời, phục vụ tha nhân Sáng danh Chúa, sống Phúc Âm Gieo lời Chân Lý xa gần nơi nơi … (KL) Đó là những vị linh mục mà tôi đã có dịp tiếp xúc trong thời gian bốn năm sống ở trại tỵ nạn Thái Lan. Nói về các Cha thời tỵ nạn thì có rất nhiều điều muốn nói, nhưng có nói thêm trăm ngàn lời cũng vẫn chưa đủ. Ở trại, chúng tôi may mắn có được các Cha người Việt Nam (cũng là nguời tỵ nạn vượt biên). Các Ngài là những người khởi đầu lập nên nhà thờ đơn sơ đầu tiên nơi trại cấm Panatnikhom, viết tắt là Panat, (gọi là Trại Cấm vì chúng tôi là những thuyền/bộ nhân đến trại tỵ nạn sau ngày Cao Ủy tuyên bố đóng cửa không nhận người tỵ nạn, nên chúng tôi bị xem là bất hợp pháp, phải ở Trại Cấm chờ nước sở tại thanh lọc, xét duyệt tư cách tỵ nạn).
Trải qua bao thời gian, những người bạn cũ rời xa, những người bạn mới xuất hiện, nhiều khuôn mặt đến, rồi đi, như nước chảy qua cầu. Vậy mà có một khuôn mặt đặc biệt, ở lại rất lâu trong góc trái tim tôi, một nhỏ bạn thật đặc biệt. Đặc biệt, là vì nó là... người Nga. Tôi đã từng có ác cảm với dân tộc Nga, từ những ngày trước năm 1975, là năm đổi đời, đổi hướng tương lai của đa số dân tỵ nạn cộng sản. Ác cảm là vì, giống dân từ một quốc gia xa lạ và rất xa trên bản đồ trái đất, đầu tiên tạo ra chế độ Cộng sản, lại đầu độc cả thế giới qua cái chủ nghĩa Cộng sản ác nhân thất đức.
Thưa anh Don, tôi biết hương hồn anh đang hiện diện quanh quất đâu đây, trong khán phòng này và nghe được những lời tôi nói. Cảm ơn anh đã luôn là người hàng xóm tốt bụng. Anh thường xuyên cắt cỏ cho khoảng sân trước nhà chúng tôi khi cắt cho nhà anh. Không chỉ cắt thôi đâu quý vị, anh còn tỉa rồi thổi bằng máy thổi sạch bóng, từ sát cửa ra vào đến sân xe chạy. Lần nọ, nhà chúng tôi bị bể ống nước, ngập lụt ngoài phòng khách lên tận mắt cá, anh là vị cứu tinh đã khóa nước trước khi chồng tôi kịp về nhà. Bao lần chúng tôi quên đóng cửa “garage” qua đêm, anh luôn nhắn tin cho tôi “Cửa garage nhà chị còn mở đó nhe.” Tôi cảm thấy rất hổ thẹn vì chưa mời anh được một bữa ăn Việt Nam! Tệ thật! Tôi có mua biếu anh hộp bánh vào dịp Noel mấy năm nhưng nhìn lại thấy không đủ so với những gì anh đã làm cho gia đình tôi! Nhưng tôi vĩnh viễn không còn dịp nữa rồi!
Hàng năm, cứ qua giữa tháng Năm là nước Mỹ lại bắt đầu rộn ràng hơn cho ngày lễ hội Memorial Day sắp tới! Các “florist centers” lo chuẩn bị thêm nhiều hoa để cung cấp cho người tiêu thụ, những gian hàng đồ lưu niệm bày biện lắm thứ hơn để bán. Walmart, Krogers tấp nập khách hàng vì có đông người đi chợ cho các tiệc tùng ăn uống chiều hôm đó. Như chúng ta biết, ngày lễ này được long trọng tổ chức vào mỗi thứ Hai cuối cùng của tháng Năm nhằm vinh danh những người lính đã xả thân hy sinh trong quân đội Hoa Kỳ. Ngược dòng lịch sử và theo các sử gia thì cuộc nội chiến Mỹ được xem là có nhiều người chết nhất nên những nghĩa trang thành hình từ đấy. Vào mấy năm cuối của thập niên 1860 thì ở nhiều quận, hạt, tỉnh, thành, thiên hạ bắt đầu tới sửa sang, dọn dẹp vệ sinh cho những ngôi mộ của người thân mình, mang theo bông hoa trang hoàng cho các ngôi mộ đó; những chiến binh đã nằm xuống!
Là con trai trưởng trong một gia đình có chín anh em, tôi sống với Mẹ trong hầu hết bảy mươi bốn năm đời mình. Chỉ có hai lần tôi phải xa Mẹ lâu nhất, mỗi lần tám năm, đều liên quan đến nước Mỹ và Mẹ. Lần thứ nhất từ năm 1991 khi Mẹ đi tỵ nạn Hoa Kỳ theo diện H.O. Tôi kẹt lại quê nhà cho đến cuối năm 1998 mới đi đoàn tụ gia đình theo diện ODP. Đi hay ở, một quyêt định không phải dể dàng với tôi lúc bấy giờ. Những năm chín mươi sau những tháng năm sống vất vả, cay đắng và tủi nhục để kiếm sống và tồn tại, đứa con một sĩ quan tù cải tạo, nhờ thời kỳ mở cửa, các công ty nước ngoài lần lượt vào Việt Nam, tôi được làm việc cho văn phòng đại diện công ty Hoa Kỳ AMP tại Việt Nam. Mức lương 700 USD của một giám đốc kỹ thuật hồi đó là một con số rất lớn nếu so với đồng lương 50 USD của một kỹ sư mới ra trường.
Cũng như bao đứa con trai khác, hồi bé tôi mơ ước được đi máy bay. Vì lớn lên ở Việt Nam sau 1975, mơ ước đó xem ra khó thành hiện thực. Thế rồi khi tôi 18 tuổi, giấc mơ ấy đã đến khi tôi leo lên chiếc máy bay TU134 của Liên xô tại phi trường Tân Sơn Nhất để đi định cư ở Mỹ theo diện bảo lãnh, như đã kể trong bài viết dự thi Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tôi vào năm 2002. Ở Mỹ trên 30 năm, tôi đi máy bay tương đối cũng khá nhiều và cũng có nhiều kinh nghiệm lý thú để hôm nay kể cho quý vị thưởng thức.
Trời mới hửng sáng, bà Năm đã trở dậy. Căn nhà im lặng như tờ, giờ này mọi người còn đang ngủ cả, bà lặng lẽ đến bên bàn thờ, thắp nhang cho chồng. Tay run run, nhưng bà vẫn cố gắng không để tàn nhang rơi xuống thảm. Con dâu đã dặn bà chỉ được dùng nhang điện, nến điện, nó sợ mùi nhang và sợ tàn nhang làm hư tấm thảm đắt tiền. Nhưng bà nghĩ không có hương khói, người chết biết đường đâu mà về? Bà chỉ an tâm, sung sướng khi có ông bên cạnh, mặc dù ông bây giờ chỉ là một hồn ma. Hương khói làm ấm lòng bà, ấm lòng cả người đã khuất, bà không thể để bàn thờ chồng hương khói lạnh tanh....
Nhạc sĩ Cung Tiến