Hôm nay,  

Mẹ Xin Lỗi

23/05/202500:00:00(Xem: 1438)
 
TG Kim Loan
Tác giả Kim Loan nhận giải Giải Vinh Danh Tác Già năm 2023.
 
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và mới nhận Giải Vinh Danh Tác Giả năm 2023.
 
***
 
Sau mấy ngày đi chơi thăm các thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố, ăn fast food và các món ăn Ý, Pháp, Mexico… hôm nay ba mẹ con quyết định tìm nhà hàng Việt Nam vì thèm bữa cơm có canh chua, cá kho tộ, rau muống xào tỏi. Từ nơi khách sạn, Quỳnh cùng hai con đi bộ gần 3 blocks đường đến một nhà hàng Việt Nam rộng lớn và nổi tiếng với các món ăn đậm đà hương vị ẩm thực Việt.
 
Ba mẹ con vừa đói vừa mệt nên hào hứng ăn ngon lành, hết sạch, chuẩn bị món tráng miệng và sau đó chương trình là sẽ đi dạo bờ biển đón gió đêm. Trong lúc hai con xúm lại xem lại các hình chụp trên điện thoại, Quỳnh cũng rảnh rang đưa mắt ngắm nghía xung quanh tiệm thì bất chợt như có linh tính mách bảo, nàng nhận ra có một bóng dáng rất quen thuộc đang đi ngang phía trước hồ cá trong tiệm, cùng với vài người nữa, đang tìm vào ngồi ở chiếc bàn phía bên hông cửa nhà hàng, đối diện xéo với bàn của nàng. Tim Quỳnh đập loạn xạ, hơi thở dồn dập nhưng nàng cũng lấy lại bình tĩnh, với tay lấy bình trà nóng, cố làm mọi sự bình thường để các con không nhận ra sự thay đổi bất chợt trên khuôn mặt và ánh mắt của nàng. Cũng may, nhờ cái hồ cá che khuất, mà phía bên kia không thể nào nhìn thấy Quỳnh, mà Quỳnh vẫn có thể đưa mắt quan sát rất rõ và đầy đủ những người của bàn bên kia.
 
Đâu có ai xa lạ, bởi đó chính là chồng cũ của Quỳnh. Cùng bàn còn có một phụ nữ trẻ, một bé trai khoảng 3 tuổi, và một bà cụ có dáng dấp quê mùa như nhiều người Việt lớn tuổi mới từ quê nhà sang Mỹ định cư, và khuôn mặt bà hiền hòa. Đó chính là vợ con mới của anh ấy, Quỳnh thầm nghĩ, và bà cụ kia chính là mẹ của anh ấy, mà trước đây trên danh nghĩa là mẹ chồng của Quỳnh, nàng chỉ được nhìn qua hình ảnh chứ chưa bao giờ gặp mặt hoặc chung sống một ngày nào. Bởi cũng chính vì bà mẹ chồng này, đã từng là nguyên nhân để cho Quỳnh, một người con gái đẹp, được chồng cưng chiều nâng niu, quá tự tin vào sắc đẹp của mình, rồi tự cao, làm gia đình tan vỡ.
 
Cách đây gần chục năm, Quỳnh đang có một mái ấm thật hoàn hảo và hạnh phúc. Chồng nàng là một kỹ sư giỏi giang, làm việc hợp đồng cho một hãng máy bay lớn. Cưới nhau xong, Quỳnh sinh liền hai con, ở nhà làm công việc nội trợ và chăm sóc con nhỏ. Cuộc sống không thiếu thốn thứ gì, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con xinh, anh càng yêu chiều nàng nhiều hơn lúc quen nhau, và Quỳnh cũng mãn nguyện với cuộc sống của gia đình bé nhỏ của mình.
 
Rồi một ngày, anh thông báo với nàng:
 
- Em ạ, giấy tờ bảo lãnh mẹ sang đây đang tiến triển tốt đẹp. Mẹ đã có ngày phỏng vấn, vậy hôm nào mình đi sắm sửa vài món chuẩn bị cho căn phòng của mẹ ở nhà mình nhé.
 
Quỳnh hơi bất ngờ, dù việc bảo lãnh nàng đã biết từ lâu, nhưng anh ấy còn một bà chị lớn ở cách đây 4 tiếng lái xe, thì mẹ anh nên ở với gia đình bà chị là hợp lý hơn chứ.
 
Quỳnh thắc mắc và anh đã giải đáp:
 
- Anh là con trai út và là con trai duy nhất của gia đình, nên anh muốn phụng dưỡng mẹ để đền bù những năm tháng mẹ đã vất vả từ khi ba anh mất sớm, mẹ đã ở vậy lo cho các con khôn lớn, hơn nữa, vợ chồng chị Hai còn bận rộn coi sóc tiệm phở, nên không thể chăm sóc mẹ tốt như chúng mình.
 
Quỳnh vẫn không chấp nhận có một người khác xen vào mái ấm riêng của nàng, dù đó là mẹ của anh ấy. Cứ nghĩ đến việc một bà già quê vùng biển miền Trung Việt Nam, sẽ vào ở nhà nàng, xáo trộn mọi sinh hoạt riêng tư của hai vợ chồng, con cái, nhất là sự khác biệt của người mới chân ướt chân ráo qua đây, từ cách suy nghĩ, lối sống và quan điểm sống khác nhau, Quỳnh cảm thấy rất ngột ngạt, khó chịu.
 
Và còn một lý do khác, Quỳnh chỉ muốn chồng dành sự yêu thương cho nàng và hai đứa con nhỏ, nàng không muốn chia sẻ niếm ưu ái đó cho bất kỳ ai khác. Quỳnh bèn ra tối hậu thư, bà mẹ chồng phải ở với gia đình người chị, nếu không nàng sẽ mang hai con ra ngoài, sống nơi khác. Quỳnh tự tin vào nhan sắc của mình, (thuở đó, anh đã phải vất vả nhiều công sức và thời gian để chinh phục trái tim nàng), và nàng còn có một “vũ khí” quan trọng khác, đó là hai đứa con bé nhỏ mới ba bốn tuổi đầu, còn ngây thơ xinh xắn đáng yêu, sẽ là mối dây mạnh mẽ ràng buộc anh với gia đình, để anh phải chấp nhận yêu cầu của nàng.
 
Anh đã buồn rầu suốt mấy tuần lễ, vẫn cố gắng nài nỉ và thuyết phục nàng, hãy nghĩ đến tình mẫu tử của anh và mẹ, tình vợ chồng, cũng như tình cha con của anh với hai đứa con thơ, anh không muốn xa những người yêu thương của đời anh. Quỳnh vẫn cương quyết giữ lập trường của mình, bắt đầu chiến tranh lạnh, và cuối cùng anh vẫn nhẹ nhàng cầu xin:
 
- Chỉ còn hai tháng nữa là mẹ qua rồi, anh mong em hãy suy nghĩ lại và thay đổi ý định đó, vì anh vẫn muốn mẹ ở chung với chúng ta, anh cầu xin em đấy Quỳnh ơi.
 
Quỳnh gần như nổi giận, vì anh đã chọn mẹ, mà không chọn vợ con, và trong niềm kiêu hãnh, giận hờn, tự ái, Quỳnh đã mang hai đứa con ra khỏi nhà hai tuần trước ngày mẹ anh đến Mỹ. Suốt hai tuần đó, Quỳnh đợi chờ, nhưng anh không hề gọi điện thoại thăm hỏi, xin được gặp con hoặc gặp Quỳnh như nàng đã tưởng tượng. Nàng biết anh không thể sống xa con vài ngày, đôi lúc phải đi công tác xa nhà, anh đã gọi điện hàng ngày để được nghe giọng nói các con, để được nghe nàng kể chuyện. Quỳnh biết anh rất giận, nhưng không lẽ tình yêu vợ con của anh không đủ lớn để anh liên lạc, xin lỗi và tìm cách đưa trở về nhà hay sao?
 
Rồi suốt một vài tháng sau đó, nghĩa là mẹ của anh đã qua đến Mỹ đoàn tụ, anh vẫn im lặng, trong khi Quỳnh vẫn tự tin nghĩ rằng mẹ anh, tức bà nội của các con, cũng phải có ý muốn gặp cháu mình, nhưng sự chờ đợi của Quỳnh càng vô vọng, khiến nàng càng tức tối, nhất là khi nghe một người quen nói lại, chính anh là người không cho mẹ anh gặp nàng và hai con.
 
Chuyện gì đến phải đến, Quỳnh vẫn là người háo thắng, (như đã từng nhiều lần trong những cuộc cãi vã giận hờn giữa hai vợ chồng, anh luôn là người xin lỗi), giờ đây, nàng cũng như thế, không muốn là người thua cuộc, nàng mang con đi tiểu bang khác, gửi đơn ly dị chồng, cắt đứt mọi liên lạc mặc dù tòa xử cho anh có quyền thăm con, tiền cấp dưỡng vẫn trừ vào tiền lương hàng tháng của anh, chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng của nàng.
 
Thời gian đầu, thỉnh thoảng anh có điện thoại muốn nói chuyện với con, nhưng nàng cố tình không trả lời điện thoại, hoặc kiếm cớ khi thì con bận học, khi thì chúng đang ngủ, nói chung là muôn vàn lý do khiến anh nản lòng. Nàng đã trừng phạt anh như thế, muốn thấy anh đau khổ dằn vặt khi xa con, và nàng thỏa mãn với hành động của mình.
 
Thời gian trôi qua, xoa dịu mọi nỗi đau. Nàng cũng có việc làm, các con cũng lớn dần, nhưng vẫn có nỗi buồn u ám bao quanh ngôi nhà thiếu vắng đàn ông. Nàng chưa sẵn sàng mở lòng cho tình yêu khác vì còn phải lo cho cho con, chúng vẫn còn nhỏ, và còn nhiều lúc chúng nó vẫn chợt hỏi nàng, rằng chúng con rất nhớ bố, sao lâu quá bố không về thăm.
 
Niềm kiêu hãnh trong nàng đã bắt đầu tàn lụi, khi nàng cảm nhận mình có lỗi với các con, và nàng biết mình còn yêu anh, nhưng mọi việc đã đi quá xa. Có lẽ anh đã hận nàng nhiều lắm nên lâu dần anh không muốn gặp lại nàng và cả hai con như một sự trả đũa, tim nàng se thắt đớn đau, nhưng khi chợt tỉnh lại thì đã quá muộn màng.
 
Hồi tưởng lại những việc đã xảy ra trong quá khứ, những giọt nước mắt như muốn trào ra nhưng Quỳnh đã kịp ngăn lại, để hai con tiếp tục vô tư ăn uống, trong khi nàng vẫn nhìn qua bàn bên kia quan sát.
 
Anh ấy vẫn như xưa, đôi mắt chiều chuộng nồng ấm ngày nào giờ đang chăm chú nhìn người vợ mới đang mớm thức ăn cho đứa con trai bé bỏng. Đứa bé cố nhai những sợi bún và bị sặc, anh vội vàng với lấy tấm khăn giấy đỡ vào miệng con trong khi mẹ anh âu yếm dỗ dành thằng bé, bế nó lên ngồi vào lòng bà rồi đưa ra món đồ chơi cho nó cầm. Anh gắp thức ăn cho vợ, cô ấy nhìn anh dịu dàng, hai người nói cười thật hạnh phúc.
 
Sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn được vài năm, Quỳnh có nghe tin anh cưới vợ từ dạo đó, nhưng nàng không ngờ hôm nay được tận mắt nhìn thấy gia đình của anh, chắc hẳn là anh đưa họ đến thành phố biển này để du lịch nghỉ ngơi. Con người đó từng là chồng của nàng, hai người đã có những năm tháng yêu đương mặn nồng, anh đã từng yêu thương chiều chuộng nàng biết bao. Anh ấy đã từng ngắm các con nàng ăn uống trong niềm hãnh diện sung sướng dạt dào của một người bố. Bà mẹ chồng kia lẽ ra là của nàng, là của các con nàng để chúng nũng nịu vòi vĩnh, quấy phá…
 
Tất cả sẽ vẫn là của gia đình bé nhỏ của nàng, nhưng vì niềm tự cao ích kỷ, nỗi bốc đồng tự ái nhất thời mà nàng đã làm cho các con mất đi một mái gia đình.
 
Bàn bên kia vẫn ăn uống vui vẻ. Anh đứng lên ẵm ru thằng bé, chắc nó đang mệt nên gục đầu trên vai bố, ngủ ngon lành. Mẹ và vợ anh thảnh thơi tiếp tục ăn uống và nói chuyện thân mật.
 
Quỳnh không thể chứng kiến cảnh hạnh phúc đầm ấm ấy thêm một phút giây nào nữa, nàng gọi hai con đi ra ngoài xe ngồi chờ, nàng ra quầy tính tiền thật mau, rồi bước như chạy ra khỏi nhà hàng, nhưng không vào xe với các các con mà đi vòng ra phía góc bãi đậu xe, nơi có những tàn cây vắng vẻ. Nàng dừng lại, để nước mắt thật sự tự do trào ra khóe mắt, rồi không kìm được cảm xúc, nàng dựa vào một thân cây, ôm mặt khóc òa như đứa trẻ, rồi nấc lên từng cơn, nàng khẽ gọi tên các con:
 
- Các con ơi, mẹ xin lỗi, mẹ ngàn lần xin lỗi ...!!
  
KIM LOAN 
 

Ý kiến bạn đọc
28/05/202502:23:01
Khách
Trong tất cả mọi hoàn cảnh, luôn luôn đặt bản thân ( mình )vào vị trí: nếu mình là bà mẹ chồng (trong chuyện) thì sao?
Đừng quên một ngày nào đó bạn sẽ già, bất kể con rể hay con dâu cũng đối xử y như cách bạn ngày xưa, thì sao?
26/05/202517:33:32
Khách
Định mệnh an bài:

Thanh Lan - Phạm Thái Thanh Lan- vừa đẹp, vừa hát hay (cả nhạc Việt lẫn Pháp), vừa có tài đóng phim và đóng kịch, và nay lại có thêm tài viết sách .
Thanh Lan từng được phong cho các danh hiệu “Công chúa của nghệ thuật”; “Nữ tài tử đẹp nhất Sài Gòn”; “Diễn viên đẹp nhất miền Nam Việt Nam”...
Tuy thành công vang dội trong sự nghiệp, tuy nhiên đường tình duyên thì không được suông sẻ . Năm chưa đầy 18 tuổi, bà gặp và kết hôn với một thanh niên giàu có . Cặp đôi có với nhau một con gái, nhưng hôn nhân chỉ kéo dài khoảng ba năm.
Và phải mãi cho đến nay, ở vào tuối U80, Thanh Lan mới có được cuộc sống hạnh phúc bên người chồng quốc tịch Pháp, kém bà 9 tuổi. Hai người gặp nhau trong một chuyến đi diễn của bà, không hề hẹn hò hay thân mật từ trước, nhưng ông bất ngờ ngỏ lời muốn sống chung khi cả hai đang dùng bữa. Sau đó, ông quyết định sang Mỹ sống cùng bà và gắn bó đến nay.
Ở tuổi U80, Thanh Lan cho biết, cuộc sống của bà rất bình yên. Cả hai sống thẳng thắn, không ghen tuông và không giấu giếm điều gì, tận hưởng những tháng ngày an tĩnh.
26/05/202502:29:53
Khách
Định mệnh an bài. ?
( Trích) Sau một tai nạn nghiêm trọng vào năm 2015, Lê Phạm Hoài Thu Thúy - tỉnh Đắk Nông- đã trải qua 15 ngày điều trị, khiến cô liệt tứ chi, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào người thân.
Năm 2021, giữa những chuỗi ngày tĩnh lặng và đau đớn, Thúy quyết định học tiếng Trung quốc qua một ứng dụng có chức năng kết bạn. Cô tình cờ quen Zhou Zhen Qiao , khi đó là kỹ sư sống ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.
Những ngày tâm sự cùng nhau khiến Zhen Qiao hiểu thêm về hành trình đầy nghị lực của Thu Thúy.
Tháng 8/2023, đám cưới của cặp đôi chính thức diễn ra tại tỉnh Đắk Nông, Việt nam.
Cuộc sống hiện tại của vợ chồng Thu Thúy - Zhen Qiao đơn giản và êm đềm. Do chưa thể đi làm công việc đúng chuyên môn tại Việt Nam, Zhen Qiao cùng vợ kinh doanh online, bán các loại hạt dinh dưỡng.
Mỗi sáng, Zhen Qiao giúp vợ đánh răng, thay quần áo, đưa cô lên xe lăn để cùng ăn sáng. Sau đó, anh bận rộn với việc gói hàng, quay video, còn Thúy phụ trách phần hậu kỳ và chỉnh sửa nội dung.
Buổi chiều, Zhen Qiao tắm rửa, thay đồ, đút từng muỗng cơm cho Thúy, rồi cùng vợ livestream bán hàng.
Với Thúy, Zhen Qiao không chỉ là người bạn đời, mà còn là đôi tay, đôi chân, là chỗ dựa tinh thần vững chãi.
Zhen Qiao xin nghỉ việc, đóng cửa nhà ở Trung Quốc để sang Việt Nam ở cùng vợ.
Trong khi đó, sau quyết định rời quê hương để đến Việt Nam ở rể, Zhen Qiao không tránh khỏi bỡ ngỡ. Văn hóa, ngôn ngữ, cả nhịp sống nơi đây đều khác biệt. Nhưng sự gắn kết trong gia đình, tình làng nghĩa xóm và những quan tâm giản dị hàng ngày khiến anh dần thích nghi và gắn bó.
“Ở Trung Quốc, ai ở nhà nấy, mọi người ít tương tác hơn. Nhưng khi sang Việt Nam, thấy hàng xóm, họ hàng gần xa đều thăm hỏi, sẻ chia cùng nhau, tôi rất ngạc nhiên. Từ chỗ không ăn được mắm tôm, mắm nêm, bây giờ tôi lại ‘nghiện’ luôn những món ấy”, Zhen Qiao nói thêm.
Điều mong mỏi lớn nhất hiện tại của Thúy là cải thiện sức khỏe để có thể mang thai và nuôi con.
Vợ chồng cô cũng ấp ủ dự định đi du lịch nước ngoài. Trong những lần trò chuyện, họ từng bàn đến việc sẽ đến thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) bởi cả hai đều yêu thích những nơi có nhiều công viên, hoa cỏ và không gian xanh".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 178,811
Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi. My đi vào tiệm tạp hóa trong đầu cứ lẩm nhẩm lời mẹ dặn “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Muối thì dễ rồi, nhưng còn vôi, kiếm đâu ra? Những ngày lễ khác, mẹ chẳng để ý, con cháu muốn làm gì thì làm. Chỉ có Tết Nguyên Đán là mẹ nhớ. Hình như cả đời mẹ chỉ chú trọng đến tết Ta. Mẹ không muốn bỏ qua bất kỳ tục lệ nào. Mọi thứ đâu ra đấy, không có làm phiên phiến qua loa.
Suy từ câu nói bất hủ của học giả Phạm Quỳnh, "Truyện Kiều còn thì... nước ta còn”, thì người Việt nơi hải ngoại phải nói, “Tiếng Việt còn thì nước Việt còn”. Mà theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, "Sống trên đời sống cần có một tấm lòng”, mình có được tấm lòng thì ý nghĩa cuộc đời mình không lẽ để gió cuốn hết đi. Cho nên tấm lòng quý nhất là giữ gìn và bảo tồn Văn hóa cùng Việt Ngữ của quê hương.
Tham gia VVNM từ năm 2010, bàn viết thuở đó của tôi bị vài bạn độc còm như ri: - Ở bên Pháp biết gì về Nước Mỹ mà viết! Tôi thất kinh hồn vía như đứa đi vượt biên đường bộ qua Campuchia bị công an việt cộng bắt quả tang, may thay Ban Giám Khảo VVNM không hề kỳ thị tôi ở tận bên nớ lại dám viết chuyện bên ni. Tôi từng đi Mỹ thăm chị em tôi và gia đình bên chồng, bạn bè… từ năm 2005, nước Mỹ trở nên thân quen từ những chuyến đi về với bao câu chuyện tôi ghi lại trên mục VVNM.
Tôi chưa già và tôi tự hỏi bao nhiêu tuổi mới gọi là già. Người thì nói sau sáu mươi tuổi sẽ được gọi là già. Người khác nói sau khi về hưu sẽ chính thức bước vào tuổi già. Bác Duy Lâm, Một đồng nghiệp của tôi vẫn đến trường đi cày đều đều đến lúc bác đã bảy mươi lăm tuổi nhưng bác vẫn chưa chịu nghỉ hưu. Bác bảo bác chưa già nên bác sẽ làm đến khi nào bác không còn sức khỏe vì bác rất thích công việc của bác, công việc của một người phụ giáo. Vị bác sĩ chuyên chữa bệnh dị ứng phấn hoa của tôi đã gần 74 tuổi vẫn đến văn phòng của ông để khám cho bệnh nhân bốn ngày trong một tuần vì ông yêu thích công việc của ông. Tôi gặp rất nhiều người Mỹ vẫn say sưa đi làm dù đã quá tuổi nghỉ hưu vì họ còn sức khỏe và tìm thấy niềm vui trong công việc chứ không phải vì họ cần tiền. Bên cạnh bức tranh đầy những màu sắc tươi sáng đó, tôi biết vẫn còn nhiều bức tranh ảm đạm, âu sầu trong cộng đồng người Việt ở thành phố nơi tôi cư ngụ.
Trời rét căm căm, gió lạnh thổi ù ù bên ngoài, đường xá im vắng không một bóng người, không cả một chiếc xe qua lại. Ông Thanh uể oải ngồi dậy để đi đón Huệ, ngày nào cũng thế, mười một giờ tối phải đi rước vợ về. Huệ làm phục vụ cho nhà hàng buffet Hibachi ở vùng Riverdale. Huệ qua Mỹ đã hơn hai năm rồi mà ông Thanh vẫn không chịu tập cho Huệ lái xe, nhiều lời ra tiếng vào cũng đến tai ông nhưng ông mặc kệ. Ông chấp nhận sáng chiều đưa đón chứ không hề muốn cho Huệ lái xe, cũng may công việc của ông rất tự do, không lệ thuộc giờ giấc nên mới có thể đưa rước như thế!
Năm nay vùng Hoa Thịnh Đốn trời lạnh sớm hơn mọi năm. Giữa tháng 11 đã có tuyết đầu mùa. Không nhiều lắm, lất phất bông tuyết nhỏ nhỏ rơi xuống đất độ 5, 10 phút là tan. Tuy nhiên trời lạnh. Ban đêm 33 độ F-36 độ F. Ban ngày phần lớn nắng đẹp lắm, vàng tươi. Các loại hoa như impatient hay petunia hoa lá héo úa, thấy tội nghiệp. Hoa Pansy không sao, xanh tươi như cũ. Loại hoa này chịu được lạnh suốt mùa đông...
Nhìn cháu nội tám tháng tuổi đang tìm cách làm sao mở gói quà to, mùa Giáng Sinh đầu tiên trong đời cháu, cái gì cũng mới mẻ, lạ lẫm, cháu giương đôi mắt thật to tròn ngây thơ nhìn những món quà xanh đỏ, giây nơ hoa chằng chịt, chẳng hiểu chút ý nghĩa nào, nhưng miệng luôn mỉm cười, đôi chân mày nhíu lại dường như suy nghĩ mông lung.. Những chiếc máy hình, iphone đều bấm lia lịa, các bác, cô chú dì đều muốn lấy những góc hình dễ thương nhất của cháu vào phút này, vì cháu là đứa bé nhỏ nhất trong gia đình cả hai bên nội ngoại lại là đứa cháu đầu tiên nữa.
Năm nay ông Tư đã qua tuổi tám mươi, nhưng trông ông khỏe mạnh và trí tuệ còn minh mẫn - so với những ông lão cùng lứa tuổi, ông được xếp hạng trên trung bình. Những buổi họp mặt ở Hội Cao Niên, các cụ thường ngồi lại với nhau uống trà, tán gẫu chuyện đời. Có ông kể chuyện buồn bị con cháu bỏ bê; có ông than thở chuyện ốm đau; có ông nuối tiếc chưa trả được mối thù vong quốc đầu đã bạc, bèn ngâm mấy câu thơ của Đặng Dung
... Mưa cuối năm vẫn rả rích ngoài trời mù sương và gió lạnh, thảm lá vàng ướt mưa về cội. Bỗng nhớ câu nói đêm qua của một vị thiền sư bên Nhật, ông nói, “cuộc đời như một chiếc va li, sống phải biết khi nào xách lên, khi nào để xuống, phải soạn lại va li cho mỗi hành trình…” Tôi nghe không hiểu ý ngài lắm vì thiền sư đâu phải người thường dễ hiểu, chỉ nhớ bà ngoại mấy đứa nhỏ từng nói, “cái gì cầm lên được thì bỏ xuống được.” ...
Nhạc sĩ Cung Tiến