Hôm nay,  

Lời Ba Muốn Nói

13/06/202500:05:00(Xem: 1427)
  
MTTN nhan giai Vinh danh Tac Gia VVNM 2023 từ nhà văn Cung Tích Biền
Minh Thúy Thành Nội nhận giải Vinh danh Tác Giả VVNM 2023 từ nhà văn Cung Tích Biền
 
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thúy, sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải Vinh danh Tác giả 2023. Nhân ngày “Father’s Day” sắp đến, tác giả kể câu chuyện về tấm lòng của một người cha có con gái mắc bệnh tự kỷ.
 
*** 

Mùa Hạ đã bắt đầu báo hiệu, các loài hoa thi đua nở đủ màu sắc tươi vui. Anh Quang bước ra sân theo tiếng gọi của vợ nhờ bưng phụ mấy chậu hoa quỳnh lên bệ cao, vì muốn ngắm nét đẹp của loài hoa trang đài đang nở hàng chục đóa hồng và vàng. Bé LiLy bước chân cao chân thấp đi theo cha cười hồn nhiên.

- Con tránh ra để ba phụ mẹ chút nha

Lily nghiêng đầu qua, nghiêng đầu về vẫn níu áo, anh đành dừng chân nói với vợ “chờ chút...con đang vui vẻ”. Anh gỡ nhẹ tay con dìu vào ghế dài dưới tàng cây phượng vàng nay đã tàn hoa, chỉ còn bóng lá xanh tỏa mát. Anh ôm con, đặt đầu LiLy áp vào ngực anh, nghe luồng tim đập ấm áp chứa tình thương bao la.

Nhìn con lòng anh như quên hết chuyện phiền não hôm qua.

Vợ chồng anh mua vé hai tháng trước cho chuyến bay qua Hawaii nghỉ mát như thường lệ. Đã làm thủ tục check-in và ký gởi hành lý xong xuôi, vợ chồng anh hân hoan xếp hàng, bỗng bé Lily ngồi sụp xuống, níu chân ba mẹ nhìn về hướng ngược, biểu hiện ý đòi trở lui. Anh dỗ con “Ngoan Lily nhé, con sẽ vui đùa tắm biển khi qua đó”. Bé hất tay anh ra, rồi nằm lăn dài khóc lóc. Anh chị thay phiên dỗ dành, dìu con lùi qua một bên nhường chỗ cho khách hàng đang bước từ từ lên. Thời gian như muốn đứng lại, Anh chị nhỏ nhẹ, vuốt ve con sau gần một tiếng đồng hồ, cháu vẫn la hét đến khàn cổ. Cuối cùng anh chị phải chiều ý con gọi Uber trở về nhà. Anh liên lạc với nhân viên Airlines báo cáo hủy chuyến bay dù hành lý đã gởi, và được cho biết sẽ nhận lại một tuần sau.

LiLy ngồi yên ép sát đầu vào ngực anh, trong khi chị nhổ cỏ dại mọc xen chung quanh các chậu hoa trong lúc chờ đợi anh giúp đỡ việc nặng.

Anh nhìn màu nắng rực rỡ, ký ức ùa về của khoảng thời gian gần 30 năm trước. Anh giật mình “thời gian trôi nhanh quá, mọi chuyện cứ ngỡ như mới đâu đây...” Anh để dòng sông êm ả trôi về miền kỷ niệm...

Sinh ra trong một gia đình có ba anh em, Anh là trai lớn, thủa nhỏ đi học luôn đoạt bằng khen, bằng danh dự. Theo gia đình vượt biên qua Mỹ, anh hội nhập mau chóng và tiến bộ trong lãnh vực học đường, suôn sẻ tốt nghiệp bằng kỹ sư. Anh làm việc đi qua nhiều hãng nổi tiếng, hiện tại làm cho hãng Cisco tọa lạc vùng San Jose, nhưng được làm việc ở nhà.

Anh nhớ một mùa hè năm đó.... trong vài buổi làm việc thiện nguyện tại San Francisco, Anh gặp Ái Thanh (vợ anh bây giờ) đang là sinh viên của trường San Jose State, nàng rất đẹp và xông xáo trong công việc. Anh đã bị hớp hồn ngay từ phút đầu và tìm cách làm quen, quyết chinh phục cho bằng được. Chị lúc ấy cũng mến anh, một kỹ sư có nét thanh tú với dáng cao và tánh tình hiền lành ít nói. Anh chờ chị tốt nghiệp bốn năm, chị có việc làm trong phòng thí nghiệm của trường Đại Học. Mọi việc đều vững vàng bảo đảm đời sống, vì anh đã mua nhà trước đó. Sau vài năm tìm hiểu, anh chị quyết định tiến tới hôn nhân và hiện là cư dân của vùng Milpitas.

Mọi sự đều chuẩn bị sẵn sàng, đứa con trai Robert đầu đời, Anh chị chào đón trong niềm hạnh phúc vô biên. Ba năm sau bé Lily được sinh ra, những giây phút chờ trông cháu Lily lật trở vui nhộn biết bò theo thứ tự bẩm sinh. Sau gần hai năm, theo dõi bước thay đổi và phát triển của con, chưa thấy bé Lily biết đứng, biết bập bẹ phát ra âm thanh của trẻ con, anh chị lo lắng đem con đi gặp bác sĩ và bệnh viện nhiều lần, kết quả bác sĩ cho biết cháu bình thường, hãy chờ đợi thêm thời gian nữa”. Anh chị bắt đầu sống trong tâm trạng lo âu hồi hộp vì chẳng có gì tiến triển, ngày tháng trôi qua trong mòn mỏi, nhìn con vẫn bò quanh nhà dù đã lên bốn, năm, sáu...tuổi.

Khi con đầu lòng chào đời, anh chị tìm được người trung niên độc thân tên Sâm, sinh hoạt các chùa (do bạn giới thiệu), sau thời gian quan sát tìm hiểu tánh tình chị Sâm này rất hiền từ nhân hậu. anh chị yên tâm để chị Sâm ở lại sáu ngày, cuối tuần về thăm nhà, vì vậy vợ chồng yên tâm cày cấy trang trải nhiều thứ nợ.

Trước đây chị Sâm trông nom em gái Natalie con anh kỹ sư Lâm. Chị kể lại: “Em gái này đã trên hai mươi tuổi, bị bệnh Autism (tự kỷ) rất hung dữ, qua nhiều người đến chăm sóc nhưng họ phải đầu hàng vì em không chịu ai cả. Có những lúc em bị kinh nguyệt, em vùng vằng không cho chị Sâm thay băng làm vệ sinh, cuối cùng anh Lâm phải tự tay làm công việc ấy cho con, bởi vợ chồng đã ly dị, mà anh là người nuôi con. Chị Sâm thương lắm cũng đành nghỉ việc, sau bà Nội đến ở lại chăm cháu. Thỉnh thoảng cuối tuần chị Sâm cũng ghé thăm vì thương những mảnh đời đau khổ, thương những đứa trẻ không được bình thường sống trong hoàn cảnh thật xót xa. Câu chuyện được kể khi chị Sâm chứng kiến bé Lily có nhiều dấu hiệu không được bình thường, nhưng chị Sâm may mắn trông cháu bền lâu vì tánh Lily hiền lành dễ chịu hơn.

Một hôm tình cờ xem hình cha con anh Lâm trong buổi tiệc gia đình có chị Sâm chụp chung, nhờ vậy anh Quang nhận ra người bạn học xưa. Họ liên lạc hỏi thăm, tâm tình tìm sự cảm thông nhau từ đó.

Một buổi hai anh hẹn gặp uống cà phê cuối tuần. Sự mệt mỏi hiện ra trên nét mặt, mỗi người như bị áp lực đè nặng trong công việc và con cái. Anh Quang kể về hãng Cisco, anh Lâm làm cho hãng IBM, trao đổi những mẫu chuyện về nghề nghiệp. Anh Quang hỏi thăm bệnh tình cháu Natalie.

- Cháu vẫn chơi và khỏe đó chứ?

- Càng ngày tâm tính cháu càng hung hăng chướng kỳ, giai đoạn này cháu không thích mặc quần áo, cởi bỏ hết đi khắp nhà. Bà nội không đủ sức mặc vào cho cháu, tôi phụ giúp thật khó khăn vì cháu vùng vẫy, phải cố gắng dùng sức mạnh kềm tay chân cháu. Mặc quần áo xong rồi tôi phát hiện có vết bầm trên cánh tay cháu, biết mình vô ý lỡ mạnh tay tôi thật đau lòng, hối hận muốn khóc vì thương con mình quá.

Anh Lâm kể lại với ánh mắt buồn bã. Biết hoàn cảnh bạn mình đã ly dị chịu cảnh gà trống nuôi con, anh Quang nhẹ nhàng:

- Ông cũng nên tìm người bạn mới cho khuây bớt

Anh Lâm lộ vẻ uể oải chậm rãi:

- Nói gì, tôi cũng có bạn gái chứ, tháng trước dẫn về chơi dò ý con, cháu Natalie lộ vẻ giận dữ hai mắt đỏ ngầu, tôi sợ quá nghĩ từ nay không đem về nhà nữa. Lòng tôi cũng chẳng hứng thú gì khi nghĩ đến con, chỉ muốn để mặc dòng đời trôi… Mỗi ngày đi làm về nhìn con, chơi với con bằng tình phụ tử thiêng liêng dậy lên những cảm xúc dạt dào khôn nguôi thật khó tả.


Một hôm người quen khuyên anh Quang xin tiền phúc lợi Social Security Disability Insurance (Bảo Hiểm Khuyết Tật An Sinh Xã Hội - SSDI). Anh gạt ngang nghĩ thầm “Làm gì có chuyện đó đối với anh, khi mức lương vợ chồng cao, lại đang làm chủ hai ngôi nhà, một ở và một cho thuê, trường hợp anh không thể được quyền hưởng phúc lợi”. Anh hoàn toàn không tin, nhưng nghe nhiều người bàn cãi quá, điện thoại hỏi bạn Lâm, bạn cũng không biết. Hai anh điền đơn thử thì được xác nhận: trẻ em bị bệnh tự kỷ được hưởng quyền lợi là đúng, dù cha mẹ có dư điều kiện tài chánh đi chăng nữa.

Anh Quang không thể ngờ được nước Mỹ có chính sách nhân đạo đến vậy. Chính phủ không quan tâm ai giàu hay ai lương cao việc lớn mà chỉ chú trọng việc chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ em, nhất là các trẻ em đặc biệt. Chính phủ trả lương cho người chăm sóc bé Lily và được hưởng thêm quyền lợi bảo hiểm sức khỏe. Bé được đi trường học lớp đặc biệt có xe đưa đón tận nhà, được cô giáo người bản xứ về nhà dạy riêng hai tiếng ngoài giờ. Anh muốn hét to “American vĩ đại, nhân từ bậc nhất...” Cho dù lương của anh bị trừ thuế 40% vẫn xứng đáng, vui vẻ góp phần xây dựng đất nước này phát triển vững mạnh thêm.

Mùa đông đi qua, mùa xuân lại đến, mùa hè trở lại, mùa thu tuần tự. Anh chị vẫn sống bằng niềm hy vọng bệnh tình bé Lily có phần tiến bộ, dù đã qua mười hai năm cháu vẫn chưa biết nói, biết đứng dậy. Tới năm mười bốn tuổi, bỗng dưng cháu đứng dậy và từ từ bước tập tễnh, còn niềm vui nào lớn hơn. Anh chị đã ôm nhau khóc vì mừng rỡ, bám tiếp tục niềm hy vọng để sống.

Nghĩ đến vợ, anh cảm thấy thường quý vô cùng. Nàng nấu ăn rất ngon, dù có chị Sâm trong nhà, nhưng bà xã chỉ muốn tự tay nấu những món ngon cho chồng con ăn vừa ý. Sau giờ làm vợ tất bật về nhà đứng mấy tiếng đồng hồ trong bếp, tối dành thì giờ chơi với con. Bé Lily rất kén ăn, nàng theo chiều con sát nút. Có điều đối với chị Sâm, bé dễ chịu vui vẻ, nhưng khi vợ anh về là bé chướng hết cỡ, đòi lung tung đủ thứ, bắt nàng bồng bế dù LiLy rất nặng ký. Bé có dấu hiệu: thích ngồi một mình, sợ người đông và sợ âm thanh mở lớn. Khi vui bé ngồi cười một mình xoay đầu liên tục, cô giáo có kỹ thuật chuyên môn dạy cháu chơi game để phát triển não bộ, cháu biết mở ipad và biết nhiều trò chơi trong máy khiến anh chị thấy phấn khởi vô cùng.

Anh chị ngoài thì giờ sinh hoạt, cũng tìm đọc các trang mạng về bệnh tự kỷ để hiểu thêm tâm lý. Chị là người mẹ rất tuyệt vời, luôn dặn anh “đừng bao giờ lộ nét mặt buồn giận con, mà phải cố gắng tạo nét mặt vui vẻ, ánh mắt trao nhìn con thật trìu mến”. Anh nhớ bao nhiêu năm, vợ luôn đè nén những ước mơ riêng tư, chịu đựng hy sinh cho con hết mực, những khi cháu nổi cơn bất thình lình. Như lần qua Florida ăn cưới cháu, trong buổi tiệc Lily nằm dài la hét làm anh chị không dự được phải ẵm con về khách sạn sớm; lần đi máy bay qua Nhật, cháu nằm lăn trên sàn khóc lóc lăn lộn, hành khách thật lịch sự ngồi yên như không có chuyện gì xảy ra dù cháu quậy rất ồn ào; lần qua đảo Big Island bên Hawaii, Lily cũng nằm vạ trên lối chờ vào máy bay, hôm đó tình cờ một viên phi công đi ngang qua, cúi xuống cầm tay em dẫn đi vào máy bay, cháu ngưng tiếng khóc bước theo, may mắn chuyến đó anh chị được thoát nạn; mỗi khi đến nhà ai hoặc ra ngoài công viên dự tiệc, thường chỉ có mình anh đi dự, họa hoằn đôi bữa có chị nhưng chị cũng nửa chừng bỏ cuộc.

Tiếng chị đánh thức anh về vùng hiện tại:

- Anh để con chơi, phụ em cho xong việc, em còn đi chợ vì tủ lạnh trống trơn rồi

- Được em! 

Anh đẩy nhẹ Lily ra khỏi vòng tay.

- Con dạo ngắm hoa đi nhé, con có thấy hoa nở đẹp không?

Bé buông tay anh bước chậm nhìn hoa, không biết con có hiểu lời anh nói!!??

Sau một hồi phụ vợ các việc nặng, anh ngồi nhìn con chơi trong sân. Robert, anh Hai của LiLy đã tốt nghiệp Đại Học và có việc làm nơi xa. Anh chị vẫn tựa vào niềm hy vọng một ngày được nghe con gái nói, dù tiếng nói bằng ngôn, anh chị ngữ riêng cũng tốt. Năm nay quỹ An Sinh Xã Hội cắt giảm tài trợ việc cô giáo đến nhà bày vẽ chơi game cùng Lily hai tiếng mỗi ngày. Nhưng không hề gì, anh chị vẫn tiếp tục trả lương cho cô giáo, để cô hướng dẫn dưới hình thức chơi game bằng phương pháp trị liệu tâm lý và khai triển bộ óc.

Lily quay nhìn anh, cười tươi tắn, trở lại ôm anh sờ ngực, sờ áo. Anh vuốt tóc con thì thầm “Lời ba muốn nói với con, là ba mẹ yêu con nhất trên đời. Con là hơi thở, là sự sống của ba mẹ. Dù sao con cũng được sinh ra trên nước Mỹ, một đất nước nhân bản, có nhân đạo luôn đặt quyền lợi các trẻ em bị bệnh lên ưu tiên hàng đầu”.

Năm nay LiLy đã hai mươi tuổi. Tuần trước anh chị định dẫn bé đi chơi xa như món quà sinh nhật, vì anh chị thấy cháu rất thích chơi đùa với sóng biển, thích tắm nơi bờ biển vắng người, nhưng chuyến này không may nên bất thành. Con bé cao giống anh, khuôn mặt trái soan, nét mặt giống chị. LiLy sinh ra đời được bao nhiêu người yêu thương ngoài ba mẹ, hai bên nội ngoại, chị Sâm, người quen và nhất là anh Hai Robert của bé, cũng biết dỗ dành, chiều chuộng, đút cơm hoặc thay tả cho em mình.

Đã vào tháng Sáu, ngày Chủ Nhật đẹp trời. Anh chị tổ chức sinh nhật cho LiLy ngoài park gần nhà. Mùa hè đến, cây cỏ xanh um, quang cảnh mang bộ mặt tươi vui đầy sức sống. Bà con đến đông chúc mừng quà cho cháu. Tuần trước bé không vui cản trở chuyến đi chơi, hôm nay bé vui, ngồi yên cho mọi người chuyện trò ăn uống khiến anh chị mừng lắm.

Chiều dần xuống Lily chỉ về hướng xa vắng người, nắm tay ba kéo đi. Anh nhờ chị tiếp khách, hai ba con bước tới những mô đá bên kia đường, bé ngừng lại muốn ngồi xuống. Anh cũng ngồi theo bé nhìn bóng chiều lung linh hoa nắng nhảy múa trên vạt cỏ. LiLy nhìn quanh quẩn lộ nét mặt dễ chịu nơi có không khí yên tĩnh thoáng đạt. Mặc bên kia mọi người rôm rả nói chuyện, ăn uống tiếp tục, anh vẫn lặng lẽ ngồi bên con cả tiếng đồng hồ, nhìn mây trời trôi lãng đãng, nghĩ đến những mảnh đời khác nhau biến chuyển theo cuộc sống.

“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, nghĩ người bạn có con bị bệnh giống Lily, anh thấy mình được may mắn hơn, vì còn có đứa con trai thành đạt, có vợ bên cạnh chung nhau chăm sóc Lily. Anh nhớ điều đã đọc trong tài liệu về phương thuốc chữa bệnh Tự Kỷ Tâm Lý: “Tình yêu thương của người thân chính là phương thuốc hữu hiệu nhất cho người bị tự kỷ. Nên trò chuyện với họ nhiều hơn để tinh thần được thoải mái”.

Anh lẩm bẩm “Nhất định xóa tan đau khổ, thất vọng, chống phá căn bệnh trầm cảm chen vào. Con là giọt máu, là tình yêu thương lớn nhất trên đời. Ba Mẹ sẽ chiều ý con, dù lúc con vui hay khi con nổi chướng, miễn Ba Mẹ được sống bên con gái yêu quý ...”
 
Minh Thúy Thành Nội 
Mùa Lễ Cha 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 260,274
.Mỹ bỏ rơi Miền Nam Việt Nam. Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam năm 1973. Bàn cờ thế cuộc đã thay đổi, những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu trong đơn độc và tuyệt vọng. Trong những ngày cuối cùng 30 tháng Tư 1975, dân chúng gồm cả lính tráng hay nhân viên công sở của Việt Nam Cộng Hòa đã tiêu hủy, xé đốt hết những giấy tờ hình ảnh có liên quan đến “ngụy quân ngụy quyền” vì sợ Việt Cộng trả thù. Trong khi chồng Mai còn kẹt lại ở đơn vị chưa thấy tăm hơi, Mai đã thay anh đốt đi nhiều hình ảnh lính tráng từ lúc anh tốt nghiệp quân trường Thủ Đức KBC 4100 đến những hình ảnh khác, cứ hình nào anh mặc đồ lính là Mai nhắm mắt nhắm mũi cho vào ngọn lửa...
Chiếc xe bus “Greyhound” lăn bánh chầm chậm vào bến ở Sacramento, miền Bắc của tiểu bang California vào một buổi chiều thu năm 1999 rồi từ từ dừng lại. Tôi bừng tỉnh khi đang ngồi quan sát cảnh vật bên ngoài, bởi mọi thứ, mọi người ở đây đều lạ lẫm đối với tôi vì tôi chỉ mới tới định cư tại quốc gia này có hai tháng thôi! Đứng dậy, vác chiếc ba lô đang để dưới gầm ghế lên vai tôi bước theo những người đi trước rời khỏi xe.
Ba thế hệ gồm có ông bà, cha mẹ và các cháu nội, ngoại cùng sống chung với nhau dưới một mái nhà là chuyện bình thường, cũng có thể xem là nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam, ảnh hưởng phần nào nền văn hóa Trung Hoa từ phương Bắc hơn ngàn năm trước. Tên gọi bằng chữ Hán Việt TAM ĐẠI ĐỒNG ĐƯỜNG nói lên được ý nghĩa cùng sự trân quý của giá trị truyền thống gia đình Việt Nam. Đó là sự đoàn kết, gắn bó các thành viên trong cùng một gia đình với nhau. Sau biến cố ngày 30/04/1975, nhiều gia đình Việt Nam rơi vào cảnh tan đàn, xẻ nghé, trôi dạt khắp nơi trên thế giới, hình thành những cộng đồng người Việt ở từng quốc gia khác nhau. mà lớn nhất là cộng đồng người Việt ở Mỹ, nơi tôi đang sống. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến ngày 30 tháng 4 năm 2025 là tròn 50 năm. Nửa thế kỷ trôi qua tưởng chừng như là giấc mộng. Nghĩ gì đây và làm gì đây để đánh dấu 50 năm ngày mà có “cả triệu người vui thì cũng có cả triệu người buồn”?
Tất cả mọi người miền Nam Việt Nam thuộc thế hệ thứ nhất đang định cư trên đất nước Hoa Kỳ hay các Quốc gia tự do khác, đã từng sống sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, không ai khỏi kinh hoàng giai đoạn ngập đầy nước mắt, sau ngày giải phóng miền Nam. Rồi cách này hay cách khác đồng bào thân yêu của chúng ta lấy sinh mạng đi tìm Tự Do. Những gia đình may mắn đến được bến bờ mong ước. Vùng đất hứa dang rộng vòng tay yêu thương chào đón mọi người, là những người thế hệ thứ nhất, lót đường cho thế hệ kế thừa vươn lên, sau năm mươi năm gieo giống, cánh đồng của người Việt tỵ nạn đã bội thu trong mọi lĩnh vực, Chính Trị, Khoa học, Quân Đội, Bác Sĩ, Kỹ Sư, Luật Sư, và nhiều ngành nghề khác, đã làm vẻ vang người Việt Nam trên đất nước Hoa Kỳ.
Lắm lúc, trong cuộc sống xa quê, có những mùi vị đặc thù của tuổi thơ tự nhiên ập về, đi kèm với bóng dáng của những người thân làm ra món ấy. Ví dụ như khoai lang lùi tro, bánh ít ngọt nhân đậu, bánh ít lá dứa nhân dừa, bánh tét nhân ngọt, nồi thịt kho tàu, xôi vò của bà Ngoại làm là ngon nhất; Bánh bèo, bánh bò hấp, bánh da lợn ăn với nước cốt, bánh ít trần, bánh bèo mặn ăn với nước mắm hay món giò heo giả cầy thì chỉ có Nội-Bà Bảy là số một. Ổi xá lỵ Florida cũng không thơm ngon bằng vườn ổi của Bà cô. Còn nữa, món cháo lòng của bác Tư Nhỏ cũng làm tôi nhớ đời. Tất cả những mùi vị món ăn của tuổi thơ luôn tồn đọng trong ký ức...
Sinh, Lão, Bệnh và Tử là lẽ thường tình của con người. Giàu, nghèo, sang, hèn, vua chúa, quyền cao chức trọng đến đâu, tất cả mọi người đều không thoát khỏi định luật này. Nói về bệnh hoạn thì bất cứ ai cũng đều phải gặp. Có nhiều loại bệnh. Nhưng bệnh ung thư có lẽ người ta sợ nhất. Vì đây là một căn bệnh hiểm nghèo, việc chữa trị tốn kém, khó khăn, mất rất nhiều thời gian và bệnh nhân ung thư chiếm tỷ lệ tử vong khá cao. Xin được viết vài hàng kể về việc chẩn đoán và chữa trị ung thư gan của tôi.
... Cả bàn cà phê sáng cuối tuần đồng thuận về việc vợ chồng càng già càng khó trò chuyện với nhau nhưng lại giỏi chuyện bé xé ra to. Ông bức xúc nói toạc móng heo ra cho rõ, “Hồi nhỏ gặp nhau trong trường, lớn hơn gặp nhau nơi làm việc cả ngày, nói hết chuyện trên trời dưới đất nhưng lời trái tim muốn nói lại không thốt ra được nên đêm về viết thư; viết cũng ta bà trang này sang trang khác mà ý chính vẫn không thành chữ được. Bởi thế mới có lời thơ, lời nhạc được nhiều người yêu thích “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu…” Tôi kiên nhẫn, kiên trì đến cuối cùng cũng hiểu là họ giả vờ, kẻ ngu đần không hiểu không ai khác là mình. Chỉ khác nhau khi không thích nữa thì tên con trai hô biến, nhưng con gái họ không như thế, vẫn giữ quan hệ như bạn bè vì chưa hết giá trị lợi dụng cho đến khi tên con trai tự hiểu, tự rút lui. Tôi thất bại bao tập nhiêu rồi mới biết thất bại toàn tập là gặp bà xã tôi…”
Sương mù sáng nay khiến bầu trời như bầu sữa mênh mông. Tôi gọi người bạn trẻ đi câu cá, anh ấy trả lời mù mịt như sương, “Trời này ở nhà cho nó lành đi đại ca…” Anh bạn trẻ nói rồi cười hì hì. Tôi không quen ép người khác nên đi ra đi vào garage và cõi sương mù ngoài sân trước nhà. Nghĩ đến cuộc sống Mỹ là mơ ước của vạn người trên hành tinh, nói cụ thể hơn về giấc mơ Mỹ của vài năm trước, có năm trăm ngàn đô la đầu tư vào nước Mỹ là có thể đi Mỹ định cư, có thẻ xanh cho cả gia đình. Nhưng bây giờ lên năm triệu với cái thẻ vàng thời Trump-dát-vàng. Nói cách khác bây giờ là triệu phú đô la hãy nói tới chuyện nhập cư Mỹ, cách nhập cư lậu đã lỗi thời.
Tôi đi dự đám cưới con của một người quen, nhưng lòng không vui lắm vì bị xếp ngồi chung bàn với những ông bà lớn tuổi. Đối với tôi đó là một cơn ác mộng vì đa phần thời gian buổi tiệc, toàn là nghe những lời than của các cụ. Người già được tôn trọng nên được sắp xếp ngồi gần sân khấu. Vừa ăn các cụ vừa than vãn về âm thanh lớn quá, về con cái ít quan tâm đến cha mẹ, về đã qua rồi cái thời đám cưới làng quê, tuy các món ăn không cao lương mỹ vị như đám cưới ở Mỹ này, nhưng gần gũi, đầm ấm tình nghĩa bà con họ hàng, xóm giềng... Các cụ chỉ mong cô dâu, chú rể và gia đình hai họ nhanh chóng đến chào bàn, để tặng quà và kết thúc ra về. Chịu không nổi sự tra tấn của âm thanh, dù tiệc mới hơn nửa chừng mà các cụ đã lần lượt bỏ ra về sau khi tặng quà, chỉ còn mình tôi ngồi với “một cõi bơ vơ”...
Tui coi cái hóa đơn điện thoại. Chaaa… sao mà cao quá. Nghe nói rồi đây thuế má tăng lên. A… cần phải thu vén, bớt được chỗ nào đỡ chỗ đó. Gọi người bạn cũng xài cùng hãng điện thoại với tui, hỏi, bạn nói, cũng có xài wifi (mạng) và một cái cellphone (điện thoại cầm tay) mà chỉ trả mấy chục mỗi tháng. Còn tui, sao tới hơn 150 đô lận? Tui thì xài “mạng” và cái điện thoại bàn (landline), còn cái điện thoại cầm tay thì tui ít cầm, ít xài, cho dù khỏi tốn tiền vì là của con dâu cho. À, nội cái điện thoại bàn cũng gần 60 đô mỗi tháng rồi. Mấy đứa em ưa nói, -Bà có điện thoại cầm tay sao hổng tập xài, có đủ thứ, tiện lợi, y như cái computer vậy đó, bỏ bớt cái kia cho rồi.
Nhạc sĩ Cung Tiến