Hôm nay,  

Đi Tìm Bronto

25/07/202500:00:00(Xem: 390)
Bronto-and-T-rex
Bronto và Trex (hình do tác giả cung cấp)
 
Tác giả lần đầu tham dự VVNM vào tháng 1-2024 với bài “Một Ngày Thăm Trường Võ Bị West Point”. Bà hiện định cư ở Texas và làm việc trong ngành giáo dục. Bài viết kỳ này ghi lại chuyến viếng thăm Công viên Thung Lũng Khủng Long ở Texas với nhiều chi tiết thú vị.
 
***
 
Vào ngày Cá Tháng Tư (1/4/2025) năm nay, dân tình sử dụng mạng facebook xôn xao với thông báo “tìm khủng long đi lạc” của Công Viên Thung Lũng Khủng Long (The Dinosaur Valley State Park) ở thành phố Glen Rose thuộc tiểu bang Texas.
 
Nguyên văn thông báo như sau: “Breaking News: Bronto đã bị mất tích. Hôm qua lúc 8 giờ tối, mọi người vẫn còn thấy Bronto ở Công Viên Thung Lũng Khủng Long. Mọi người vui lòng để ý tìm Bronto, một cô khủng long cổ dài, cao 27 feet, dài 70 feet, mặc áo màu xanh lá. Nhân viên kiểm lâm đang tìm kiếm Bronto. Chúng tôi sẽ sớm cập nhật về Bronto, Nếu có tin tức về Bronto, vui lòng báo cho chúng tôi biết. Xin cám ơn sự cộng tác của quí vị.”
 
Nếu có dịp đến thăm Công Viên Thung Lũng Khủng Long ở thành phố Glen rose, Texas, cách quầy bán vé vào công viên không xa, bạn sẽ thấy Bronto và Tyrex, hai con khủng long được làm bằng sợi thủy tinh to bự chảng, đứng sừng sững trong khu đất rộng ngay trước lối vào công viên. Bronto là cô khủng long màu xanh lá, to gấp ba T-Rex, vươn cái cần cổ dài ngạo nghễ như muốn nói “Tôi to đùng như vầy mà không ai tìm ra tôi”.
 
Chiến dịch quảng cáo thông minh của Công Viên Thung Lũng Khủng Long được cộng đồng mạng và các công viên tiểu bang (state parks) khác nhiệt tình hưởng ứng. Tiên phong đi đầu hưởng ứng chiến dịch này là Khu bảo tồn Palo Pinto Mountains State Park. Các nhân viên của Công Viên Palo Pinto Mountains đã ghép hình của Bronto vào một tấm ảnh chụp công viên Palo Pinto Mountains, sau đó đăng tấm hình ghép này lên Facebook để thông báo cho cộng đồng mạng biết rằng Bronto đang “thăm viếng” công viên Palo Pinto Mountains.
 
Các State Parks khác, với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và củng cố tình đồng đội giữa các state parks, bắt đầu sử dụng photoshop hoặc các software chỉnh sữa hình ảnh để ghép hình của Bronto vào hình ảnh của công viên của họ. Sau đó các State Parks này đăng những tấm hình ghép của họ lên Facebook. Thế là cộng đồng mạng hào hứng theo dõi bước chân của Bronto, cô khủng long đi chu du khắp tiểu bang Texas, giống như người Việt hào hứng theo dõi bước chân hành giả của thầy Thích Minh Tuệ mỗi ngày. Như bao cư dân Texas khác, tôi phấn khích với cơn sốt truy lùng Bronto của người dân địa phương.  Mỗi ngày lướt Facebook, tôi luôn bật cười mỗi khi thấy Bronto “thăm viếng” một state park mới trong bang Texas.
 
Tính đến ngày 19 tháng 4 năm 2025, Bronto đã “ngao du” hết tất cả các state parks ở tiểu bang Texas. Bronto trở về “nhà”, là Công Viên Thung Lũng Khủng Long”, vào ngày 19 tháng 4 năm 2025 để kịp dự ngày hội Spring WingDing do Công Viên Thung Lũng Khủng Long tổ chức. Spring WingDing là ngày hội thường niên dành cho các loài động vật có cánh như chim chóc, côn trùng và loài ong, bướm. Đây là sự kiện dành cho các hoạt động giáo dục thông qua các trò chơi nhằm nâng cao nhận thức về các động vật hoang dã sống trong khu bảo tồn này trong suốt thời gian di cư của chúng.
 
Ngày 21 tháng 4 năm nay, Công Viên Thung Lũng Khủng Long thông báo Bronto đã về nhà nhưng sẽ tiếp tục trốn nhà đi bụi trong một tương lai gần. Nguyên văn thông báo như sau: “Cuộc phiên lưu của Bronto không dừng lại ở đây. Bronto trở nên ghiền được mọi người chú ý” (Bronto’s adventure does not stop here. She’s become addicted to all the attention.)
 
Sau khi đọc xong thông báo này, tôi quyết định “mục sở thị” Bronto tại “nhà” của cô ả, kẻo cô nàng trốn nhà đi bụi một lần nữa, tôi sẽ khó lòng được chiêm ngưỡng Bronto “bằng xương bằng thịt”. Vì thế tôi quyết định làm một chuyến du hành đường bộ đến Công Viên Thung Lũng Khủng Long ở thành phố Glen Rose vào một ngảy cuối tuần của tháng Tư.
 
Đường cao tốc từ nhà tôi đến Glen Rose đi qua vùng nông thôn của bang Texas nên chỉ có hai lane ngược chiều nhau. Tôi không thấy có nhiều xe trên tuyến đường cao tốc này. Hai bên đường hoa dại mọc đầy. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp các đàn cừu, bò và ngựa được thả rông trên những bãi cỏ rộng được rào cẩn thận. Thật đúng nghĩa một chuyến đi thư giãn vì không phải lái xe căng thẳng như mỗi lần chúng tôi đi Dallas.
 
Vào đến Công Viên Thung Lũng Khủng Long, người bán vé trao cho chúng tôi tấm bản đồ của công viên. Từ xa, tôi đã thấy cô nàng Bonto và T-rex cao sừng sững ở lối vào. Chúng tôi đậu xe và đi bộ tới quầy bán hàng lưu niệm. Bronto đứng cách quầy lưu niệm không xa.  Trông thấy Bronto cao to và đẹp hơn trên hình nhiều, tôi thầm reo khe khẽ “Bắt được you rồi nhé!”.
 
Vì không có nhiều thời gian nên chúng tôi tranh thủ chụp hình với Bronto và T-rex. Sau đó chúng tôi ghé thăm quầy bán hàng lưu niệm. Tại quầy hàng lưu niệm, chúng tôi thấy có bán những cây gậy gỗ không thấm nước, chắc có lẽ khách tham quan cần gậy này để dò dẫm đi bộ ở khu vực Blue Hole. Blue Hole là khu vực nơi bạn có thể thấy dấu chân khủng long. Ngoài ra, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng được bày bán ở đây.
 
Sau đó, chúng tôi đi xuống khu vực Blue Hole. Blue Hole là khu vực nước trong, cạn. Nơi đây du khách có thể lội bì bõm, câu cá và truy tìm dấu vết khủng long. Tại khu vực để phao bơi lội cho khách tham quan, chúng tôi rẽ phải và một du khách chỉ cho tôi chỗ của dấu chân khủng long. Tôi phải leo trèo trên những tảng đá để tới bên mép nước, nới có dấu chân khủng long in trên những tảng đá vôi.
 
Cuối tháng Tư, dòng sông vẫn còn rất nhiều nước nên tôi chỉ nhìn thấy một vài dấu chân của loài khủng long. Thật tình, tôi không thể biết được đó là dấu chân của loài khủng long nào. Khủng long có rất nhiều vô số loài, và tôi không có thời gian để tìm hiểu vầ các loài khủng long nên tôi mù tịt không thể nhận ra được những dấu chân khủng long ở khu vực này là của loài nào. Tôi chụp vài tấm hình dấu chân khủng long để làm kỷ niệm. Sau đó tôi rẽ trái theo lối mòn đi theo dòng người đi tìm dấu chân của khủng long. Tôi thấy nhiều người đi bộ dưới lòng sông. Nước sông cạn nên mực nước lên tới hơn đầu gối một chút. Họ lội bì bõm, cố nhìn xuống nước để tìm dấu chân khủng long và để trải ngiệm cảm giác “bước đi như một con khủng long- walk like a dinosaur”.
 
Vì chúng tôi dự định sẽ đi thăm The Waco Mammoth National Monument trong cùng ngày nên tôi không có thời gian để lội sông dò theo dấu chân của các loài khủng long. Tôi đã không thể trải nghiệm thú vui “walk like a dinosaur” và chưa kịp đi một vòng trong khu bảo tồn này, vì thế trong tương lai, tôi sẽ trở lại khu bảo tồn này một lần nữa vì cảnh quan ở đây khá đẹp. Nói cho đúng ra, tôi chỉ thăm thú được một khu vực rất hạn hẹp ở ngay lối vào.
 
Công Viên Thung Lũng Khủng Long được Sở Công Viên và Động Vật Hoang Dã (Texas Parks and Wildlife Department) thành lập vào năm 1969. Tại khu bảo tồn này, các nhà khoa hoc đã phát hiện ra dấu vết các loài khủng long. Vì thế, khu bảo tồn được đặt tên The Dinosaur Valley State Park (Công viên Thung Lũng Khủng Long). Bảo tồn những địa điểm có dấu vết khủng long là sứ mệnh của khu bảo tồn rộng 1,587 mẫu Anh này. Mùa hè là thời gian tốt nhất để thăm thú công khu bảo tồn này vì mực nước sông sẽ xuống rất thấp hoặc khô cạn trong mùa hè, vì thế sẽ dễ dàng cho du khách nhận ra các dấu chân của các loài khủng long.
 
Khoảng 113 triệu năm trước, Glen Rose là vùng đất nằm dọc theo bờ biển cổ đại. Loài Khủng Long đã lang thang khu vực này và để lại dấu chân của chúng trên lòng sông Paluxy. Dấu chân của chúng bị chôn vùi dưới lớp trầm tích đá vôi. Hàng triệu năm sau, dấu chân của chúng mới được phát hiện. Các nhà địa chất không tìm thấy xương hóa thạch của loài khủng long nhưng dấu chân khủng long đã để lại một di sản cho họ tiếp tục khám phá.
 
Tại khu vực sông Paluxy, dấu chân của hai loài khủng long được tìm thấy, một loài ăn thịt và loài kia ăn lá cây. Đó là loài Acrocanthosaurus và loài Pleurocoelus. Hai loài này rất phổ biến thời Đại Trung Sinh (Mesozoic).
 
Loài Acrocanthosaurus hay còn gọi là loài thằn lằn gai cao là loài khủng long ăn thịt bự chảng, xếp hạng thứ tư về phương diện cao to trong các loài khủng long ăn thịt sống ở thời kỳ Đại Trung Sinh (Mesozoic). Chúng dài khoảng 35 feet, cao khoảng 25 feet, cân nặng từ 5 đến 6 tấn. Chúng được coi là tiền thân của loài Tyrannosaur. Chúng đi bộ trên hai chân.
 
Loài Pleurocoelus là loài khủng long ăn lá cây, cổ dài, là hàng cháu chắt của loài brontosaur. Loài brontosaur bị tuyệt chủng hơn 40 triệu năm trước khi loài Tyrannosaur xuất hiện.
 
Được biết cha đẻ của cô nàng Bronto và T-Rex là nghệ nhân Louis Paul Jonas (1894-1971), một nhà điêu khắc động vật hoang dã nổi tiếng thời bấy giờ. Cuộc triển lãm Sinclair Dinoland do tập đoàn dầu mỏ Sinclair diễn ra ở Hội Chợ Thế Giới ở New York (New York World’s Fair) vào năm 1964-1965 cho trưng bày 9 loài khủng long khác nhau, trong số đó loài Brontosaurus là loài nổi tiếng nhất.
 
Tập đoàn dầu mỏ Sinclair đã sử dụng hình ảnh của loài Brontosaurus làm logo từ năm 1930. Chín con khủng long này được vận chuyển bằng xà lan dọc theo sông Hudson tới hội chợ. Sau khi hội chợ kết thúc, tập đoàn Sinclair đã tặng các tác phẩm điêu khắc khủng long này cho một số nhà bảo tang và các công viên bảo tồn.
 
Họ đã chính thức tặng T-Rex (Tyrannosaurus) và Bronto (Brontosaurus) cho Công Viên Thung Lũng Khủng Long ở thành phố Glen Rose vào ngày 2 tháng 10 năm 1970.
 
Điều thú vị cần biết là cô nàng Bronto và T-Rex chưa bao giờ để lại dấu chân ở “nhà” của chúng là khu bảo tồn Thung Lũng Khủng Long. Như đã trình bày ở trên, chỉ có những loài khủng long sống ở thời kỳ Đại Trung Sinh (Mesozoic) mới đi lang thang ở khu bảo tồn này và để lại dấu vết tại đây. Loài Brontosaurus (Bronto) lang thang trên mặt đất từ 140 đến160 triệu năm trước vào cuối kỷ Jura. Trong khi đó, T-Rex (Tyrannosaurus rex), một loài khủng long sinh sau đẻ muộn, tồn tại các đây từ 65 đến 100 triệu năm trong suốt cuối kỷ Phấn Trắng (Cretaceous).
 
Tôi đã tìm thấy Bronto chỉ để ngắm nàng ấy trong vài phút rồi chia ly. Bronto sẽ bỏ nhà đi bụi trong vài ngày tới.  Giống như Bronto, tôi còn một chặng đường dài phía trước để khám phá những vùng đất mới. Dẫu biết có hội ngộ ắt sẽ có cảnh rồi chia ly, tôi vẫn muốn hẹn gặp lại Bronto vào mùa hè năm sau, khi mực nước sông rút xuống, tôi sẽ lại đến tìm Bronto và sẽ đi khệnh khạng trên lòng sông khô cạn như những loài khủng long đã từng lang thang qua khúc sông này mấy trăm triệu năm về trước.
 
Đối với tôi, càng đi thăm thú nhiều nơi trong bang Texas, tôi cảm thấy gắn bó với tiểu bang này này yêu thêm nơi này. Nước Mỹ trong trái tim tôi không còn là vùng đất tạm dung. Nước Mỹ đã trở thành quê hương thứ hai của tôi, vì thế, tôi tâm niệm sẽ đi và tìm hiểu thêm về nước Mỹ. Là một người Mỹ gốc Việt mà không hiểu biết nhiều về nước Mỹ, về lịch sử và văn hóa Mỹ, coi sao đặng.
 
Nếu có dịp đến thăm thành phố Glen Rose, bang Texas, bạn hãy đến thăm khu bảo tồn The Dinosaur Valley State Park. Cảnh quan thiên nhiên ở đây khá đẹp. Đặc biệt công viên này dành cho những ai yêu thích tìm hiểu về các loài khủng long.
 
Nhị Độ Hoàng Mai - Texas, tháng 4, 2025
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 273,386
... Cả bàn cà phê sáng cuối tuần đồng thuận về việc vợ chồng càng già càng khó trò chuyện với nhau nhưng lại giỏi chuyện bé xé ra to. Ông bức xúc nói toạc móng heo ra cho rõ, “Hồi nhỏ gặp nhau trong trường, lớn hơn gặp nhau nơi làm việc cả ngày, nói hết chuyện trên trời dưới đất nhưng lời trái tim muốn nói lại không thốt ra được nên đêm về viết thư; viết cũng ta bà trang này sang trang khác mà ý chính vẫn không thành chữ được. Bởi thế mới có lời thơ, lời nhạc được nhiều người yêu thích “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu…” Tôi kiên nhẫn, kiên trì đến cuối cùng cũng hiểu là họ giả vờ, kẻ ngu đần không hiểu không ai khác là mình. Chỉ khác nhau khi không thích nữa thì tên con trai hô biến, nhưng con gái họ không như thế, vẫn giữ quan hệ như bạn bè vì chưa hết giá trị lợi dụng cho đến khi tên con trai tự hiểu, tự rút lui. Tôi thất bại bao tập nhiêu rồi mới biết thất bại toàn tập là gặp bà xã tôi…”
Sương mù sáng nay khiến bầu trời như bầu sữa mênh mông. Tôi gọi người bạn trẻ đi câu cá, anh ấy trả lời mù mịt như sương, “Trời này ở nhà cho nó lành đi đại ca…” Anh bạn trẻ nói rồi cười hì hì. Tôi không quen ép người khác nên đi ra đi vào garage và cõi sương mù ngoài sân trước nhà. Nghĩ đến cuộc sống Mỹ là mơ ước của vạn người trên hành tinh, nói cụ thể hơn về giấc mơ Mỹ của vài năm trước, có năm trăm ngàn đô la đầu tư vào nước Mỹ là có thể đi Mỹ định cư, có thẻ xanh cho cả gia đình. Nhưng bây giờ lên năm triệu với cái thẻ vàng thời Trump-dát-vàng. Nói cách khác bây giờ là triệu phú đô la hãy nói tới chuyện nhập cư Mỹ, cách nhập cư lậu đã lỗi thời.
Tôi đi dự đám cưới con của một người quen, nhưng lòng không vui lắm vì bị xếp ngồi chung bàn với những ông bà lớn tuổi. Đối với tôi đó là một cơn ác mộng vì đa phần thời gian buổi tiệc, toàn là nghe những lời than của các cụ. Người già được tôn trọng nên được sắp xếp ngồi gần sân khấu. Vừa ăn các cụ vừa than vãn về âm thanh lớn quá, về con cái ít quan tâm đến cha mẹ, về đã qua rồi cái thời đám cưới làng quê, tuy các món ăn không cao lương mỹ vị như đám cưới ở Mỹ này, nhưng gần gũi, đầm ấm tình nghĩa bà con họ hàng, xóm giềng... Các cụ chỉ mong cô dâu, chú rể và gia đình hai họ nhanh chóng đến chào bàn, để tặng quà và kết thúc ra về. Chịu không nổi sự tra tấn của âm thanh, dù tiệc mới hơn nửa chừng mà các cụ đã lần lượt bỏ ra về sau khi tặng quà, chỉ còn mình tôi ngồi với “một cõi bơ vơ”...
Tui coi cái hóa đơn điện thoại. Chaaa… sao mà cao quá. Nghe nói rồi đây thuế má tăng lên. A… cần phải thu vén, bớt được chỗ nào đỡ chỗ đó. Gọi người bạn cũng xài cùng hãng điện thoại với tui, hỏi, bạn nói, cũng có xài wifi (mạng) và một cái cellphone (điện thoại cầm tay) mà chỉ trả mấy chục mỗi tháng. Còn tui, sao tới hơn 150 đô lận? Tui thì xài “mạng” và cái điện thoại bàn (landline), còn cái điện thoại cầm tay thì tui ít cầm, ít xài, cho dù khỏi tốn tiền vì là của con dâu cho. À, nội cái điện thoại bàn cũng gần 60 đô mỗi tháng rồi. Mấy đứa em ưa nói, -Bà có điện thoại cầm tay sao hổng tập xài, có đủ thứ, tiện lợi, y như cái computer vậy đó, bỏ bớt cái kia cho rồi.
Nếu ở xa vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, khi có dịp lái xe qua thành phố New York hay vào thủ đô Washington DC lúc tuyết đang rơi lất phất… bạn chớ ngạc nhiên khi dừng xe ở ngã tư đường lúc đèn đỏ thì trông thấy một người, thường là một thanh niên da đen, tay xách bình xịt nước, tay cầm chiếc cần lau kính xe chạy ra cào lia, cào lịa trên kính xe của bạn mà không cần hỏi han gì cả. Khi mới định cư ở tiểu bang Maryland, tôi được anh bạn đưa đi New York chơi cho biết thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ. Nếu không vững tay lái, người ta sẽ choáng ngợp với luợng xe lưu thông như mắc cửi. Nhưng anh bạn tôi đã đến New York nhiều lần, nên anh ta lái xe rất bình tĩnh và an toàn. Khi xe dừng lại ở ngã tư đèn đỏ, một anh thanh niên da đen vội vã chạy ra lau kính xe như tôi đã mô tả ở trên. Anh bạn tôi ung dung, im lặng để cho người thanh niên ấy lau kính xe… Khi đèn vàng nổi lên, anh bạn tôi hạ cửa kính xe đưa cho anh thanh niên ba đô la. Người thanh niên nói: “Thank you! Thank you!” rồi chạy vội vào lề đường.
Tin về một bé gái 11 tuổi ở Texas đã tự tử chết ngày 8 tháng 2 vừa rồi vì bị bắt nạt bởi bạn bè tại trường học liên quan đến tình trạng di trú của gia đình em khiến tôi lại liên tưởng đến những ngày tháng đen tối sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Khi ấy đã có bao nhiêu thành phần cơ hội lên mặt hống hách. Và để lập công với chính quyền mới, họ đã không ngần ngại có những hành động cũng như lời nói đe dọa những người từng là hàng xóm, là bạn bè, là đồng nghiệp của họ. Khi ấy có biết bao nhiêu người trong chúng ta cùng mang chung một tâm trạng lo âu hoang mang, không còn dám tin tưởng vào bất cứ một ai. Có lẽ đó cũng là điều mà chính quyền mới khi ấy mong muốn và biết đâu điều đó cũng nằm trong kế hoạch của họ. Khi người dân nghi kỵ lẫn nhau, sẵn sàng trở mặt đấu tố nhau thì giới lãnh đạo sẽ chẳng còn phải lo có thành phần nào rảnh rỗi để chống đối lại mình.
Biết được Hội sinh viên người Mỹ bản địa ở trường UTA (University of Texas at Arlington) cần nhiều thiện nguyện viên giúp cho lễ hội Pow Wow lần thứ 29 được tổ chức vào ngày 1 tháng Ba năm 2025, tôi chủ động liên lạc với Ông chủ tịch của hội và được chấp nhận vào làm thiện nguyện viên. Tất cả các thiện nguyện viên được yêu cầu tham gia hai buổi họp online để nghe phổ biến về nội qui và những điều nên tránh khi làm thiện nguyện cho lễ hội. Buổi họp thứ ba được tổ chức tại trường UTA một ngày trước lễ hội. Ông Silva-Brave, chủ tịch hội sinh viên người Mỹ bản địa, giải đáp những thắc mắc của thiện nguyện viên, đưa chúng tôi đi tham quan khu vực Maverick Activity Center để chúng tôi khỏi bỡ ngỡ khi làm việc.
Tôi đến thăm chị Dung đang nằm bịnh. Anh Việt mở cửa đón tôi với bộ mặt hốc hác xanh xao tiều tụy. Nhìn chị nằm trên giường gần như bất động, tôi đè nén sự xúc động. Không ai ngờ vợ anh đang còn mạnh mẽ bất ngờ bị ung thư bướu trong não, chữa trị trong thời gian ngắn, nay đành bất lực. Dầu biết luật đời gắn chặt Sinh Lão Bệnh Tử không ai tránh thoát. Nhưng có chia lìa là có đau buồn ngậm ngùi, nhất là với người phụ nữ có quá nhiều đức tánh tốt, người vợ tuyệt vời, người mẹ mà các con xem như thần tượng, người dâu được cả dòng họ nhà chồng khen ngợi, bạn bè thương mến.
Dung vượt biên qua Mỹ lúc vừa xong trung học. Bố mất khi còn trong trại giam sĩ quan chế độ cũ. Mẹ cũng mất sau mấy năm bươn chải mua bán nuôi con. Hai đứa cháu mồ côi được cô mang về nuôi. Khi Dung học xong trung học, cô tìm mối vượt biên cho Dung đi, bởi vì con “ngụy quân ngụy quyền” không thể vào đại học. Chuyến đi kinh hoàng suýt mất mạng, nhưng cuối cùng Dung cũng được nhận vào Mỹ, vì khai bố mất trong tù. Phái đoàn Mỹ khi phỏng vấn họ tìm ra tung tích bố dễ dàng, dựa vào tấm hình bố mặc quân phục ẵm Dung lúc 5 tuổi, cười nhe hàm răng sún thiếu 2 cái răng cửa.
Trời mùa đông, sương mù phủ mờ những con đường. Tôi ngồi trong chiếc Toyota Camry đã vượt qua hơn trăm ngàn dặm, lắng nghe tiếng quạt gió từ hệ thống sưởi ấm phả đều lên khuôn mặt tê lạnh. Buổi sáng âm 4 độ C, và khi điện thoại trên giá đỡ bất ngờ sáng lên, tôi thấy thông báo: “Pick up from Wawa, $5.50.” Không chút đắn đo, tôi nhấn “chấp nhận.” Cây xăng Wawa chỉ cách nhà vài con đường. Khi xe vừa dừng lại, tôi mở cửa bước vào cửa hàng tiện lợi. Dù là sáng thứ Bảy, nơi này vẫn nhộn nhịp như mọi ngày. Các trạm bơm xăng chật kín xe cộ. Xe tải chở hàng, xe con, và những chiếc SUV đông đúc trẻ em trên ghế sau nối đuôi nhau chờ đến lượt. Tài xế nhanh tay cầm vòi bơm, mắt liếc qua màn hình hiển thị giá xăng, một vài người thở dài khi thấy con số tăng lên nhanh chóng.
Nhạc sĩ Cung Tiến