Hôm nay,  

Già Sao Cho Sung Sướng

14/01/202500:00:00(Xem: 3115)

bo-sach-vvnm

 

Tác giả lần đầu tham dự VVNM với bài “Một Ngày Thăm Trường Võ Bị West Point”. Bà hiện định cư ở Texas và làm việc trong ngành giáo dục. Bài viết kỳ này, như lời tác giả ghi ở đoạn cuối, viết tặng ba má và các cô chú cao niên người Mỹ gốc Việt với một lời nhắn đáng suy ngẫm - Tuổi già ở Mỹ, buồn hay vui phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng người.
 
***
Tôi chưa già và tôi tự hỏi bao nhiêu tuổi mới gọi là già. Người thì nói sau sáu mươi tuổi sẽ được gọi là già. Người khác nói sau khi về hưu sẽ chính thức bước vào tuổi già.
 
Bác Duy Lâm, Một đồng nghiệp của tôi vẫn đến trường đi cày đều đều đến lúc bác đã bảy mươi lăm tuổi nhưng bác vẫn chưa chịu nghỉ hưu. Bác bảo bác chưa già nên bác sẽ làm đến khi nào bác không còn sức khỏe vì bác rất thích công việc của bác, công việc của một người phụ giáo. Vị bác sĩ chuyên chữa bệnh dị ứng phấn hoa của tôi đã gần 74 tuổi vẫn đến văn phòng của ông để khám cho bệnh nhân bốn ngày trong một tuần vì ông yêu thích công việc của ông. Tôi gặp rất nhiều người Mỹ vẫn say sưa đi làm dù đã quá tuổi nghỉ hưu vì họ còn sức khỏe và tìm thấy niềm vui trong công việc chứ không phải vì họ cần tiền. Bên cạnh bức tranh đầy những màu sắc tươi sáng đó, tôi biết vẫn còn nhiều bức tranh ảm đạm, âu sầu trong cộng đồng người Việt ở thành phố nơi tôi cư ngụ.
 
Tôi tình cờ quen cô Lan các đây khoảng một năm khi tôi đi ngang qua nhà cô và thấy cô để các tượng Phật trước cửa để bán garage sale vào cuối tuần. Tôi ghé lại để hỏi mua các tượng Phật. Biết tôi là một Phật tử nên cô Lan bán các tượng Đức Phật cho tôi với giá phải chăng. Cô hẹn tôi tuần tới đến nhà cô để cô cho tôi một số tranh ảnh Đức phật Thích Ca để treo tường vì cô cần có thời gian để tìm lại các bức tranh này. Thế là tuần sau tôi ghé nhà cô. Cô Lan có vẻ mến tôi vì lý do gì tôi không rõ, nhưng một phần có lẽ do cô có ít bạn bè và ít giao tiếp xã hội. Chồng cô về Việt Nam sống với vợ bé đã mấy năm nay, ba đứa con của cô đã có gia đình riêng. Cô mời tôi thỉnh thoảng đến thăm cô vì cô nói cô đã về hưu, mỗi ngày cô có rất nhiều thời gian rãnh rỗi. Năm nay cô đã 68 tuổi. Cô chỉ đến chùa sinh hoạt với các gia đình phật tử vào cuối tuần nên cô cảm thấy cuộc sống ở Mỹ quá buồn tẻ, theo lời cô thì “buồn còn hơn bị kiến cắn”. Hồi trẻ cô lái xe không giỏi nên chồng cô thường xuyên chở cô đi làm “nail” và đi chợ búa, đi đây đi đó. Bây giờ ông chồng về Việt Nam ở luôn nên cô nhờ một gia đình đồng hương hàng xóm chở cô đi chùa vào cuối tuần. Hiểu được hoàn cảnh đơn chiếc của cô, tôi gợi ý:
 
- Cô có muốn tham gia vào sinh hoạt ở trung tâm người cao niên không? Hàng ngày sẽ có xe “bus” đến đón cô và đưa cô về. Đến với trung tâm, cô sẽ được hướng dẫn tập thể dục và được phần ăn trưa miễn phí, được gặp gỡ nhiều người trạc tuổi cô để mở rộng vòng tròn bạn bè. Cô sẽ cảm thấy cuộc sống bớt nhàm chán và vui hơn. Ba của cháu đã 76 tuổi rồi nhưng cháu chưa bao giờ nghe ba cháu than buồn vì ông biết cách lấp đầy thời gian rãnh rỗi của ông bằng những việc ông yêu thích.
 
- Cụ thể ba của cháu làm gì để giết thời gian?
 
Tôi bật cười khi nghe cô dùng cụm từ “giết thời gian”. Tôi đáp:
 
- Ba của cháu không có thời gian để “giết”. Theo cháu thì nếu người cao niên có quá nhiều thời gian nhàn rỗi, thời gian rãnh rỗi sẽ bào mòn tinh thần của họ và “giết” họ không chừng. Ba của cháu đến sinh hoạt với cộng đồng người Việt tại trung tâm dành cho người cao tuổi vào buổi sáng. Ở đây ông tập dưỡng sinh với bạn bè và tham gia vào các sinh hoạt giải trí với họ. Buổi chiều ông ra vườn chăm sóc cây cối và hoa lá trong vườn. Ông cuốc cỏ dại, tỉa cành, cắt cỏ, bón phân, tưới nước cho cây cối như một nông dân chính hiệu. Hoạt động tay chân giúp ông khỏe mạnh và minh mẫn. Vườn nhà cô rộng rãi nhưng cháu không thấy cô trồng rau củ quả, cô có thể trồng thêm chanh ớt hay bầu bí cho vui vì bây giờ đang là mùa xuân, chỉ cần thả hạt xuống là cây sẽ lên xanh tốt. Ba cháu nhờ trồng cây cối mà có thêm được những người bạn trẻ trung vui tánh.”
 
Cô Lan tỏ ra không hiểu vì sao làm vườn lại được có thêm những người bạn nên tôi giải thích thêm:
 
- Vườn nhà ba má của cháu rộng rãi nên ba cháu trồng được hai cây lê, vài cây táo tàu, một giàn bầu bí, một giàn mướp và giàn khổ qua. Ngoài ra ba cháu trồng thêm các loại rau gia vị như lá lốt, rau mồng tơi, rau dền, húng quế, rau dấp cá, lá sương sâm, đặc biệt có rau càng cua.
 
Mỗi một mùa hè, hai cây lê sai quả ra khoảng hơn một trăm trái. Mấy cây táo tàu cây nào cây nấy trái chín mọng lúc la lúc lĩu trên cành.  Mấy giàn bầu bí xanh mướt trông mát mắt. Hoa bí vàng gợi nhớ cảnh làng quê thanh bình ở quê nhà. Ba má cháu làm sao tiêu thụ hết. Các anh chị em của cháu đều bận rộn, không ai rảnh để phụ giúp ba má của cháu thu hoạch. Vì thế ba cháu đem hoa quả biếu cho hàng xóm.
 
Thành phố này có một nhóm người Việt thích trồng cây thỉnh thoảng tổ chức các buổi họp mặt để trao đổi kinh nghiệm trồng cây. Ba cháu là một thành viên của nhóm “trồng cây gây nghiền” này cho nên ông có thêm bạn bè cùng sở thích. Các thành viên trong nhóm này thường tặng hoa quả cho nhau.
 
Sau khi biếu xén quà cáp, còn một ít hoa quả trong vườn, ba cháu đem biếu cho những người bạn ở trung tâm người cao niên. Cháu và các anh chị em thỉnh thoảng giúp ba má cháu thu hoạch và đem hoa quả biếu tặng các đồng nghiệp của mình. Vườn nhà cô rộng rãi có thể trồng được nhiều loại hoa màu. Nếu cô thích, cô có thể gia nhập nhóm “Trồng Cây Gây Ghiền” để gặp gỡ những người đồng hương và học hỏi kinh nghiệm trồng trọt.
- Đó là mùa hè , mùa thu đông ba má cháu làm gì để vui?
 
- Dạ mùa thu đông, ba má cháu dọn dẹp vườn tược, cải tạo đất để chuẩn bị cho mùa vụ kế. Mùa thu đông là mùa ba cháu trồng rau xà lách, hành ngò và cải ngồng. Vào khoảng sau lễ Giáng Sinh, trời lạnh hơn nhưng cải ngồng và các loại rau mùa đông vẫn còn sống đến khi tuyết rơi. Trước khi tuyết đến, ba cháu hái hết các loại rau rồi khiêng một số cây cảnh vào cái nhà kính (green house) tỉ như cây hoa giấy, các cây chanh, cây quýt..v..v…  Một số cây tắc được ba cháu rinh vào mái hiên nhà (patio).
 
Ba cháu dùng giấy bìa cứng che chắn cho những chú chim ba nuôi trong vườn để giũ cho chúng được ấm áp, che chắn bên trên hồ cá ngoài trời để giúp lũ cá sống sót qua mùa đông. Mùa thu đông cũng là quãng thời gian khi những gốc hồng trong nhà ba nở rộ. Ba lại chăm chút tỉa cành, chiếc cây cho những bụi hồng này. Ba cháu có kinh nghiệm trồng hoa hồng đã vài chục năm nay nên ông rất thành thạo trong việc trồng hồng. Vườn nhà ba, ngoại trừ hai tháng mùa đông giá rét, lúc nào cũng có hoa hồng nở khoe hương sắc.
 
Vì vậy cô thấy đó, ba má của cháu ít cảm thấy buồn dù con cái không về thăm thường xuyên. Hai tháng mùa đông, ba má cháu dành nhiều thởi gian tập thể dục, nấu ăn, đọc báo, gọi điện thoại nói chuyện với bạn bè ở xa, lướt facebook. Riêng ba cháu rành về võ thuật nên ông thường đàm đạo gặp gỡ với một vài người bạn yêu thích võ thuật. Nhóm bạn này thường xuyên gặp gỡ vào cuối tuần để trao đổi kiến thức võ thuật và ba cháu truyền lại cho họ những thế võ hay. Khi có thời gian, ba cháu viết bài gửi cho báo võ thuật nên cuộc sống của ông đầy muôn màu sắc tuy ông đã cao tuổi. Má của cháu thường học tiếng Anh khi rảnh rỗi.
 
- Mèn đét ơi, má của cháu nghỉ hưu rồi còn học tiếng Anh để làm gì?
 
- Dạ má cháu đi đến thư viện trung tâm để học tiếng Anh vì má cháu muốn giao tiếp với xã hội và vì được học miễn phí. Học ngoại ngữ rất tối cho trí não của người cao tuổi, giúp giảm thiểu các triệu chứng mất trí nhớ của họ. Vì cô không lái xe được nên cô có thể tự học tiếng Anh trên mạVg internet, trên “youtube”, trên truyền hình. Cô có thể đến chùa dạy tiếng Việt cho các em nhỏ hoặc làm công quả như nấu ăn cho các em nhỏ học tiếng việt, dọn dẹp lau chùi và làm các công việc chùa phân công. Những việc này nằm trong khả năng của cô, một tuần cô chỉ dành ra vài tiếng đồng hồ đi chùa nhưng cô sẽ cảm nhận được nhiều niềm vui và bớt buồn chán. Cô sẽ có thêm bạn bè và sẽ có cơ hội thực hành tiếng Anh với các em học trò học tiếng Việt tại chùa.
 
- Cô lái xe yếu nên không dám tự lái xe. Muốn đi chợ búa cô phải nhờ con cái chở đi trong khi con của cô lo bận rộn mưu sinh nên chỉ chở cô đi một tuần một lần. Cô quanh quẩn trong nhà riết rồi cô cảm thấy đời sống Mỹ quá nhàm chán.
 
- Cháu biết có nhiều người cao tuổi có hoàn cảnh giống như cô. Người cô ruột của cháu không chịu lái xe lúc trẻ vì lái không giỏi, nhưng khi cô cháu ly dị chồng, cô cháu phải học lái xe ở cái tuổi 65. Cháu nghĩ cô nên tự tin học lái xe lại và dần dà cô sẽ có thể lái xe đi chợ, đến thăm nhà bạn, đi mua sắm và đi vòng vòng trong thành phố ngắm cảnh. Ở Mỹ, nếu không biết lái xe, coi như mình bị què giò hay cụt chân theo như cách nói đùa của người ở xứ này.  Người Mỹ có câu “When there is a will, there is a way” mà cô. (Khi có ý chí sẽ có con đường).
 
Cô Lan nói sẽ suy nghĩ thêm về những gợi ý của tôi. Tôi cám ơn cô và ra về. Trên đường lái xe về nhà, tôi vẽ ra trong trí óc của tôi một bức tranh tổng thể về tuổi già của tôi. Ờ thì cũng quanh quẩn những việc như làm vườn, học ngoại ngữ, tập thể dục, nuôi thêm một con chó, đi dạy tiếng Việt, tham gia sinh hoạt với cộng đồng người Việt ở vùng Bắc Texas, viết truyện ngắn gửi báo, chăm sóc nhà cửa, học thêm một kỹ năng mới như học cắt tóc chẳng hạn, học cắm hoa và v..vv…  Ui chu cha, tôi còn nhiều thứ cần phải học quá. Tôi là một người ôm đồm nên chắc khi về già, tôi sẽ không có thời gian rảnh để buồn “như con chuồn chuồn” và để chán “như con gián”.
 
Tuổi già ở Mỹ, buồn hay vui phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng người.
 
Tháng Tám 2024
Viết tặng ba má và các cô chú cao niên người Mỹ gốc Việt
 

Nhị Độ Hoàng Mai

Ý kiến bạn đọc
14/01/202511:21:15
Khách
Rất mong tác giả bài viết hãy dùng cho đúng chỗ hai chữ" thời gian " và "thời giờ "
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 256,341
Sự tái xuất của bà Ấn Độ không gây xôn xao gì trong hãng, tất cả bình thường với người phụ nữ đã ngoài năm mươi, không còn sức thu hút hay gây chú ý như cô gái trẻ. Tôi chỉ biết bà là người mới qua lời sếp dặn tôi, “Ông để mắt tới bà ấy dùm tôi…” Tôi hiểu ý sếp nhờ tôi giúp đỡ cho bà ấy hoàn thành công việc. Tôi có để mắt đến bà nên chán nản vì bà chính xác là không làm được gì cả. Không biết bà có hiểu cho tôi bị sếp coi như tôi làm việc hai người chứ không còn mình ên.
Hạnh phúc là chữ được viết nhiều trong văn học và được ngườì đời thường xuyên nhắc đến. Nhưng khi hỏi: hạnh phúc là gì và do đâu mà có thì chẳng biết trả lời làm sao cho trọn vẹn. Từ xưa đến nay chưa thấy có một định nghĩa phổ quát nào về chữ hạnh phúc được mọi người đồng thuận. Có người bảo: hạnh phúc là sự mãn nguyện một ước mơ, an vui trong cuộc sống; làngười khác nói: hạnh phúc không có tiêu chuẩn, không do ban phát, không mua bán hay đổi chác mà có. Nó là một trạng thái cảm xúc từ con tim của mỗi cá nhân trong khoảnh khắc làm người ta hài lòng với những gì hiện hữu - nó rất riêng tư và phát sinh từ sự tỉnh thức của tâm hồn… Vậy, xem ra: đi tìm hạnh phúc ở tương lai với những mơ ước hay quay về quá khứ mà quên những giây phút hiện tại thì con người khó lòng bắt gặp hạnh phúc đích thực.
Huỳnh Thanh Tú là giáo viên tiểu học trước khi cùng gia đình định cư Mỹ năm 2001 tại Hoa Kỳ. Bà từng làm việc cho học khu tại Houston, Texas trước khi về hưu và dành toàn bộ thời gian làm vườn, chăm sóc các cháu, du lịch và tham gia các chuyến tham quan của cộng đồng người hưu trí tại địa phương. Tác giả tham dự VVNM với bài viết đầu tiên “Áo khoác để ngoài cửa.” Bài viết kỳ này thuật lại chuyến thăm cảng Houston với nhiều chi tiết thú vị.
Tôi từng chủ trương viết cho chương trình Viết Về Nước Mỹ theo trường phái trào phúng vì quan niệm cuộc đời đã quá nhiều đau khổ và tôi muốn các bài viết của mình sẽ đem lại một niềm vui cho độc giả. Tuy nhiên, hôm qua về thăm ba ngày Father’s Day, bỗng dưng tôi muốn đổi hệ và quyết định viết một bài theo trường phái nghiêm và buồn để nhớ về ba của tôi. Thân phụ của TG khi còn mang lon trung úy Thân phụ của TG khi còn mang lon Trung úy Khi tôi có trí khôn thì ba đã đi tù cải tạo được ba năm. Lúc ba ở các trại tù trong ba năm đầu, việc đi thăm khó khăn nên chỉ có má đi một mình. Sau khi ba chuyển về trại Suối Máu, nơi thăm nuôi tương đối dễ dàng nhất trong các trại, má cứ thay phiên dắt bốn thằng con trai đi thăm ba. Thỉnh thoảng bà nội cũng đi theo. Ba, với cấp bậc đại úy, đi tù “vừa phải” nên tôi mới “hơn” đám bạn cùng trang lứa...
Khi đến San José (Bắc Cali) theo diện H.O. vào cuối tháng 10, năm 1992, sau một thời gian ngắn, cuộc sống gia đình gồm ba người: vợ, con trai và tôi tạm ổn định. Vợ và con tôi tiếp tục đi học. Còn tôi đã xin vào làm cho hai hãng điện tử Flextronis và IBM. Công việc cuối cùng là Crossing Guard. (Hướng dẫn học sinh và bộ hành qua đường an toàn). Đây là công việc bán thời gian. Tôi đã làm hơn 17 năm. Sau đó, vì lớn tuổi, sức khoẻ giảm và không còn lạnh lẹ như trước, nên tôi không thể tiếp tục được nữa!
Đây không chỉ là câu chuyện nhà họ. Mà đâu đó, chúng ta sẽ thấy bóng mình trong đó. Trong những nhọc nhằn gian khổ bước đầu. Trong giọt nước mắt tủi thân, bất lực. Trong mơ ước nhỏ nhoi, bình dị của một con người - có một việc để làm, một mái nhà để trú, một cuộc đời hạnh phúc, an yên bên gia đình. Chúng ta sẽ dễ dàng có được sự gần gũi và đồng cảm với họ. Vì tất cả cùng một phận đời di dân.
“Xin được tự giới thiệu, tôi tên là N.D., là thông dịch viên cho H.V. hôm đó V. gọi báo cảnh sát Anh nhờ tìm kiếm anh H. Không hiểu sao có gì đó xui khiến, tên và chi tiết cá nhân của anh H. còn lưu giữ trong máy kindle của tôi. Điều rất kỳ lạ là bình thường tôi viết lên bảng điện tử rồi xóa đi, duy chỉ bữa đó tôi sử dụng kindle nên chi tiết về anh H. còn lưu lại. Sau khi dịch cho V., tôi thật lo lắng, bồn chồn, cầu nguyện cho anh H. được bình an, còn sống ở đâu đó, hay đã đi thoát trên mấy xe kia. Cầu mong sao tên anh không có trong danh sách 39 người! Thật bàng hoàng và đau xót khi cuối cùng thấy danh sách của cảnh sát hạt Essex, Anh, được công bố có tên anh H. Tôi không biết nói gì hơn là thành thật chia buồn cùng gia đình. Thắp giùm tôi nén nhang trên bàn thờ anh H., V. nha! Xin hãy nén đau thương mà sống!”
Biết được chùa Hương Đạo cần nhiều thiện nguyện viên giúp cho việc chuẩn bị Đại lễ Tam Hợp (Đại Lễ Vesak) tại Chùa Hương Đạo, vào một ngày cuối tuần, tôi có chút thời gian rảnh nên tôi đến chùa để làm thiện nguyện. Chùa Hương Đạo nằn ở thành phố Fort Worth là ngôi chùa tôi thỉnh thoảng lui tới để làm công quả. Chùa có cảnh quan khá đẹp và sạch sẽ. Trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều cây và nhiều loại hoa khác nhau như hoa anh đào (sakura), hoa hồng, hoa râm bụt, hoa sứ, hoa cúc trắng, hoa dã quỳ...
Từ ngày về hưu, Ông Tư thong thả, nhưng buồn! Hằng tuần, vào buổi sáng thứ Bảy, sau ngày xổ số Powerball Lottery, ông thường lang thang trong khu Phước Lộc Thọ, mong tìm gặp các bạn già rủ nhau uống ly cà phê, tán gẫu sự đời, bình luận thời sự chính trị … cho qua thì giờ. Gần mười hai giờ, chia tay các bạn già, ông thả bộ vào một tiệm 7- Eleven gẩn đó mua một tấm vé số Powerball, rồi về nhà ăn trưa.
Miếng ăn là miếng tồi tàn Mất đi một miếng lộn gan lên đầu. Câu nói dân gian trên chắc có lẽ chỉ được áp dụng tại Việt Nam hay những nước chậm tiến trong những năm tháng nghèo đói. Ăn uống là nhu cầu sống còn của con người và vì thế người ta nhiều khi phải đánh mất phẩm giá của mình để tồn tại. Tuy vậy, tôi thấy câu này vẫn có thể áp dụng tại Mỹ, đất nước giàu có nhất thế giới và đồ ăn thì dư thừa.
Nhạc sĩ Cung Tiến