Hôm nay,  

Già Sao Cho Sung Sướng

14/01/202500:00:00(Xem: 2859)

bo-sach-vvnm

 

Tác giả lần đầu tham dự VVNM với bài “Một Ngày Thăm Trường Võ Bị West Point”. Bà hiện định cư ở Texas và làm việc trong ngành giáo dục. Bài viết kỳ này, như lời tác giả ghi ở đoạn cuối, viết tặng ba má và các cô chú cao niên người Mỹ gốc Việt với một lời nhắn đáng suy ngẫm - Tuổi già ở Mỹ, buồn hay vui phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng người.
 
***
Tôi chưa già và tôi tự hỏi bao nhiêu tuổi mới gọi là già. Người thì nói sau sáu mươi tuổi sẽ được gọi là già. Người khác nói sau khi về hưu sẽ chính thức bước vào tuổi già.
 
Bác Duy Lâm, Một đồng nghiệp của tôi vẫn đến trường đi cày đều đều đến lúc bác đã bảy mươi lăm tuổi nhưng bác vẫn chưa chịu nghỉ hưu. Bác bảo bác chưa già nên bác sẽ làm đến khi nào bác không còn sức khỏe vì bác rất thích công việc của bác, công việc của một người phụ giáo. Vị bác sĩ chuyên chữa bệnh dị ứng phấn hoa của tôi đã gần 74 tuổi vẫn đến văn phòng của ông để khám cho bệnh nhân bốn ngày trong một tuần vì ông yêu thích công việc của ông. Tôi gặp rất nhiều người Mỹ vẫn say sưa đi làm dù đã quá tuổi nghỉ hưu vì họ còn sức khỏe và tìm thấy niềm vui trong công việc chứ không phải vì họ cần tiền. Bên cạnh bức tranh đầy những màu sắc tươi sáng đó, tôi biết vẫn còn nhiều bức tranh ảm đạm, âu sầu trong cộng đồng người Việt ở thành phố nơi tôi cư ngụ.
 
Tôi tình cờ quen cô Lan các đây khoảng một năm khi tôi đi ngang qua nhà cô và thấy cô để các tượng Phật trước cửa để bán garage sale vào cuối tuần. Tôi ghé lại để hỏi mua các tượng Phật. Biết tôi là một Phật tử nên cô Lan bán các tượng Đức Phật cho tôi với giá phải chăng. Cô hẹn tôi tuần tới đến nhà cô để cô cho tôi một số tranh ảnh Đức phật Thích Ca để treo tường vì cô cần có thời gian để tìm lại các bức tranh này. Thế là tuần sau tôi ghé nhà cô. Cô Lan có vẻ mến tôi vì lý do gì tôi không rõ, nhưng một phần có lẽ do cô có ít bạn bè và ít giao tiếp xã hội. Chồng cô về Việt Nam sống với vợ bé đã mấy năm nay, ba đứa con của cô đã có gia đình riêng. Cô mời tôi thỉnh thoảng đến thăm cô vì cô nói cô đã về hưu, mỗi ngày cô có rất nhiều thời gian rãnh rỗi. Năm nay cô đã 68 tuổi. Cô chỉ đến chùa sinh hoạt với các gia đình phật tử vào cuối tuần nên cô cảm thấy cuộc sống ở Mỹ quá buồn tẻ, theo lời cô thì “buồn còn hơn bị kiến cắn”. Hồi trẻ cô lái xe không giỏi nên chồng cô thường xuyên chở cô đi làm “nail” và đi chợ búa, đi đây đi đó. Bây giờ ông chồng về Việt Nam ở luôn nên cô nhờ một gia đình đồng hương hàng xóm chở cô đi chùa vào cuối tuần. Hiểu được hoàn cảnh đơn chiếc của cô, tôi gợi ý:
 
- Cô có muốn tham gia vào sinh hoạt ở trung tâm người cao niên không? Hàng ngày sẽ có xe “bus” đến đón cô và đưa cô về. Đến với trung tâm, cô sẽ được hướng dẫn tập thể dục và được phần ăn trưa miễn phí, được gặp gỡ nhiều người trạc tuổi cô để mở rộng vòng tròn bạn bè. Cô sẽ cảm thấy cuộc sống bớt nhàm chán và vui hơn. Ba của cháu đã 76 tuổi rồi nhưng cháu chưa bao giờ nghe ba cháu than buồn vì ông biết cách lấp đầy thời gian rãnh rỗi của ông bằng những việc ông yêu thích.
 
- Cụ thể ba của cháu làm gì để giết thời gian?
 
Tôi bật cười khi nghe cô dùng cụm từ “giết thời gian”. Tôi đáp:
 
- Ba của cháu không có thời gian để “giết”. Theo cháu thì nếu người cao niên có quá nhiều thời gian nhàn rỗi, thời gian rãnh rỗi sẽ bào mòn tinh thần của họ và “giết” họ không chừng. Ba của cháu đến sinh hoạt với cộng đồng người Việt tại trung tâm dành cho người cao tuổi vào buổi sáng. Ở đây ông tập dưỡng sinh với bạn bè và tham gia vào các sinh hoạt giải trí với họ. Buổi chiều ông ra vườn chăm sóc cây cối và hoa lá trong vườn. Ông cuốc cỏ dại, tỉa cành, cắt cỏ, bón phân, tưới nước cho cây cối như một nông dân chính hiệu. Hoạt động tay chân giúp ông khỏe mạnh và minh mẫn. Vườn nhà cô rộng rãi nhưng cháu không thấy cô trồng rau củ quả, cô có thể trồng thêm chanh ớt hay bầu bí cho vui vì bây giờ đang là mùa xuân, chỉ cần thả hạt xuống là cây sẽ lên xanh tốt. Ba cháu nhờ trồng cây cối mà có thêm được những người bạn trẻ trung vui tánh.”
 
Cô Lan tỏ ra không hiểu vì sao làm vườn lại được có thêm những người bạn nên tôi giải thích thêm:
 
- Vườn nhà ba má của cháu rộng rãi nên ba cháu trồng được hai cây lê, vài cây táo tàu, một giàn bầu bí, một giàn mướp và giàn khổ qua. Ngoài ra ba cháu trồng thêm các loại rau gia vị như lá lốt, rau mồng tơi, rau dền, húng quế, rau dấp cá, lá sương sâm, đặc biệt có rau càng cua.
 
Mỗi một mùa hè, hai cây lê sai quả ra khoảng hơn một trăm trái. Mấy cây táo tàu cây nào cây nấy trái chín mọng lúc la lúc lĩu trên cành.  Mấy giàn bầu bí xanh mướt trông mát mắt. Hoa bí vàng gợi nhớ cảnh làng quê thanh bình ở quê nhà. Ba má cháu làm sao tiêu thụ hết. Các anh chị em của cháu đều bận rộn, không ai rảnh để phụ giúp ba má của cháu thu hoạch. Vì thế ba cháu đem hoa quả biếu cho hàng xóm.
 
Thành phố này có một nhóm người Việt thích trồng cây thỉnh thoảng tổ chức các buổi họp mặt để trao đổi kinh nghiệm trồng cây. Ba cháu là một thành viên của nhóm “trồng cây gây nghiền” này cho nên ông có thêm bạn bè cùng sở thích. Các thành viên trong nhóm này thường tặng hoa quả cho nhau.
 
Sau khi biếu xén quà cáp, còn một ít hoa quả trong vườn, ba cháu đem biếu cho những người bạn ở trung tâm người cao niên. Cháu và các anh chị em thỉnh thoảng giúp ba má cháu thu hoạch và đem hoa quả biếu tặng các đồng nghiệp của mình. Vườn nhà cô rộng rãi có thể trồng được nhiều loại hoa màu. Nếu cô thích, cô có thể gia nhập nhóm “Trồng Cây Gây Ghiền” để gặp gỡ những người đồng hương và học hỏi kinh nghiệm trồng trọt.
- Đó là mùa hè , mùa thu đông ba má cháu làm gì để vui?
 
- Dạ mùa thu đông, ba má cháu dọn dẹp vườn tược, cải tạo đất để chuẩn bị cho mùa vụ kế. Mùa thu đông là mùa ba cháu trồng rau xà lách, hành ngò và cải ngồng. Vào khoảng sau lễ Giáng Sinh, trời lạnh hơn nhưng cải ngồng và các loại rau mùa đông vẫn còn sống đến khi tuyết rơi. Trước khi tuyết đến, ba cháu hái hết các loại rau rồi khiêng một số cây cảnh vào cái nhà kính (green house) tỉ như cây hoa giấy, các cây chanh, cây quýt..v..v…  Một số cây tắc được ba cháu rinh vào mái hiên nhà (patio).
 
Ba cháu dùng giấy bìa cứng che chắn cho những chú chim ba nuôi trong vườn để giũ cho chúng được ấm áp, che chắn bên trên hồ cá ngoài trời để giúp lũ cá sống sót qua mùa đông. Mùa thu đông cũng là quãng thời gian khi những gốc hồng trong nhà ba nở rộ. Ba lại chăm chút tỉa cành, chiếc cây cho những bụi hồng này. Ba cháu có kinh nghiệm trồng hoa hồng đã vài chục năm nay nên ông rất thành thạo trong việc trồng hồng. Vườn nhà ba, ngoại trừ hai tháng mùa đông giá rét, lúc nào cũng có hoa hồng nở khoe hương sắc.
 
Vì vậy cô thấy đó, ba má của cháu ít cảm thấy buồn dù con cái không về thăm thường xuyên. Hai tháng mùa đông, ba má cháu dành nhiều thởi gian tập thể dục, nấu ăn, đọc báo, gọi điện thoại nói chuyện với bạn bè ở xa, lướt facebook. Riêng ba cháu rành về võ thuật nên ông thường đàm đạo gặp gỡ với một vài người bạn yêu thích võ thuật. Nhóm bạn này thường xuyên gặp gỡ vào cuối tuần để trao đổi kiến thức võ thuật và ba cháu truyền lại cho họ những thế võ hay. Khi có thời gian, ba cháu viết bài gửi cho báo võ thuật nên cuộc sống của ông đầy muôn màu sắc tuy ông đã cao tuổi. Má của cháu thường học tiếng Anh khi rảnh rỗi.
 
- Mèn đét ơi, má của cháu nghỉ hưu rồi còn học tiếng Anh để làm gì?
 
- Dạ má cháu đi đến thư viện trung tâm để học tiếng Anh vì má cháu muốn giao tiếp với xã hội và vì được học miễn phí. Học ngoại ngữ rất tối cho trí não của người cao tuổi, giúp giảm thiểu các triệu chứng mất trí nhớ của họ. Vì cô không lái xe được nên cô có thể tự học tiếng Anh trên mạVg internet, trên “youtube”, trên truyền hình. Cô có thể đến chùa dạy tiếng Việt cho các em nhỏ hoặc làm công quả như nấu ăn cho các em nhỏ học tiếng việt, dọn dẹp lau chùi và làm các công việc chùa phân công. Những việc này nằm trong khả năng của cô, một tuần cô chỉ dành ra vài tiếng đồng hồ đi chùa nhưng cô sẽ cảm nhận được nhiều niềm vui và bớt buồn chán. Cô sẽ có thêm bạn bè và sẽ có cơ hội thực hành tiếng Anh với các em học trò học tiếng Việt tại chùa.
 
- Cô lái xe yếu nên không dám tự lái xe. Muốn đi chợ búa cô phải nhờ con cái chở đi trong khi con của cô lo bận rộn mưu sinh nên chỉ chở cô đi một tuần một lần. Cô quanh quẩn trong nhà riết rồi cô cảm thấy đời sống Mỹ quá nhàm chán.
 
- Cháu biết có nhiều người cao tuổi có hoàn cảnh giống như cô. Người cô ruột của cháu không chịu lái xe lúc trẻ vì lái không giỏi, nhưng khi cô cháu ly dị chồng, cô cháu phải học lái xe ở cái tuổi 65. Cháu nghĩ cô nên tự tin học lái xe lại và dần dà cô sẽ có thể lái xe đi chợ, đến thăm nhà bạn, đi mua sắm và đi vòng vòng trong thành phố ngắm cảnh. Ở Mỹ, nếu không biết lái xe, coi như mình bị què giò hay cụt chân theo như cách nói đùa của người ở xứ này.  Người Mỹ có câu “When there is a will, there is a way” mà cô. (Khi có ý chí sẽ có con đường).
 
Cô Lan nói sẽ suy nghĩ thêm về những gợi ý của tôi. Tôi cám ơn cô và ra về. Trên đường lái xe về nhà, tôi vẽ ra trong trí óc của tôi một bức tranh tổng thể về tuổi già của tôi. Ờ thì cũng quanh quẩn những việc như làm vườn, học ngoại ngữ, tập thể dục, nuôi thêm một con chó, đi dạy tiếng Việt, tham gia sinh hoạt với cộng đồng người Việt ở vùng Bắc Texas, viết truyện ngắn gửi báo, chăm sóc nhà cửa, học thêm một kỹ năng mới như học cắt tóc chẳng hạn, học cắm hoa và v..vv…  Ui chu cha, tôi còn nhiều thứ cần phải học quá. Tôi là một người ôm đồm nên chắc khi về già, tôi sẽ không có thời gian rảnh để buồn “như con chuồn chuồn” và để chán “như con gián”.
 
Tuổi già ở Mỹ, buồn hay vui phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng người.
 
Tháng Tám 2024
Viết tặng ba má và các cô chú cao niên người Mỹ gốc Việt
 

Nhị Độ Hoàng Mai

Ý kiến bạn đọc
14/01/202511:21:15
Khách
Rất mong tác giả bài viết hãy dùng cho đúng chỗ hai chữ" thời gian " và "thời giờ "
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 178,881
Chiều nay, đứng nơi cửa sổ sau nhà, ngắm nhìn bầu trời trắng xóa tuyết rơi, tôi ngẩn ngơ tìm đôi cánh én báo tin Xuân, và thả hồn lãng đãng, theo trái tim mộng mơ về những mùa Xuân đầm ấm trên quê hương, một thuở xa lắm…
Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi. My đi vào tiệm tạp hóa trong đầu cứ lẩm nhẩm lời mẹ dặn “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Muối thì dễ rồi, nhưng còn vôi, kiếm đâu ra? Những ngày lễ khác, mẹ chẳng để ý, con cháu muốn làm gì thì làm. Chỉ có Tết Nguyên Đán là mẹ nhớ. Hình như cả đời mẹ chỉ chú trọng đến tết Ta. Mẹ không muốn bỏ qua bất kỳ tục lệ nào. Mọi thứ đâu ra đấy, không có làm phiên phiến qua loa.
Suy từ câu nói bất hủ của học giả Phạm Quỳnh, "Truyện Kiều còn thì... nước ta còn”, thì người Việt nơi hải ngoại phải nói, “Tiếng Việt còn thì nước Việt còn”. Mà theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, "Sống trên đời sống cần có một tấm lòng”, mình có được tấm lòng thì ý nghĩa cuộc đời mình không lẽ để gió cuốn hết đi. Cho nên tấm lòng quý nhất là giữ gìn và bảo tồn Văn hóa cùng Việt Ngữ của quê hương.
Tham gia VVNM từ năm 2010, bàn viết thuở đó của tôi bị vài bạn độc còm như ri: - Ở bên Pháp biết gì về Nước Mỹ mà viết! Tôi thất kinh hồn vía như đứa đi vượt biên đường bộ qua Campuchia bị công an việt cộng bắt quả tang, may thay Ban Giám Khảo VVNM không hề kỳ thị tôi ở tận bên nớ lại dám viết chuyện bên ni. Tôi từng đi Mỹ thăm chị em tôi và gia đình bên chồng, bạn bè… từ năm 2005, nước Mỹ trở nên thân quen từ những chuyến đi về với bao câu chuyện tôi ghi lại trên mục VVNM.
Trời rét căm căm, gió lạnh thổi ù ù bên ngoài, đường xá im vắng không một bóng người, không cả một chiếc xe qua lại. Ông Thanh uể oải ngồi dậy để đi đón Huệ, ngày nào cũng thế, mười một giờ tối phải đi rước vợ về. Huệ làm phục vụ cho nhà hàng buffet Hibachi ở vùng Riverdale. Huệ qua Mỹ đã hơn hai năm rồi mà ông Thanh vẫn không chịu tập cho Huệ lái xe, nhiều lời ra tiếng vào cũng đến tai ông nhưng ông mặc kệ. Ông chấp nhận sáng chiều đưa đón chứ không hề muốn cho Huệ lái xe, cũng may công việc của ông rất tự do, không lệ thuộc giờ giấc nên mới có thể đưa rước như thế!
Năm nay vùng Hoa Thịnh Đốn trời lạnh sớm hơn mọi năm. Giữa tháng 11 đã có tuyết đầu mùa. Không nhiều lắm, lất phất bông tuyết nhỏ nhỏ rơi xuống đất độ 5, 10 phút là tan. Tuy nhiên trời lạnh. Ban đêm 33 độ F-36 độ F. Ban ngày phần lớn nắng đẹp lắm, vàng tươi. Các loại hoa như impatient hay petunia hoa lá héo úa, thấy tội nghiệp. Hoa Pansy không sao, xanh tươi như cũ. Loại hoa này chịu được lạnh suốt mùa đông...
Nhìn cháu nội tám tháng tuổi đang tìm cách làm sao mở gói quà to, mùa Giáng Sinh đầu tiên trong đời cháu, cái gì cũng mới mẻ, lạ lẫm, cháu giương đôi mắt thật to tròn ngây thơ nhìn những món quà xanh đỏ, giây nơ hoa chằng chịt, chẳng hiểu chút ý nghĩa nào, nhưng miệng luôn mỉm cười, đôi chân mày nhíu lại dường như suy nghĩ mông lung.. Những chiếc máy hình, iphone đều bấm lia lịa, các bác, cô chú dì đều muốn lấy những góc hình dễ thương nhất của cháu vào phút này, vì cháu là đứa bé nhỏ nhất trong gia đình cả hai bên nội ngoại lại là đứa cháu đầu tiên nữa.
Năm nay ông Tư đã qua tuổi tám mươi, nhưng trông ông khỏe mạnh và trí tuệ còn minh mẫn - so với những ông lão cùng lứa tuổi, ông được xếp hạng trên trung bình. Những buổi họp mặt ở Hội Cao Niên, các cụ thường ngồi lại với nhau uống trà, tán gẫu chuyện đời. Có ông kể chuyện buồn bị con cháu bỏ bê; có ông than thở chuyện ốm đau; có ông nuối tiếc chưa trả được mối thù vong quốc đầu đã bạc, bèn ngâm mấy câu thơ của Đặng Dung
... Mưa cuối năm vẫn rả rích ngoài trời mù sương và gió lạnh, thảm lá vàng ướt mưa về cội. Bỗng nhớ câu nói đêm qua của một vị thiền sư bên Nhật, ông nói, “cuộc đời như một chiếc va li, sống phải biết khi nào xách lên, khi nào để xuống, phải soạn lại va li cho mỗi hành trình…” Tôi nghe không hiểu ý ngài lắm vì thiền sư đâu phải người thường dễ hiểu, chỉ nhớ bà ngoại mấy đứa nhỏ từng nói, “cái gì cầm lên được thì bỏ xuống được.” ...
Nhạc sĩ Cung Tiến