Hôm nay,  

Ba Năm Làm Cư Dân Oc

17/01/202500:29:00(Xem: 2908)
 
ky-niem-1
Ảnh: Kỷ Niệm lần đầu tiên sang Mỹ chụp với nhà thơ, nhà văn Trần Dạ Từ-Nhã Ca, tại trụ sở Việt Báo, phòng làm việc của Nhã Ca, Westminster, 2011.

Đoàn Thị là một cây bút quen thuộc dí dỏm, được độc giả VVNM yêu mến. Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010, khi còn ở Pháp. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả - thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Từ vài năm gần đây, tác giả đã dời sang California an cư cùng gia đình.

 
***
 
Tham gia VVNM từ năm 2010, bàn viết thuở đó của tôi bị vài bạn độc còm như ri:
- Ở bên Pháp biết gì về Nước Mỹ mà viết!
 
Tôi thất kinh hồn vía như đứa đi vượt biên đường bộ qua Campuchia bị công an việt cộng bắt quả tang, may thay Ban Giám Khảo VVNM không hề kỳ thị tôi ở tận bên nớ lại dám viết chuyện bên ni.
 
Tôi từng đi Mỹ thăm chị em tôi và gia đình bên chồng, bạn bè… từ năm 2005, nước Mỹ trở nên thân quen từ những chuyến đi về với bao câu chuyện tôi ghi lại trên mục VVNM.
 
Năm sau kết quả sơ khởi Viết Về Nước Mỹ 2011 – bài của tôi được chọn trong số bài đã phổ biến từ đầu tháng Năm 2010 tới ngày 24 tháng năm 2011.
Năm đó có 10 tác giả vào chung kết, 6 tác giả nhận giải đặc biệt.
 
Sau thông báo trên, Ban Giám Khảo gửi thư mời tôi dự lễ phát giải VVNM vào ngày Chủ Nhật 31 tháng 7 năm 2011, 5PM.  Buổi họp mặt phát giải và ra mắt sách, được tổ chức tại Garden Grove Community Center, 11300 Stanford Ave., Garden Grove, CA 92842.
 
Mở đầu buổi phát giải là chương trình văn nghệ do danh ca Lê Uyên trình bày những ca khúc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương, xen kẽ là những ca khúc tuyệt vời của Thi Sĩ, Nhạc Sĩ Trần Dạ Từ.
 
Sau đó Ban Giám khảo bắt đầu tiết mục phát giải thưởng VVNM với sáu tác giả sẽ nhận giải Đặc Biệt đã được thông báo trước.
 
Bước vào giải Chung Kết với chín cây viết tại Mỹ và Tây Đui (tui đây đến từ xứ Tây), tôi phát rét nhớ đến những « comments » của bạn độc USA, thầm nghĩ thôi rồi Lượm ơi, chuẩn bị lên sân khấu nhận giải nha cưng.
 
Tôi ngồi đếm thầm, một, hai ba bốn…, đến lần thứ 9 tôi được xướng tên, ngạc nhiên mình nhận giải hạng nhì, theo cách gọi của VB là Á Hậu, và vui hơn nữa giải nhất Hoa Hậu năm đó là Phương Dung, một ngẫu nhiên thú vị là tôi cũng tên Dung, Nguyễn Thị.
 
Xin nói thêm tại sao tôi có bút hiệu Đoàn Thị, ở VN phụ nữ sau khi lấy chồng Họ ai nấy giữ, chà mạ ơi qua bên Pháp khi vào quốc tịch, vợ phải lấy họ Đoàn của chồng, tưởng Tây galant ai dè cũng… gia trưởng chán.
 
***
 
Mười năm sau khi nhận giải VVNM, chúng tôi xách vali sang đây định cư, ba năm đầu hai đứa tôi thay nhau trở về Pháp bán căn nhà thứ 2, đến tháng 4 năm 2024 mới bán được căn nhà gần 30 năm mang đầy kỷ niệm.
 
Ba năm tập làm cư dân tại Nam Cali bước vào tuổi 70 có gì lạ?
Vài năm trước khi hoàn tất thủ tục đi định cư chúng tôi đã mở Account tại BOA, sau khi có thẻ xanh chúng tôi đã chuyển tiền bên Pháp qua đây, tạm trú nhà con gái chị cả của tôi trên Bakerfield. Thỉnh thoảng chàng xuống OC nhờ các bạn Phú Thọ (Đại Học Bác Khoa Phú Thọ Sàigòn trước năm 75) hướng dẫn mua nhà vì đa số có nhà tại OC từ thập niên 90 thế kỷ trước.
 
Trong lúc chờ mua nhà, chàng mở Văn Phòng Thiết Kế tại đây để tiếp tục làm việc với hãng Bouygues Bâtiments bên Pháp, anh Minh cho mượn địa chỉ nhà anh để hoàn tất giấy phép hành nghề, sau đó chàng tìm văn phòng kế toán tính thuế thu nhập hằng năm.
 
Anh Minh thật thà, khiêm tốn dù anh là «đại gia» nhà đất trên San Jose, bán vài căn nhà trước khi rời SJ, xuống OC anh tậu vài căn nhà tiếp tục cho thuê, có căn gần Habour Marina.
 
Từ hướng dẫn của anh Minh, chàng mua nhà cách nhà anh 10 phút lái xe, những ngày đầu dọn vô nhà mới, anh Minh chỉ chàng mua bình lọc nước rồi đến nhà tôi gắn bộ lọc nước dưới sink rửa chén…  Biết hai ma mới chúng tôi không rành hệ thống y tế, anh chỉ chàng mua bảo hiểm y tế Cover California, chi phí y tế đóng theo thu nhập mỗi năm.
 
Anh Hùng kỹ sư điện, giúp chàng sửa cửa garage bị chạm mạch, moteur đình công không nhúc nhích, anh còn đề nghị nếu chúng tôi muốn gắn thêm Air Conditioning, Solar Panel anh sẽ lắp ráp miễn phí…
 
Anh cũng là chủ xị tổ chức Tiệc July 4 hằng năm, hôm đó dân Phú Thọ và bằng hữu kéo nhau lên nhà anh trên đồi Lake Elsinore Riverside, ăn trưa ca hát đến chiều tối ra balcon coi pháo bông đỏ rực đêm đen, chờ cụm pháo bông bự chảng của county chấm dứt, nút chai Champagne bay vèo lên cao mọi người cụn ly trước khi nhà ai nấy về
 
Nhóm Phú Thọ thỉnh thoảng thay nhau họp mặt ăn chơi, Anh Chương ở cách nhà tôi 5 phút lái xe, chị Huệ bà xã của anh là nữ hoàng karaoké sau bữa cơm thịnh soạn thiên hạ thi nhau hát hò đến Khuya.
 
Hồng, bà xã anh Minh chỉ có món bún bò Huế móng heo, chị Minh anh Tưởng có xâu nem chua làm từ Jambon, Liên vợ anh Khải tôm chiên lăn bột, Liêm vợ anh Hùng chủ gánh bún măn vịt…, Tây Đui, tui đây chỉ biết nấu bún mọc chả quế thôi.
 
Ai không rành bếp núc như Liên vợ anh Sơn độc quyền rinh khay bánh rán mè nhân đậu xanh, các chị bận rộn mang bánh cuốn, bán nậm, tré, chả giò… nhưng phải trình menu trước để không đụng hàng.
 
Ngoài các bạn Phú Thọ, tôi có nhóm bạn cũ mang bạn mới đến với chúng tôi, trong đó có vài bạn một thời sống bên Pháp, úi chà khi biết hai đứa « ma mới » chúng tôi bên Tây vừa định cư tại đây, thiên hạ sổ tiếng tây rân trời.
 
Dân «phăng xe» (Français) chúng tôi ôn lại kỷ niệm thuở sống bên trời Âu với đồng hương và bạn Pháp, có những chuyện cười ra nước mắt, buồn vui có đủ.
Chúng tôi bỗng trở nên thân thiện dù mới gặp mặt vài lần, có lẻ văn hóa, phong cách Pháp vẫn hiện hữu trong cuộc sống của chúng tôi nên chuyện xứ tây luôn mang đến những trận cười không dứt.
 
Ngoài bạn bè cũ mới tại đây, chắc chắn tôi phải nhắc đến bạn bè Việt Bút từ cái nôi của mục Viết Về Nước Mỹ được hai vị Nhà Thơ, Nhạc sĩ TRẦN DẠ TỪ và Nhà Văn NHÃ CA nổi tiếng từ Việt Nam cho đến Mỹ đang bước sang năm thứ 25, một phần tư thế kỷ giữ gìn văn hóa VN.
 
Năm 2021 là năm cuối hai bác Trần Dạ Từ và Nhã Ca chủ tọa lễ phát giải VVNM, chúng tôi vui mừng tái ngộ hai bác, sau lần tiệc phát giải năm 2019, những kỷ niệm với hai bác tuy ít ỏi nhưng luôn để lại trong tôi bao ân tình khó quên.
 
Năm 2023 một lần nữa tôi tái ngộ anh chị em Việt Bút khắp nơi về OC dự Lễ phát giải VVNM, cuộc vui mang đầy kỷ niệm của đại gia đình Việt Báo.
 
Hôm đó tôi có dịp nói chuyện với em Kim Loan đoạt giải Á Hậu đến từ Canada, cũng từng bị độc giả kỳ thị như tôi lúc trước: - Dân Canada biết gì mà viết về Nước Mỹ !
 
Hai chúng tôi đều bị đồng hương kỳ thị, kệ họ đi nhờ vậy mà sau 20 năm tham gia nhóm Việt Bút tôi có thêm một đồng minh bị chém gió khiến Kim Loan hăng hái viết bài liên tục cho bõ ghét.
 
Từ khi định cư ở đây thỉnh thoảng các bạn Việt Bút khắp nơi xuống OC cưỡi ngựa xem hoa, nhóm VB tại đây thay nhau mời bạn phương xa đến nhà dùng cơm hội ngộ râm ran nhắc bao kỷ niệm chúng mình là thành viên đại gia đình Việt Báo.
 
Hơn hai mươi năm tham gia Viết Về Nước Mỹ, đất lành nối kết tình thân, tình bạn của nhóm Việt Bút luôn là Kỷ Niệm đẹp của Giải Thưởng Việt Báo – Viết Về Nước Mỹ, một kỷ lục có một không hai trong làng báo Việt Nam tại Mỹ.
 
Đầu năm 2025, thân chúc Ban biên tập Việt Báo, mạnh thường quân và anh chị em Việt Bút An Lành, Vạn Sự Như Ý.
 
                                                                                      09 Jan 2025/ Đoàn Thị
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 258,020
Tui coi cái hóa đơn điện thoại. Chaaa… sao mà cao quá. Nghe nói rồi đây thuế má tăng lên. A… cần phải thu vén, bớt được chỗ nào đỡ chỗ đó. Gọi người bạn cũng xài cùng hãng điện thoại với tui, hỏi, bạn nói, cũng có xài wifi (mạng) và một cái cellphone (điện thoại cầm tay) mà chỉ trả mấy chục mỗi tháng. Còn tui, sao tới hơn 150 đô lận? Tui thì xài “mạng” và cái điện thoại bàn (landline), còn cái điện thoại cầm tay thì tui ít cầm, ít xài, cho dù khỏi tốn tiền vì là của con dâu cho. À, nội cái điện thoại bàn cũng gần 60 đô mỗi tháng rồi. Mấy đứa em ưa nói, -Bà có điện thoại cầm tay sao hổng tập xài, có đủ thứ, tiện lợi, y như cái computer vậy đó, bỏ bớt cái kia cho rồi.
Nếu ở xa vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, khi có dịp lái xe qua thành phố New York hay vào thủ đô Washington DC lúc tuyết đang rơi lất phất… bạn chớ ngạc nhiên khi dừng xe ở ngã tư đường lúc đèn đỏ thì trông thấy một người, thường là một thanh niên da đen, tay xách bình xịt nước, tay cầm chiếc cần lau kính xe chạy ra cào lia, cào lịa trên kính xe của bạn mà không cần hỏi han gì cả. Khi mới định cư ở tiểu bang Maryland, tôi được anh bạn đưa đi New York chơi cho biết thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ. Nếu không vững tay lái, người ta sẽ choáng ngợp với luợng xe lưu thông như mắc cửi. Nhưng anh bạn tôi đã đến New York nhiều lần, nên anh ta lái xe rất bình tĩnh và an toàn. Khi xe dừng lại ở ngã tư đèn đỏ, một anh thanh niên da đen vội vã chạy ra lau kính xe như tôi đã mô tả ở trên. Anh bạn tôi ung dung, im lặng để cho người thanh niên ấy lau kính xe… Khi đèn vàng nổi lên, anh bạn tôi hạ cửa kính xe đưa cho anh thanh niên ba đô la. Người thanh niên nói: “Thank you! Thank you!” rồi chạy vội vào lề đường.
Tin về một bé gái 11 tuổi ở Texas đã tự tử chết ngày 8 tháng 2 vừa rồi vì bị bắt nạt bởi bạn bè tại trường học liên quan đến tình trạng di trú của gia đình em khiến tôi lại liên tưởng đến những ngày tháng đen tối sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Khi ấy đã có bao nhiêu thành phần cơ hội lên mặt hống hách. Và để lập công với chính quyền mới, họ đã không ngần ngại có những hành động cũng như lời nói đe dọa những người từng là hàng xóm, là bạn bè, là đồng nghiệp của họ. Khi ấy có biết bao nhiêu người trong chúng ta cùng mang chung một tâm trạng lo âu hoang mang, không còn dám tin tưởng vào bất cứ một ai. Có lẽ đó cũng là điều mà chính quyền mới khi ấy mong muốn và biết đâu điều đó cũng nằm trong kế hoạch của họ. Khi người dân nghi kỵ lẫn nhau, sẵn sàng trở mặt đấu tố nhau thì giới lãnh đạo sẽ chẳng còn phải lo có thành phần nào rảnh rỗi để chống đối lại mình.
Biết được Hội sinh viên người Mỹ bản địa ở trường UTA (University of Texas at Arlington) cần nhiều thiện nguyện viên giúp cho lễ hội Pow Wow lần thứ 29 được tổ chức vào ngày 1 tháng Ba năm 2025, tôi chủ động liên lạc với Ông chủ tịch của hội và được chấp nhận vào làm thiện nguyện viên. Tất cả các thiện nguyện viên được yêu cầu tham gia hai buổi họp online để nghe phổ biến về nội qui và những điều nên tránh khi làm thiện nguyện cho lễ hội. Buổi họp thứ ba được tổ chức tại trường UTA một ngày trước lễ hội. Ông Silva-Brave, chủ tịch hội sinh viên người Mỹ bản địa, giải đáp những thắc mắc của thiện nguyện viên, đưa chúng tôi đi tham quan khu vực Maverick Activity Center để chúng tôi khỏi bỡ ngỡ khi làm việc.
Tôi đến thăm chị Dung đang nằm bịnh. Anh Việt mở cửa đón tôi với bộ mặt hốc hác xanh xao tiều tụy. Nhìn chị nằm trên giường gần như bất động, tôi đè nén sự xúc động. Không ai ngờ vợ anh đang còn mạnh mẽ bất ngờ bị ung thư bướu trong não, chữa trị trong thời gian ngắn, nay đành bất lực. Dầu biết luật đời gắn chặt Sinh Lão Bệnh Tử không ai tránh thoát. Nhưng có chia lìa là có đau buồn ngậm ngùi, nhất là với người phụ nữ có quá nhiều đức tánh tốt, người vợ tuyệt vời, người mẹ mà các con xem như thần tượng, người dâu được cả dòng họ nhà chồng khen ngợi, bạn bè thương mến.
Dung vượt biên qua Mỹ lúc vừa xong trung học. Bố mất khi còn trong trại giam sĩ quan chế độ cũ. Mẹ cũng mất sau mấy năm bươn chải mua bán nuôi con. Hai đứa cháu mồ côi được cô mang về nuôi. Khi Dung học xong trung học, cô tìm mối vượt biên cho Dung đi, bởi vì con “ngụy quân ngụy quyền” không thể vào đại học. Chuyến đi kinh hoàng suýt mất mạng, nhưng cuối cùng Dung cũng được nhận vào Mỹ, vì khai bố mất trong tù. Phái đoàn Mỹ khi phỏng vấn họ tìm ra tung tích bố dễ dàng, dựa vào tấm hình bố mặc quân phục ẵm Dung lúc 5 tuổi, cười nhe hàm răng sún thiếu 2 cái răng cửa.
Trời mùa đông, sương mù phủ mờ những con đường. Tôi ngồi trong chiếc Toyota Camry đã vượt qua hơn trăm ngàn dặm, lắng nghe tiếng quạt gió từ hệ thống sưởi ấm phả đều lên khuôn mặt tê lạnh. Buổi sáng âm 4 độ C, và khi điện thoại trên giá đỡ bất ngờ sáng lên, tôi thấy thông báo: “Pick up from Wawa, $5.50.” Không chút đắn đo, tôi nhấn “chấp nhận.” Cây xăng Wawa chỉ cách nhà vài con đường. Khi xe vừa dừng lại, tôi mở cửa bước vào cửa hàng tiện lợi. Dù là sáng thứ Bảy, nơi này vẫn nhộn nhịp như mọi ngày. Các trạm bơm xăng chật kín xe cộ. Xe tải chở hàng, xe con, và những chiếc SUV đông đúc trẻ em trên ghế sau nối đuôi nhau chờ đến lượt. Tài xế nhanh tay cầm vòi bơm, mắt liếc qua màn hình hiển thị giá xăng, một vài người thở dài khi thấy con số tăng lên nhanh chóng.
Cảm ơn giấc mơ Mỹ với 400 đô của gia đình tôi. Tôi thật sự hy vọng giấc mơ Mỹ của nhà tôi ngày càng tươi đẹp hơn và tròn trịa hơn cho những thế hệ sau. Cảm ơn tất cả những cơ hội mà chúng tôi có được. Cảm ơn những bước chân dĩ vãng đã tôi luyện tôi thành tôi của ngày hôm nay. Cảm ơn những chuyến đi ngược xuôi của dòng đời đưa tôi về những địa điểm của địa cầu dù là du lịch, tham quan thế giới để mở mang tầm mắt hay để tôi luyện con người. Cảm ơn ba mẹ đã sanh thành, dưỡng dục và nuôi dưỡng những đức tánh của con. Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi làm những việc muốn làm.
Năm mươi năm quả là một thời gian dài, dài quá nửa đời người, tuy nhiên so với dòng thời gian vô thủy vô chung thì nó chỉ là một khoảnh khắc, một cái chớp mắt, so với lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc thì năm mươi năm cũng chẳng là bao. Năm mươi năm, nếu là đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình thì cũng chẳng có chi đáng để nói. Đằng này năm mươi năm xào xáo, ly tán, khổ đau… quả là thật khó mà nói hết trong một bài văn hay một câu chuyện. Cũng may là bản tánh con người mau quên, mọi thứ rồi cũng dần dần nguôi ngoai theo lớp lớp sóng bồi của thời gian. Người ta thường nói thời gian là phương thuốc sẽ chữa lành những vết thương, sẽ xóa nhòa những ký ức, chôn vùi đi những dĩ vãng dù là vàng son hay đen tối, hạnh phúc hay khổ đau.
Những năm 1970, quan niệm xã hội chưa thông thoáng như bây giờ. Chuyện yêu đương với người nước ngoài là điều không tưởng, chứ đừng nói tới việc lấy chồng ngoại quốc. Vậy mà con bé xấp xỉ đôi mươi, vừa rời ghế nhà trường, tập tễnh ra ngoài đi làm phụ giúp gia đình, cái con bé hiền như con mèo đó, lại dám lấy thằng chồng Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến