Hôm nay,  

Tôi Lên Chùa Làm Công Quả

24/06/202500:00:00(Xem: 1052)

bo-sach-vvnm 

Tác giả lần đầu tham dự VVNM với bài “Một Ngày Thăm Trường Võ Bị West Point”. Bà hiện định cư ở Texas và làm việc trong ngành giáo dục.
 
***
 
Biết được chùa Hương Đạo cần nhiều thiện nguyện viên giúp cho việc chuẩn bị Đại lễ Tam Hợp (Đại Lễ Vesak) tại Chùa Hương Đạo, vào một ngày cuối tuần, tôi có chút thời gian rảnh nên tôi đến chùa để làm thiện nguyện.
 
Chùa Hương Đạo nằn ở thành phố Fort Worth là ngôi chùa tôi thỉnh thoảng lui tới để làm công quả. Chùa có cảnh quan khá đẹp và sạch sẽ. Trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều cây và nhiều loại hoa khác nhau như hoa anh đào (sakura), hoa hồng, hoa râm bụt, hoa sứ, hoa cúc trắng, hoa dã quỳ...
 
Trong khuôn viên chùa, hoa nở hầu như quanh năm. Hoa mùa xuân có hoa đào sakura, đào quince, hoa hồng, hoa mộc lan và nhiều loại hoa khác. Hoa mùa hè có hoa sứ, hoa râm bụt, hoa hồng nhiều màu, hoa margueritte trắng, hoa hướng dương, hoa mộc lan trắng và nhiều loại hoa khác tôi không biết tên. Chánh điện rộng rãi và trang nghiêm, luôn có hoa tươi và nhang đèn trước tượng đức Phật.
 
Chùa được thành lập cách đây gần 30 năm từ một ngôi nhà nhỏ mua lại của một cư dân Fort Worth. Chùa đang xây dựng công trình thắng tích “Bảo Tháp Tàng Kinh Thánh Điển” (Dhammacetiya) gồm 840 tháp lớn, nhỏ lưu trữ toàn bộ lời dạy của Đức Phật nằm trong khuôn viên 14 mẫu đất sau Chánh Điện của chùa. Một mai khi công trình Bảo Tháp Tàng Kinh Thánh Điển được xây dựng hoàn tất, nơi đây có thể tổ chức các khóa tu thiền cho hơn 5 ngàn người tham dự. Tổng kinh phí dự trù cho công trình này lên tới 150 triệu Mỹ kim. Công trình đã chính thức được khởi công vào ngày 4 tháng 5 năm nay. Công trình Dhammacetiya rất có ý nghĩa về Giáo Pháp. Một khi công trình được hoàn tất, tất cả các Phật tử khắp mọi nơi trên thế giới có thể về đây để tu tập và học hỏi về Giáo Pháp. Có thể nói đây là Thánh Địa của Phật Giáo.
 
Để đánh dấu sự khởi đầu của công trình thiêng liêng này, chùa Hương Đạo long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản Vesak Quốc Tế lần thứ hai, Lễ Trùng Tụng Tam Tạng Thánh Điển Pali lần thứ I và Lễ Đông Thổ Khởi Công Xây Dựng Đại Thắng Tích Bảo Tháp Tàng Kinh Thánh Điển Dhammacetiya từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 4 tháng 5 năm nay.
 
Trong suốt 10 ngày đã diễn ra các sự kiện sau:
- Lễ diễu hành xe hoa của các nước Phật Giáo để cung nghinh Xá Lợi và Tam Tạng Thánh Điển Pali vào sáng ngày 25 tháng 4.
- Tụng đọc Duyên hệ Patthana từ 5 giờ sáng đến chiều.
- Thuyết pháp vào mỗi buổi tối vào lúc 7 giờ chiều.
- Đặt bát cúng dường mỗi ngày.
- Các bữa cơm chay thân mật dành cho Phật tử vào các buổi sáng, trưa, chiều.
- Vào chiều thứ Bảy, ngày 3 tháng 5 Lễ Kiết Giới Sima Đại Bảo Tháp và lễ cúng dường ánh sáng với 24.000 ngọn nến được thắp lên.
- Chủ Nhật ngày 4 tháng 5 hai sự kiện trọng đại khép lại chương trình đại lễ Tam hợp:  Lễ Phật Đản Quốc Tế và Lễ Động thổ Khởi Công Xây Dựng Đại Tháp Dhammacetiya.
 
Đặc biệt năm nay, ngôi tiểu tháp đầu tiên Tipitaka, đại diện cho 840 ngôi bảo tháp chưa được hoàn tất, sẽ có mặt tại chùa Hương Đạo. Ngôi tiểu tháp Tipitaka được khắc Tam Tạng Kinh thánh Điển với hai ngôn ngữ là Pali Latin và tiếng Anh. Tipitaka là tiểu tháp đầu tiên được chế tác tại thị trấn Makrana Marble, thuộc quận Nagaur, bang Rajasthan, Ấn Độ, nơi có một trong những mỏ đá thạch anh nổi tiếng nhất thế giới.
 
Đá thạch anh Makrana Marble là vật liệu xây dựng của nhiều công trình vĩ đại, trong đó có Taj Mahal-kỳ quan nổi tiếng và biểu tượng văn hóa thế giới. Đây là loại đá được biết đến nhờ độ bền cao, mang giá trị thẩm mỹ và tâm linh sâu sắc, làm tăng thêm vẻ uy nghiêm cho các công trình linh thiêng. Đây là một trong những loại đá quý, có thể tồn tại ở ngoài trời qua thời gian rất dài nhờ độ rắn và độ già của loại đá này, được sử dụng từ hàng nghìn năm nay trong nghệ thuật và kiến trúc để tạo cảm giác sang trọng và đẳng cấp. Đá có màu sáng nhưng khi có ánh sáng mặt trời tiếp xúc, đá sẽ chuyển sang màu trắng.
 
Đường nét hoa văn trên tháp là hoa văn lá bồ đề và những hoa văn họa tiết khác được ghép nối từ những hoa văn có liên quan tới phật giáo của các nước như Việt Nam, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cambodia. Vách tường đá của tháp có độ dày hơn 1 feet, tháp khá cao, nặng 43 tấn. Bên trong tháp, bốn vách tường được điêu khắc với hoa văn họa tiết kể về hành trình cuộc đời của Đức Phật dựa trên bài kinh Chuyển Pháp Luân. Bài kinh này sẽ được điêu khắc bằng hình ảnh của Đức Phật, 5 vị Trần Như và vườn Lộc Uyển.Trần tháp được điêu khắc với nhiều họa tiết bao quanh họa tiết Bánh xe Duyên Hệ. Chính giữa trần tháp có một bóng đèn chiếu xuống. Tháp rộng đủ chỗ cho 4 người ngồi trong tháp để tụng kinh hoặc quỳ đảnh lễ. Chùa đặt tạm ngôi tiểu tháp này phía bên trong cổng chính của chùa để các phật thử có thể chiêm ngưỡng ngôi tiểu tháp đầu tiên này.
 
Có một số trục trặc trong việc hoàn tất visa cho các kỹ sư Ấn Độ sang Fort Worth để lắp tiểu tháp Tipitaka nên tính đến thời điểm hiện tại, tiểu tháp vẫn chưa được dựng xong mặc dù toàn bộ các bộ phận của tiểu tháp đã có mặt ở chùa. Vì thế, Chùa Huơng Đạo cho dựng tạm 4 bức vách của tiểu tháp bên trong cổng chùa để các phật tử có thể hình dung sơ qua tiểu tháp này.
 
Tôi được phân công phụ giúp trang trí xe hoa. Khi tôi đến, các khung của xe hoa đã được trang trí với hằng hà sa số những bông hoa đẹp rực rỡ. Tôi có nhiệm vụ cắt những miếng vải dài màu vàng để trang trí cho xe hoa. Sau khi cắt xong những miếng vải màu vàng, tôi được giao việc cắt những miếng vải lụa trắng để các thiện nguyện viên khác làm những bông hoa vải để trang trí cho xe hoa. Sau đó, tôi chuyển sang khâu làm hoa vải.
 
Câu nói “Không thầy, đố mày làm nên” quả rất đúng trong trường hợp của tôi. Tôi lúng ta lúng túng mày mò làm hoa nhưng hoa của tôi làm trông như hoa héo, thiếu nước, không được đẹp và bung cánh như hoa của các thiện nguyện viên khác. Tôi không biết kỹ thuật gấp hoa vải và chưa bao giờ làm hoa vải. Thấy tôi đánh vật với bông hoa vải, một thiện nguyện viên đứng gần tôi bày cho tôi cách gấp và giữ đài hoa cho chặt. Cô ấy bảo nếu tôi dùng 2 hoặc 3 miếng vải cho một bông hoa, hoa mới đẹp và có nhiều cánh. Tôi làm theo lời cô ấy, quả nhiên, hoa của tôi trông đẹp hơn cái đầu tiên tôi tự làm.
 
Các thiện nguyện viên vừa làm việc vừa chuyện trò vui vẻ. Tôi bắt chuyện với một vài chị và nhờ nói chuyện phiếm, tôi cảm thấy thời gian qua rất nhanh và tôi không có cảm giác đang làm việc. Tôi cảm giác như đang gặp gỡ bạn bè. Chỉ còn một tuần nữa là đại lễ Tam hợp sẽ bắt đầu với lễ diễu hành xe hoa, vì thế, các thiện nguyện viên khẩn trương kết thêm hoa vải để trang trí cho xe hoa. Công việc trang trí xe hoa tuy không nặng nhọc nhưng chiếm khá nhiều thời gian của các thiện nguyện viên. Chúng tôi tạm dừng công việc vào khoảng 10 giờ tối.
 
Vào ngày lễ cúng dường ánh sáng thắp sáng 24,000 ngọn nến, tôi đến sớm để phụ việc vì tôi biết sẽ có rất nhiều việc để làm. Tôi đã từng phụ giúp lễ cúng dường ánh sáng ở chùa Hương Đạo vào năm ngoái nên tôi biết cần phải làm gì vào ngày này. Khi tôi đến chùa, nhiều thiện nguyện viên phật tử đã có mặt. Chúng tôi xếp đèn cày vào trong những cái ly nhỏ, sau đó cho những cái ly nhỏ này vào trong những cái khuôn thủy tinh dày hình dáng khá đẹp. Sau đó, chúng tôi mang những chiếc ly này tới bãi tập kết ở bãi đất rộng sau chánh điện.
 
Một số thiện nguyện viên mở những chiếc túi giấy bóng và cho những khuôn thủy tinh chứa đèn cầy vào những túi giấy bóng này. Một vài thiện nguyện viên khác sắp xếp các khuôn thủy tinh này vào các vị trí đã được thiết kế hôm trước. Tôi chạy tới chạy lui lượn rác và vác các bao rác về bãi tập kết rác. Thỉnh thoảng tôi phụ giúp mở các túi giấy bóng, thỉnh thoảng tôi phụ bỏ đèn cầy vào các khuôn thủy tinh. Mọi người tất bật làm việc cho kịp giờ hành lễ. Công việc cuối cùng của tôi là thắp các ngọn nến. May thay, các ngọn nến được thắp sáng đúng giờ dự định. Khi buổi lễ cúng dường thắp sáng 24,000 ngọn nến bắt đầu, tôi đã mệt nhoài nên tôi chỉ nán lại đôi mươi phút và không thể tham dự trọn buổi lễ.
 
Dù tôi không thể tham gia vào toàn bộ 10 ngày đại lễ vì tôi không có thời gian, tôi vẫn cảm thấy vui vì tôi đã góp phần nhỏ bé chung sức với các thiện nguyện viên khác giúp cho Đại Lễ Tam Hợp năm nay. Ngoài ra, tôi vui vì quen biết thêm một vài chị thiện nguyện viên tại chùa Hương Đạo. Nhờ đi làm thiện nguyện ở chùa, tôi có thêm một vài người bạn. Tôi nhận thấy cuộc sống của tôi vui hơn và có ý nghĩa hơn khi tôi làm công việc thiện nguyện viên cho bất kỳ tổ chức nào mà tôi tham gia.
 
Tôi chưa thể làm điều gì to tát hơn để đền ơn nước Mỹ, đất nước đã cưu mang gia đình tôi và nhiều thế hệ tị nạn của người Việt, tôi chỉ biết làm những việc nho nhỏ trong khả năng của tôi. Tôi không dám nhận tôi đang đền ơn nước Mỹ. Tôi chỉ cố gắng bỏ chút ít thời gian để giúp cho cộng đồng địa phương nơi tôi đang cư ngụ.
 
Không hiểu sao, tôi rất thích bài hát “Để Gió Cuốn Đi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
 
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì, em biết không
Để gió cuốn đi
Để gió cuốn đi…
 
  
Nhị Độ Hoàng Mai
 
Tháng 5-2025

Ý kiến bạn đọc
29/06/202519:38:38
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
29/06/202513:20:58
Khách
Làm công quả là việc đáng làm. Sau 1975 thì co rất nhiều cơ hội làm công quả giúp định cư các gia đình nguời tị nạn VN như vận động chuà nhà thờ bảo trợ thêm nguời tị nan, lái xe đi mua sắm, thuê nhà, đi khám bệnh, huớng dẫn học đại học và học nghề, và tổ chức giúp đỡ nguời vuợt bien. Tiếc rằng lúc đó đa số nguời VN mới định cư còn đang chật vật lo kiếm ăn. Sau năm 2000 vẫn còn cơ hội giúp bữa ăn nguời homeless, nguời tị nạn từ các quốc gia khác, hay giúp đỡ hàng chục ngàn gia đình di dân với trẻ em đang cắm lều tại biên giới bên Mexico, giúp World Central Kitchen và Y sĩ Không Biên Giới, và đi về VN nhà thờ Chúa Cứu Thế đuờng Kỳ Ðồng hay chuà Liên Trì giúp TPB VNCH.
NS Trịnh Công Sơn làm nhạc thì hay lắm. Truớc 1975 ông cầm đàn đi hát tại đại học Văn Khoa kêu gọi VNCH xóa bỏ hận thù, thân phận da vàng, nhưng sau 1975 thì không thấy ông cầm đàn hát kêu gọi bên thắng cuộc xoá bỏ hận thù, đi thăm mộ bia đều như nấm, làm công quả, hay đem đàn đi hát cho nguời dân bị mất nhà cửa sống trong nghĩa địa hay vùng kinh tế mới mà ông chỉ biết làm nhạc ca tụng bên thắng cuộc vì đuợc bên thắng cuộc ưu đãi tem phiếu. Có hoạn nạn mới biết nhân tình thế thái, nguời tài hoa như TCS chỉ vì miếng ăn mà bị khuất phục.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 258,435
Sự tái xuất của bà Ấn Độ không gây xôn xao gì trong hãng, tất cả bình thường với người phụ nữ đã ngoài năm mươi, không còn sức thu hút hay gây chú ý như cô gái trẻ. Tôi chỉ biết bà là người mới qua lời sếp dặn tôi, “Ông để mắt tới bà ấy dùm tôi…” Tôi hiểu ý sếp nhờ tôi giúp đỡ cho bà ấy hoàn thành công việc. Tôi có để mắt đến bà nên chán nản vì bà chính xác là không làm được gì cả. Không biết bà có hiểu cho tôi bị sếp coi như tôi làm việc hai người chứ không còn mình ên.
Hạnh phúc là chữ được viết nhiều trong văn học và được ngườì đời thường xuyên nhắc đến. Nhưng khi hỏi: hạnh phúc là gì và do đâu mà có thì chẳng biết trả lời làm sao cho trọn vẹn. Từ xưa đến nay chưa thấy có một định nghĩa phổ quát nào về chữ hạnh phúc được mọi người đồng thuận. Có người bảo: hạnh phúc là sự mãn nguyện một ước mơ, an vui trong cuộc sống; làngười khác nói: hạnh phúc không có tiêu chuẩn, không do ban phát, không mua bán hay đổi chác mà có. Nó là một trạng thái cảm xúc từ con tim của mỗi cá nhân trong khoảnh khắc làm người ta hài lòng với những gì hiện hữu - nó rất riêng tư và phát sinh từ sự tỉnh thức của tâm hồn… Vậy, xem ra: đi tìm hạnh phúc ở tương lai với những mơ ước hay quay về quá khứ mà quên những giây phút hiện tại thì con người khó lòng bắt gặp hạnh phúc đích thực.
Huỳnh Thanh Tú là giáo viên tiểu học trước khi cùng gia đình định cư Mỹ năm 2001 tại Hoa Kỳ. Bà từng làm việc cho học khu tại Houston, Texas trước khi về hưu và dành toàn bộ thời gian làm vườn, chăm sóc các cháu, du lịch và tham gia các chuyến tham quan của cộng đồng người hưu trí tại địa phương. Tác giả tham dự VVNM với bài viết đầu tiên “Áo khoác để ngoài cửa.” Bài viết kỳ này thuật lại chuyến thăm cảng Houston với nhiều chi tiết thú vị.
Tôi từng chủ trương viết cho chương trình Viết Về Nước Mỹ theo trường phái trào phúng vì quan niệm cuộc đời đã quá nhiều đau khổ và tôi muốn các bài viết của mình sẽ đem lại một niềm vui cho độc giả. Tuy nhiên, hôm qua về thăm ba ngày Father’s Day, bỗng dưng tôi muốn đổi hệ và quyết định viết một bài theo trường phái nghiêm và buồn để nhớ về ba của tôi. Thân phụ của TG khi còn mang lon trung úy Thân phụ của TG khi còn mang lon Trung úy Khi tôi có trí khôn thì ba đã đi tù cải tạo được ba năm. Lúc ba ở các trại tù trong ba năm đầu, việc đi thăm khó khăn nên chỉ có má đi một mình. Sau khi ba chuyển về trại Suối Máu, nơi thăm nuôi tương đối dễ dàng nhất trong các trại, má cứ thay phiên dắt bốn thằng con trai đi thăm ba. Thỉnh thoảng bà nội cũng đi theo. Ba, với cấp bậc đại úy, đi tù “vừa phải” nên tôi mới “hơn” đám bạn cùng trang lứa...
Khi đến San José (Bắc Cali) theo diện H.O. vào cuối tháng 10, năm 1992, sau một thời gian ngắn, cuộc sống gia đình gồm ba người: vợ, con trai và tôi tạm ổn định. Vợ và con tôi tiếp tục đi học. Còn tôi đã xin vào làm cho hai hãng điện tử Flextronis và IBM. Công việc cuối cùng là Crossing Guard. (Hướng dẫn học sinh và bộ hành qua đường an toàn). Đây là công việc bán thời gian. Tôi đã làm hơn 17 năm. Sau đó, vì lớn tuổi, sức khoẻ giảm và không còn lạnh lẹ như trước, nên tôi không thể tiếp tục được nữa!
Đây không chỉ là câu chuyện nhà họ. Mà đâu đó, chúng ta sẽ thấy bóng mình trong đó. Trong những nhọc nhằn gian khổ bước đầu. Trong giọt nước mắt tủi thân, bất lực. Trong mơ ước nhỏ nhoi, bình dị của một con người - có một việc để làm, một mái nhà để trú, một cuộc đời hạnh phúc, an yên bên gia đình. Chúng ta sẽ dễ dàng có được sự gần gũi và đồng cảm với họ. Vì tất cả cùng một phận đời di dân.
“Xin được tự giới thiệu, tôi tên là N.D., là thông dịch viên cho H.V. hôm đó V. gọi báo cảnh sát Anh nhờ tìm kiếm anh H. Không hiểu sao có gì đó xui khiến, tên và chi tiết cá nhân của anh H. còn lưu giữ trong máy kindle của tôi. Điều rất kỳ lạ là bình thường tôi viết lên bảng điện tử rồi xóa đi, duy chỉ bữa đó tôi sử dụng kindle nên chi tiết về anh H. còn lưu lại. Sau khi dịch cho V., tôi thật lo lắng, bồn chồn, cầu nguyện cho anh H. được bình an, còn sống ở đâu đó, hay đã đi thoát trên mấy xe kia. Cầu mong sao tên anh không có trong danh sách 39 người! Thật bàng hoàng và đau xót khi cuối cùng thấy danh sách của cảnh sát hạt Essex, Anh, được công bố có tên anh H. Tôi không biết nói gì hơn là thành thật chia buồn cùng gia đình. Thắp giùm tôi nén nhang trên bàn thờ anh H., V. nha! Xin hãy nén đau thương mà sống!”
Từ ngày về hưu, Ông Tư thong thả, nhưng buồn! Hằng tuần, vào buổi sáng thứ Bảy, sau ngày xổ số Powerball Lottery, ông thường lang thang trong khu Phước Lộc Thọ, mong tìm gặp các bạn già rủ nhau uống ly cà phê, tán gẫu sự đời, bình luận thời sự chính trị … cho qua thì giờ. Gần mười hai giờ, chia tay các bạn già, ông thả bộ vào một tiệm 7- Eleven gẩn đó mua một tấm vé số Powerball, rồi về nhà ăn trưa.
Miếng ăn là miếng tồi tàn Mất đi một miếng lộn gan lên đầu. Câu nói dân gian trên chắc có lẽ chỉ được áp dụng tại Việt Nam hay những nước chậm tiến trong những năm tháng nghèo đói. Ăn uống là nhu cầu sống còn của con người và vì thế người ta nhiều khi phải đánh mất phẩm giá của mình để tồn tại. Tuy vậy, tôi thấy câu này vẫn có thể áp dụng tại Mỹ, đất nước giàu có nhất thế giới và đồ ăn thì dư thừa.
Một cô bé Mỹ lai Việt, khoảng 12-13 tuổi với mái tóc dài ngang vai quăn tự nhiên, ôm lấy khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt nâu tròn to, vai đeo một ba lô khá nặng so với thân hình mảnh khảnh của mình, hai tay ôm một em bé còn rất nhỏ chừng hai, ba tháng tuổi, cô bé đứng trong đuôi người nối dài xếp hàng ở trước cửa ngân hàng Bank of America, trên đường Harbor, Garden Grove, California chờ đến lượt mình. Những người đứng chờ phía trước thấy cô bé có con nhỏ bèn nhường chỗ để cô bé được tiếp sớm hơn, ai cũng tò mò nghiêng người nhìn vào bên trong lớp vải quấn đứa trẻ xem thử đứa bé ấy là con gái hay con trai, lớn nhỏ ra sao, có bà người Mỹ đứng sát bên lên tiếng: - Chắc cháu bé mới hơn hai tháng phải không? Còn nhỏ quá bế ra đây làm gì? - Sao không để nhà cho mẹ cháu giữ nó? Khuôn mặt của cô bé một chút ngỡ ngàng, lo lắng nhìn xung quanh không biết phải trả lời ra sao, chỉ yên lặng cúi nhìn đứa trẻ đang say giấc trong tấm khăn hồng êm ấm.
Nhạc sĩ Cung Tiến