Hôm nay,  

Niềm Vui Của Một Nhân Viên “Crossing Guard”

01/07/202500:00:00(Xem: 195)

bo-sach-vvnm 

Tác giả tên thật Trần Đình Phước sinh năm 194. Ông là cựu Trung Úy Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Đến Mỹ tháng 10 năm 1992 theo diện H.O. Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt năm 202. Ông hiện đang sống tại San Jose. Theo lời tác giả, ông viết bài này để tưởng nhớ nghệ sĩ khẩu cầm Tòng Sơn mất ngày 12 Tháng 6, năm 2022 tại Sài Gòn, cách đây 3 năm.
 
***
 
Khi đến San José (Bắc Cali) theo diện H.O. vào cuối tháng 10, năm 1992, sau một thời gian ngắn, cuộc sống gia đình gồm ba người: vợ, con trai và tôi tạm ổn định. Vợ và con tôi tiếp tục đi học.
 
Còn tôi đã xin vào làm cho hai hãng điện tử Flextronis và IBM. Công việc cuối cùng là Crossing Guard. (Hướng dẫn học sinh và bộ hành qua đường an toàn). Đây là công việc bán thời gian. Tôi đã làm hơn 17 năm. Sau đó, vì lớn tuổi, sức khoẻ giảm và không còn lạnh lẹ như trước, nên tôi không thể tiếp tục được nữa!
 
Trong khoảng thời gian dài, tôi đã có rất nhiều kỷ niệm đẹp với công việc này. Một trong những kỷ niệm, mà tôi không bao giờ quên, đó là mang lại niềm vui nho nhỏ đến các em học sinh mỗi khi có sinh nhật các em, bằng cách lấy trong túi quần ra cây kèn Harmonica thổi bài “Happy Birthday” để chúc mừng sinh nhật. 
 
Và cây kèn Harmonica mà tôi thổi là do nghệ sĩ khẩu cầm danh tiếng số một của Việt Nam là nghệ sĩ Tòng Sơn tặng tôi trong một lần tôi về thăm Sài Gòn, cách đây gần hai mươi năm.
 
Tôi nhớ, hôm đó là sáng Thứ Hai 19 tháng 06, năm 2006. Khi ngồi uống cà phê một mình tại quán bà Chi cũ, số 5 Nguyễn Phi Khanh, Đa Kao thì nghe ba thanh niên ngồi kế bên nhắc tên nghệ sĩ khẩu cầm Tòng Sơn. Họ dự định sẽ đi thăm ông vào cuối tuần.
 
Nhân cơ hội này, tôi hỏi họ số điện thoại và nơi ông đang ở. Họ thắc mắc tại sao tôi lại hỏi thì tôi nói tôi rất ái mộ ông, rất mong được gặp mặt ông, nhưng không biết ông ở đâu. Thế là họ vui vẻ cho tôi địa chỉ và số điện thoại của nghệ sĩ Tòng Sơn.
 
Sau khi uống ly cà phê xong, tôi gọi ngay nghệ sĩ Tòng Sơn theo số điện thoại được cho. Đầu dây bên kia có tiếng trả lời là Tòng Sơn. Tôi vội vàng nói, tôi là một khán giả từ lâu ái mộ ông và xin phép được đến thăm ông. Sau khi chờ vài giây, ông trả lời đồng ý và cho biết chỉ gặp ngay trưa nay, vì sau đó ông có học trò đến nhà học và buổi tối phải đi biểu diễn cho một đám cưới tổ chức tại một nhà hàng ở Quận 3.
 
Thời tiết Sài Gòn giữa trưa tháng Sáu khi mưa, khi nắng bất chợt. Ngồi trên chiếc xe đạp cọc cạch, tôi đạp đến cổng xe lửa số 6, nằm trên đường Trương Minh Giảng cũ mà mồ hôi ra nhễ nhại ướt đẫm cả sơ mi. Tạm nghỉ vài phút cho bớt mệt, sau đó quẹo mặt, đạp xe khoảng 200 mét, phải vác xe đạp băng qua đường rày, gặp một cái chợ nhỏ đang nhóm ồn ào có tên cũ là chợ Ga, tên mới là Trần Hữu Trang. Tôi đem gửi xe ở bãi giữ xe.
 
Hỏi thăm mấy người bán hàng rong trước chợ về nghệ sĩ Tòng Sơn, nhưng không ai biết! Cuối cùng, có một bác lớn tuổi dắt tôi đến số nhà 86/9. Bác nói ông Tòng Sơn đang ở đây. Đó là một căn nhà bằng ván, lợp tôn rất ọp ẹp. Nhìn thấy phía dưới nhà có một phụ nữ đang ngồi đạp máy may. Tôi bèn nói với cô là tôi muốn tìm nghệ sĩ Tòng Sơn. Cô bèn chỉ tay lên trên cái gác lửng nhỏ và nói chú ấy thuê đã nhiều năm nay, rồi cô nói tôi cứ tự nhiên bước thang lên gác. Hình như chú đang đợi người nào đó?

Trần Đình Phước
Ảnh trên: Tác giả và nghệ sĩ Tòng Sơn.
Ảnh dưới: TG thổi kèn Harmonica mừng sinh nhật cho học sinh
(hình do tác giả cung cấp)
Khi bước lên tới gác, nghệ sĩ Tòng Sơn bắt tay tôi, rồi ân cần mời tôi ngồi xuống sàn gác vì không có ghế. Ông hỏi tôi làm sao biết ông ở đây mà tìm đến.Tôi trả lời là do một sự tình cờ mà thôi! Tôi nói với ông, hôm nay được gặp ông quả là quá may mắn và rất mãn nguyện vì ngay từ thuở thơ ấu, tôi rất mê xem ông thổi khẩu cầm và ước ao được gặp mặt ông một lần. Nay, có duyên lành được tiếp xúc trực tiếp với ông. 
 
Tôi xin phép được gọi ông bằng anh. Trong khi trò chuyện, tôi tò mò hỏi:
 
- Nghe thiên hạ đồn, anh sưu tầm được nhiều cây khẩu cầm. Vậy anh có thể cho em chiêm ngưỡng các chiến lợi phẩm của anh được không?
 
Nghe xong, anh bèn đứng dậy, đi lại phía tủ quần áo mang ra một cái valise Samsonite nhỏ đã cũ, trong đó chứa cả mấy chục cây kèn Harmonica đủ loại, đủ cỡ. Và anh giới thiệu cho tôi từng cây một, giá trị của nó, mua lúc nào và mua ở đâu. Anh cho biết tất cả cây kèn này anh đều rất quý. Anh coi chúng như là những đứa con tinh thần, luôn luôn nâng niu, giữ gìn thật kỹ lưỡng như là bảo vật. Sau mỗi lần đi biểu diễn về, anh đều lau chùi sạch sẽ và để chúng trở lại trong valise.
 
Rồi, anh cầm cây kèn Harmonica chỉ có một lỗ khoe với tôi. Đây là cây kèn rất hiếm mà anh quý nhất. Đã có một người chuyên môn sưu tầm Harmonica trả giá rất cao, nhưng anh nhất định không bán, dù hoàn cảnh anh đang gặp khó khăn.
 
Nhìn gia tài Harmonica đồ sộ của anh, tôi biết là anh đã bỏ ra nhiều thời gian, tiền bạc, công sức và đi nhiều nơi mới có thể sưu tầm được. Đến đây, tự nhiên anh nói:
 
- Nếu em thích bất cứ cây kèn nào bày trước mặt em, trừ cây kèn một lỗ thì anh sẽ tặng em để làm kỷ niệm.
 
Tôi không ngờ anh có nhã ý đề nghị với tôi. Điều này khiến tôi đắn đo, do dự và bối rối. Thấy tôi im lặng. Anh lại nói tiếp với tôi:
 
- Em đừng ngại. Đây là xuất phát từ tấm lòng của anh đặc biệt dành cho em. Dù em và anh chưa hề quen nhau, chưa hề một lần gặp mặt, nhưng khi vừa tiếp chuyện với em là anh đã có cảm tình liền. Anh cứ tưởng chừng như anh em mình có quen biết nhau đã lâu.
 
Tôi chọn cây kèn Suzuki 24 lỗ Made in Japan nằm trong hộp. Anh nói với tôi
 
- Cây kèn này, anh phải lựa đi, lựa lại, thử tới, thừ lui cả mấy chục cây mới mua được. Nay, em thích thì anh tặng em để làm kỷ niệm cho buổi gặp gỡ bất ngờ này. Từ xưa tới nay, anh chưa bao giờ tặng cho bất cứ ai hết!
 
Sau đó, anh lấy cây viết Permanent Ink Marker màu đen ký tên tặng trên hộp kèn và trao cho tôi. Tiếp đến, anh chỉ tôi cách cầm kèn, cách hít thở, làm sao giữ được hơi và một số kinh nghiệm về thổi khẩu cầm mà anh từng trải. Anh cũng tặng tôi các CD và DVD do anh thực hiện. Đây là tâm huyết và hoài bão, mà anh đã nhiều năm ấp ủ mới hoàn thành được các đứa con tinh thần này.
 
Biết anh chiều nay rất bận nên nói chuyện với anh thêm khoảng 10 phút, tôi chào anh ra về và xin được gửi tặng anh một chút quà, mà tôi đã chuẩn bị trước khi rời khỏi nhà. Anh nói ngay:
 
- Bộ em muốn trả tiền mua cây kèn của anh tặng sao?
 
Và anh nhất định từ chối món quà của tôi trao anh. Tôi phải năn nỉ nhiều lần.
 
- Nếu anh không nhận quà của em thì em xin trả lại cây kèn anh tặng cho em.
 
Cuối cùng, anh mới đồng ý nhận cho tôi vui. Tôi nói với anh:
 
- Đây là tấm lòng chân thật của một người em dành cho một người anh mà từ lâu ái mộ. Một Thần Tượng thời thơ ấu của em. Một người ở phương xa chưa hề quen biết anh, chưa một lần gặp mặt. Một trong hàng triệu khán giả ngưỡng mộ tài nghệ một nghệ sĩ thổi khẩu cầm danh tiếng nhất Việt Nam.
 
Đó là nghệ sĩ Tòng Sơn.
 
Chính nhờ cây kèn Harmonica do nghệ sĩ Tòng Sơn tặng đã mang lại cho tôi sự lạc quan, những giây phút an ủi khi tuổi ở cuối trời chân mây nơi đất khách, quê người, đang chờ ngày về sum họp với Ông Bà. 

Tôi còn tạo được niềm vui cho các em học sinh mỗi khi đến “Sinh Nhật” bằng tiếng kèn Harmonica thổi bài “Happy Birthday” đơn sơ, nhưng chất chứa đầy ắp tấm chân tình.

Tôi xem đó là nguồn hạnh phúc vô biên được Ơn Trên ban cho, mà hiếm người có được như tôi.

 
Trần Đình Phước
(San José, California - Tháng 06, năm 2025) 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc
01/07/202516:10:23
Khách
Cầu xin Thượng Đế ban phước lành đến nghệ sĩ Tòng Sơn và tác giả. Câu chuyện quá cảm động dù đơn giản. Những tấm lòng đẹp đẽ luôn hiểu nhau, yêu mến nhau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 230,055
Đây không chỉ là câu chuyện nhà họ. Mà đâu đó, chúng ta sẽ thấy bóng mình trong đó. Trong những nhọc nhằn gian khổ bước đầu. Trong giọt nước mắt tủi thân, bất lực. Trong mơ ước nhỏ nhoi, bình dị của một con người - có một việc để làm, một mái nhà để trú, một cuộc đời hạnh phúc, an yên bên gia đình. Chúng ta sẽ dễ dàng có được sự gần gũi và đồng cảm với họ. Vì tất cả cùng một phận đời di dân.
“Xin được tự giới thiệu, tôi tên là N.D., là thông dịch viên cho H.V. hôm đó V. gọi báo cảnh sát Anh nhờ tìm kiếm anh H. Không hiểu sao có gì đó xui khiến, tên và chi tiết cá nhân của anh H. còn lưu giữ trong máy kindle của tôi. Điều rất kỳ lạ là bình thường tôi viết lên bảng điện tử rồi xóa đi, duy chỉ bữa đó tôi sử dụng kindle nên chi tiết về anh H. còn lưu lại. Sau khi dịch cho V., tôi thật lo lắng, bồn chồn, cầu nguyện cho anh H. được bình an, còn sống ở đâu đó, hay đã đi thoát trên mấy xe kia. Cầu mong sao tên anh không có trong danh sách 39 người! Thật bàng hoàng và đau xót khi cuối cùng thấy danh sách của cảnh sát hạt Essex, Anh, được công bố có tên anh H. Tôi không biết nói gì hơn là thành thật chia buồn cùng gia đình. Thắp giùm tôi nén nhang trên bàn thờ anh H., V. nha! Xin hãy nén đau thương mà sống!”
Biết được chùa Hương Đạo cần nhiều thiện nguyện viên giúp cho việc chuẩn bị Đại lễ Tam Hợp (Đại Lễ Vesak) tại Chùa Hương Đạo, vào một ngày cuối tuần, tôi có chút thời gian rảnh nên tôi đến chùa để làm thiện nguyện. Chùa Hương Đạo nằn ở thành phố Fort Worth là ngôi chùa tôi thỉnh thoảng lui tới để làm công quả. Chùa có cảnh quan khá đẹp và sạch sẽ. Trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều cây và nhiều loại hoa khác nhau như hoa anh đào (sakura), hoa hồng, hoa râm bụt, hoa sứ, hoa cúc trắng, hoa dã quỳ...
Từ ngày về hưu, Ông Tư thong thả, nhưng buồn! Hằng tuần, vào buổi sáng thứ Bảy, sau ngày xổ số Powerball Lottery, ông thường lang thang trong khu Phước Lộc Thọ, mong tìm gặp các bạn già rủ nhau uống ly cà phê, tán gẫu sự đời, bình luận thời sự chính trị … cho qua thì giờ. Gần mười hai giờ, chia tay các bạn già, ông thả bộ vào một tiệm 7- Eleven gẩn đó mua một tấm vé số Powerball, rồi về nhà ăn trưa.
Miếng ăn là miếng tồi tàn Mất đi một miếng lộn gan lên đầu. Câu nói dân gian trên chắc có lẽ chỉ được áp dụng tại Việt Nam hay những nước chậm tiến trong những năm tháng nghèo đói. Ăn uống là nhu cầu sống còn của con người và vì thế người ta nhiều khi phải đánh mất phẩm giá của mình để tồn tại. Tuy vậy, tôi thấy câu này vẫn có thể áp dụng tại Mỹ, đất nước giàu có nhất thế giới và đồ ăn thì dư thừa.
Một cô bé Mỹ lai Việt, khoảng 12-13 tuổi với mái tóc dài ngang vai quăn tự nhiên, ôm lấy khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt nâu tròn to, vai đeo một ba lô khá nặng so với thân hình mảnh khảnh của mình, hai tay ôm một em bé còn rất nhỏ chừng hai, ba tháng tuổi, cô bé đứng trong đuôi người nối dài xếp hàng ở trước cửa ngân hàng Bank of America, trên đường Harbor, Garden Grove, California chờ đến lượt mình. Những người đứng chờ phía trước thấy cô bé có con nhỏ bèn nhường chỗ để cô bé được tiếp sớm hơn, ai cũng tò mò nghiêng người nhìn vào bên trong lớp vải quấn đứa trẻ xem thử đứa bé ấy là con gái hay con trai, lớn nhỏ ra sao, có bà người Mỹ đứng sát bên lên tiếng: - Chắc cháu bé mới hơn hai tháng phải không? Còn nhỏ quá bế ra đây làm gì? - Sao không để nhà cho mẹ cháu giữ nó? Khuôn mặt của cô bé một chút ngỡ ngàng, lo lắng nhìn xung quanh không biết phải trả lời ra sao, chỉ yên lặng cúi nhìn đứa trẻ đang say giấc trong tấm khăn hồng êm ấm.
Ngôi nhà nằm ở một vùng ngoại ô, khuất sau những tàng cây cổ thụ, phủ đầy rêu phong và ký ức. Mỗi viên gạch, mỗi góc tường, đều như đang thì thầm câu chuyện về một gia đình đã từng hạnh phúc, ấm êm. Ông Lâm, với mái tóc bạc phơ như sương tuyết và dáng người gầy gò, liêu xiêu theo năm tháng, ngồi lặng lẽ trên chiếc ghế mây cũ ở hiên nhà. Chiều tà buông xuống, nhuộm tím cả khoảng sân, mang theo hơi lạnh se sắt của cơn gió trở mùa, lay lắt những cánh hoa đỗ quyên đỏ thắm trước ngõ, như ngọn lửa nhỏ đang cố gắng níu giữ hơi ấm sắp tàn lụi. Mỗi cơn gió đi qua, ông Lâm lại khẽ rùng mình, không phải vì lạnh, mà vì nỗi cô đơn quạnh quẽ đang bám riết lấy ông từ hai năm nay. Từ ngày người vợ yêu quý của ông về với đất.
Mùa Hạ đã bắt đầu báo hiệu, các loài hoa thi đua nở đủ màu sắc tươi vui. Anh Quang bước ra sân theo tiếng gọi của vợ nhờ bưng phụ mấy chậu hoa quỳnh lên bệ cao, vì muốn ngắm nét đẹp của loài hoa trang đài đang nở hàng chục đóa hồng và vàng. Bé LiLy bước chân cao chân thấp đi theo cha cười hồn nhiên.
Có những người Cha tôi đã gặp Hiến dâng đời, phục vụ tha nhân Sáng danh Chúa, sống Phúc Âm Gieo lời Chân Lý xa gần nơi nơi … (KL) Đó là những vị linh mục mà tôi đã có dịp tiếp xúc trong thời gian bốn năm sống ở trại tỵ nạn Thái Lan. Nói về các Cha thời tỵ nạn thì có rất nhiều điều muốn nói, nhưng có nói thêm trăm ngàn lời cũng vẫn chưa đủ. Ở trại, chúng tôi may mắn có được các Cha người Việt Nam (cũng là nguời tỵ nạn vượt biên). Các Ngài là những người khởi đầu lập nên nhà thờ đơn sơ đầu tiên nơi trại cấm Panatnikhom, viết tắt là Panat, (gọi là Trại Cấm vì chúng tôi là những thuyền/bộ nhân đến trại tỵ nạn sau ngày Cao Ủy tuyên bố đóng cửa không nhận người tỵ nạn, nên chúng tôi bị xem là bất hợp pháp, phải ở Trại Cấm chờ nước sở tại thanh lọc, xét duyệt tư cách tỵ nạn).
Trải qua bao thời gian, những người bạn cũ rời xa, những người bạn mới xuất hiện, nhiều khuôn mặt đến, rồi đi, như nước chảy qua cầu. Vậy mà có một khuôn mặt đặc biệt, ở lại rất lâu trong góc trái tim tôi, một nhỏ bạn thật đặc biệt. Đặc biệt, là vì nó là... người Nga. Tôi đã từng có ác cảm với dân tộc Nga, từ những ngày trước năm 1975, là năm đổi đời, đổi hướng tương lai của đa số dân tỵ nạn cộng sản. Ác cảm là vì, giống dân từ một quốc gia xa lạ và rất xa trên bản đồ trái đất, đầu tiên tạo ra chế độ Cộng sản, lại đầu độc cả thế giới qua cái chủ nghĩa Cộng sản ác nhân thất đức.
Nhạc sĩ Cung Tiến