Hôm nay,  

Ngày Họp Mặt

15/07/202520:49:44(Xem: 317)
TG Phuong Lam nguoi thu ba tu trai nhan giai DB 2023  TG Phương Lâm (thứ 3 từ trái) đang nhận giải Đặc Biệt VVNM 2023

 

Tác giả tên thật là Phương Nguyễn. Sinh năm 1957 tại Phủ Cam, Huế, là cựu học sinh trường Jeanne D’Arc. Bà hiện ở tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Tác giả vừa nhận giải Đặc Biệt năm 2023.

 

***

 

Tôi sống ở miền Tây Bắc Hoa Kỳ, thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Một thành phố với nhiều cảnh đẹp, rất thơ mộng, thành phố được che chắn bởi một rừng thông bạt ngàn, quanh năm xanh mướt. Một rặng núi hùng vĩ bao quanh nhiều hồ lớn, nước xanh trong vắt, là phi trường của đủ loại thủy phi cơ. Seattle còn có tên gọi rất thơ “Cao Nguyên Tình Xanh.”
   
Ngoài ra Seattle có tháp Space Needle cao 180 mét, trên đỉnh tháp là đài quan sát, cho khách du lịch ngắm toàn cảnh, từ thành phố đến dãy núi Olympic hùng vĩ, dãy núi Reneir quanh năm tuyết phủ trắng xóa, ngắm vịnh Puget thơ mộng. Seattle còn có một thành phố chìm dưới lòng đất. Vùng đất này cũng là quê hương của nhiều ngành công nghệ lớn, như Microsoft, Amazon, và Boeing.

Thiên nhiên đã ưu đãi dành riêng cho Seattle mưa, lạnh. Mùa đông ở đây kéo dài, mưa dai dẳng gần cả năm, mây trắng chùng thấp, quấn quýt ngọn thông già, màn sương trắng đục như tấm màn che phủ thành phố, gió rít từng cơn mang theo giá lạnh, cái lạnh hiu hắt, ngấm sâu vào da thịt, khiến lòng người cũng tê cóng theo.
 
Vì vậy, mỗi khi có dịp rời Seattle để đi tiểu bang khác, nhất là về California, trong lòng không giấu được niềm háo hức. Hôm nay được về miền nắng ấm để dự buổi họp mặt hội cựu học sinh hai trường Thiên Hựu và Jeanne d’ARC (TH&JD) của Huế. Về để tìm lại hồi ức của thời áo trắng, cái thời mà tâm hồn là một cánh đồng mênh mông đầy ảo vọng, về để nhớ lại những kỷ niệm yêu thương thời cắp sách tới trường.
 
California đón tôi bằng nắng ấm chan hòa, hàng cọ cao vút, làn gió biển nhẹ thổi mát rượi làm cho người phấn chấn thêm lên. Ngay từ khi đặt chân xuống phi trường LAX, không những thời tiết hâm nóng con người mà ấm cả tâm hồn. Một cảm giác rộn ràng như thể đang được quay về một khoảng đời rất đẹp, thời hè của xứ Huế, của những buổi tan trường, đạp xe dưới hàng phượng hồng, ánh mắt e thẹn dưới vành nón lá nghiêng che.
 
Đưa tay nhẹ đón cánh phượng bay
Để nghe rạo rực, tuổi thơ ngây
Đếm bước dạo quanh sân trường vắng
Thẫn thờ chẳng biết đợi ai đâ .
 
Buổi họp mặt được tổ chức tại hội trường lớn, trang hoàng thanh nhã và đầm ấm. Những tà áo thướt tha, những bộ vest sang trọng, những tiếng cười rộn rã, những ánh mắt quen thuộc sao bao nhiêu năm xa cách, có những anh chị không gặp mấy chục năm, vậy mà vẫn nhận ra nhau, ôm chầm nhau như thuở còn chung trường, chung ghế đá.
 
Hai trường Thiên Hựu và Jeanne d’ARC, một trường nam, một trường nữ, đã từng là biểu tượng của nền giáo dục Huế thuở trước. Điều đặc biệt hai trường này do các cha và các soeurs chính Pháp phụ trách. Cho nên về giáo dục, được học văn hóa đa dạng, giúp cho học sinh dễ hội nhập vào xã hội Tây phương, không những về ngoại ngữ mà cả về phong tục tập quán xứ người. Về tôn giáo, tuy trường căn bản là đạo Thiên Chúa, nhưng không hề ép học sinh theo đạo, trong học trình có đề cập đến các tôn giáo khác. Về sĩ số học sinh, ít hơn so với các trường khác, vậy nên các cựu học sinh thân nhau, gắn kết với nhau nhiều hơn.
 
Buổi họp mặt hôm nay không những các anh chị ở trên nước Mỹ, mà ở Canada cũng về dự, rất đông. Lễ khai mạc, dâng hương, cầu nguyện, một phút mặc niệm kính nhớ công ơn của các Ân Sư. Dưới mái trường thân yêu, các vị đã đào tạo được nhiều học sinh ưu tú.
 
Hiện diện hôm nay tôi chỉ biết được một ít các anh chị đã phục vụ cộng đồng hải ngoại về dự. Đức Ông Nguyễn Ngọc Hàm ở Illinois; Bác Sĩ Lê Đình Thương, ở New Jersey; Bác Sĩ Vĩnh Chánh ở California (Bác Sĩ Vĩnh Chánh đã được giải Chung Kết Viết về nước Mỹ); anh Phạm Nguyên Hanh,ở California; Ban Biên Tập tạp chí Khoa học Công Chánh; anh Trần Tiễn San ở California; Ban Biên Tập  nguyệt san Biệt Động Quân; anh Lê Nhật Thăng ở Georgia; Chủ biên báo điện tử Sông Vàng và Webmaster của hai trường TH&JD; anh chị Họa Sĩ Phi Lộc; chị Mộng Điệp cây vợt bóng bàn của đội tuyển VNCH trước 1975. Và còn nhiều các anh chị khác nhưng tôi chưa biết hết được. Dù các anh chị ở cương vị nào tâm hồn vẫn trẻ trung, vui vẻ.
 
Trong phần sinh hoạt văn nghệ, các anh đọc thơ của mình sáng tác, những vần thơ đầy chất thiền, và chan chứa tình người, hát những bản tình ca quê hương mang nhiều dấu ấn kỷ niệm. Các anh chị đã là những ông bà, nội, ngoại, vậy mà khi lên sân khấu múa theo điệu nhạc dân ca, ai nấy đều duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển như thuở đôi mươi, tà áo tím, nón bài thơ, khăn rộng vành, toát lên vẻ kiêu sa của cô gái Huế.
 
Tà áo tím hững hờ qua Bạch Hổ
Nón nghiêng che tốc lộng gió chiều đông
Thoảng hương xưa lay động cánh phượng hồng
Tím mơ màng, một dòng sông dậy sóng.
 
Những tràng pháo tay, tiếng cười rôm rả, bùng nổ cả hội trường. Thời điểm này, chắc không ai còn nhớ đến tuổi tác, bệnh tật, hay những lo toan thường nhật, mà chỉ có niềm vui, sự gắn bó, và tình bạn xuyên thời gian. Tôi ngồi lặng giữa dòng người nhộn nhịp để ngắm từng khuôn mặt, có gì đó nghèn nghẹn nơi cổ họng, có lẽ là niềm xúc động, một ký ức đang bừng sống lại, hình như mình đang được ở trong mái trường. Dẫu đời người có bao biến động, dẫu đã rời xa quê hương, lang bạt khắp bốn phương, thì mối dây gắn kết với quý anh chị bạn học cũ vẫn luôn nồng cháy trong tim.

Buổi họp mặt khép lại với bài ca “Nối Vòng Tay Lớn” cả hội trường cùng nắm tay nhau, hòa chung tiếng hát, lòng biết ơn các anh ban tổ chức, và niềm hy vọng hướng đến năm sau. Dẫu cho tuổi đời chất chồng, răng long, tóc bạc, tay run, gối mỏi, nhưng trái tim của những người cựu học sinh hai trường Thiên Hựu và Jeanne D’ARC vẫn mãi trẻ  trung, vẫn mãi rực rỡ nồng ấm như ánh nắng California trong ngày hạnh ngộ.
 
Tôi rời California về lại Cao Nguyên Tình Xanh, vùng trời mưa lạnh, hành trang còn đọng lại chút nắng ấm của miền Nam California, với nhiều hồi ức đẹp của một ngày khó quên.
 
Phương Lâm
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 262,114
Sau mấy ngày đi chơi thăm các thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố, ăn fast food và các món ăn Ý, Pháp, Mexico… hôm nay ba mẹ con quyết định tìm nhà hàng Việt Nam vì thèm bữa cơm có canh chua, cá kho tộ, rau muống xào tỏi. Từ nơi khách sạn, Quỳnh cùng hai con đi bộ gần 3 blocks đường đến một nhà hàng Việt Nam rộng lớn và nổi tiếng với các món ăn đậm đà hương vị ẩm thực Việt. Ba mẹ con vừa đói vừa mệt nên hào hứng ăn ngon lành, hết sạch, chuẩn bị món tráng miệng và sau đó chương trình là sẽ đi dạo bờ biển đón gió đêm. Trong lúc hai con xúm lại xem lại các hình chụp trên điện thoại, Quỳnh cũng rảnh rang đưa mắt ngắm nghía xung quanh tiệm thì bất chợt như có linh tính mách bảo, nàng nhận ra có một bóng dáng rất quen thuộc đang đi ngang phía trước hồ cá trong tiệm, cùng với vài người nữa, đang tìm vào ngồi ở chiếc bàn phía bên hông cửa nhà hàng, đối diện xéo với bàn của nàng.
Nhìn lại cuộc sống của mình trong bao năm qua tôi phải thú thực rằng giấc mơ Mỹ quốc của mình đã đạt được nhiều hơn những gì mình đã từng ao ước rất nhiều. Đúng nửa thế kỷ, tròn 50 năm đã trôi qua từ cái ngày tôi có giấc mơ Mỹ quốc nhỏ nhoi nhất, nếu có ai hỏi như thế tôi có còn ao ước hay còn một giấc mơ Mỹ quốc nào nữa không thì tôi xin trả lời rằng có. Có điều giấc mơ Mỹ quốc hiện tại của tôi không còn là giấc mơ cho riêng tôi nữa mà là giấc mơ cho các thế hệ con cháu của mình. Tôi mơ đến một nước Mỹ mang đầy đủ các giá trị cốt lõi về tự do, dân chủ, bác ái, nhân đạo, và bình đẳng. Một nước Mỹ với tượng nữ thần Tự Do cầm đuốc soi sáng để thắp lên hy vọng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Một nước Mỹ sẽ luôn nằm trong giấc mơ của những đứa trẻ ở các nước đang phát triển như giấc mơ Mỹ quốc đầu tiên mà tôi đã có đúng nửa thế kỷ trước.
Huy về nhà nghỉ spring break hai ngày sớm hơn dự định. Trường võ bị West Point cho phép Huy về nhà sớm trước khi kỳ nghỉ spring break thực sự bắt đầu vì Huy có lịch làm diễn giả khách mời (guest speaker) ở một số trường trung học. Ngày đầu tiên về làm diễn giả khách mời ở ngôi trường trung học ngày xưa, Huy có dịp gặp lại cô Smith, thầy Williams, thầy hiệu trưởng sau khi hoàn thành xong ba buổi nói chuyện với vài trăm em học sinh trung học. Cô Smith và thầy Williams rất vui mừng nói rằng họ rất tự hào khi biết Huy đã vượt qua nhiều năm tháng gian khổ ở trường võ bị West Point, nhất là khi biết Huy đã hoàn tất các cuộc hành quân Norwegian Rucksack March. Về làm diễn giả ở ngôi trường trung học ngày xưa, đối với Huy, điều này là điều đặc biệt nhất trong kỳ nghỉ spring break năm ấy.
Trên máy bay về lại nhà, vợ chồng chúng tôi có chung một nhận xét: chuyến đi San Jose vừa qua là một chuyến du lịch cuối tuần đáng ghi nhớ nhất, tuyệt vời nhất. Dự liên tiếp hai đại tiệc, với đủ tình non nước, tình trường xưa nghĩa cũ, tình đàn anh đàn em, tình huynh đệ chi binh, tình bạn từ thuở tiểu học, viếng thăm mộ phần, cầu nguyện cho những người thân đã khuất núi, thăm được Cô bên Nội 94 tuổi, ông anh bên Ngoại gần 100 tuổi, nối lại và thắt chặt tình bà con cả bên Nội lẫn bên Ngoại. Vinh dự được anh chị Bs. Nguyễn Thượng Vũ đón tiếp và khoản đãi sang trọng như một thượng khách. Ấm áp được vợ chồng cousin Ngô Xuân Hùng đón đưa đi đây đó, ân cần tiếp đãi một cách rất chân tình. Và nhất là chúng tôi được ở trong khách sạn sang trọng “ngàn sao” không đâu sánh bằng.
Các cháu vừa được ông Nội chở đi ăn 'hamburger", sau giờ học về, mở cửa chạy vào quăng cặp sách trên kệ, nhảy tới ôm Bà hôn tới tấp: - Ăn no lắm Bà ơi. Bà vẫn nằm yên trên ghế sofa: - Bà dặn bao nhiêu lần rồi, về nhà phải nói tiếng Việt, không uổng công Ông đã đưa đi đón về học lớp Việt Ngữ bao nhiêu năm nay. Hai hôm nay bệnh đau lưng tái phát, nên Bà bớt làm công việc nhà. Mấy chục năm trước bà đã bị mổ kéo dài mấy tiếng đồng hồ, con cháu lo sợ Bà không qua khỏi, nhưng khi thấy Bà tỉnh lại cả nhà mừng rỡ tạ ơn Phật, Chúa. Bà đang làm ăn phát đạt phải dứt khoát buông bỏ, sang tiệm nghỉ ngơi. Tiếng cháu Út: - Bà cần con bóp tay chân không? Cháu khác: - Bà muốn gì nói con giúp nha, Bà ăn chưa? Hai cháu còn lại vuốt những sợi tóc loà xoà phủ trên trán Bà “Nội đừng làm gì nữa nhé, nằm nghỉ cho khỏe.”...
Ngày giỗ đầu tiên của mẹ. Cả nhà im lặng cắm cúi ăn. Mọi người tránh nhìn vào nhau, như thể đang tìm cách không làm đau lòng người khác bằng những kỷ niệm quá sâu sắc. Thi thoảng, họ trao đổi với nhau những câu rời rạc, nhưng tuyệt nhiên, không ai nhắc đến từ “Mẹ“, cố tình xem đây là bữa ăn bình thường, không phải là giỗ mẹ. Nỗi đau mất mẹ như vết thương còn quá mới, không ai dám chạm vào, sợ làm những giọt nước mắt ứa ra. Nhưng dù cố gắng thế nào, mẹ vẫn hiện hữu trong từng ngóc ngách ngôi nhà. Bình thường, bữa cơm nhà bao giờ cũng rộn ràng. Gia tài có hai đứa con gái, mà khẩu vị thật khác nhau. Vậy mà mẹ vẫn cố gắng chìu ý từng đứa.
Từ lúc sanh ra, hai chị em tôi rất ít khi gặp ba, chỉ biết có mẹ. Sau này chúng tôi mới nghe mẹ kể, ba là người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), ít về nhà. Khi chúng tôi hơi lớn lên một chút thì ông đã tử trận oai hùng vào dịp Tết Mậu Thân 1968, năm tôi mới được bốn tuổi và chị sáu tuổi. Mẹ là một người phụ nữ hiền lành, mảnh mai, đẹp và quyến rũ, ai gặp mẹ, nói chuyện với mẹ là khó có thể quay lưng, nên cuộc đời mẹ thật truân chuyên, trong thơ Nguyễn Du có câu: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Kiều-Nguyễn Du)
Ngày tháng trôi qua vùn vụt, mới đó đã nửa thế kỷ từ khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam. Năm nay hình như cơn buồn của người dân tỵ nạn tăng lên nhiều hơn, nỗi nhớ, nỗi uất hận cũng thấm đậm hơn. Tôi thấy nhiều hội đoàn xôn xao chuẩn bị ngày tưởng niệm mất nước trong “tháng Tư Đen” sớm hơn, thay vì những năm trước chỉ vào cuối tháng.
1975. Tháng Tư, thị trấn Sparks, tiểu bang Nevada. Ba chị em ngồi dán mắt trước cái tivi đài Mỹ đang chiếu tin tức thời sự. Màn hình hiện lên bản đồ hình chữ S có tên của ba thủ đô Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Đường vĩ tuyến 17, chia cắt hai miền Bắc Nam rõ rệt. Bắt đầu từ Tháng Hai năm 1975 tôi đã theo dõi tin tức Việt Nam nhiều hơn, khi chiến trận giữa Bắc Nam ngày càng sôi động, cũng nhờ mấy bài báo cắt ra do Ngọc Anh em tôi gởi qua. Họ đưa hình bản đồ chữ S lên, Miền Bắc sơn màu đỏ, rồi màu đỏ vượt khỏi vĩ tuyến 17 tràn xuống Miền Nam. Màu đỏ lan xuống tới đâu, tôi rớt nước mắt tới đó...
Thông thường người đời hay nói con cái là hạnh phúc của cha mẹ. Hơi bi quan một chút thì người ta nói con cái giúp cho vợ chồng sống với nhau trọn đời vì con cái giúp họ tập trung vào chúng thay vì nhìn nhau và gây lộn mỗi ngày. Ở phía tiêu cực thì có người cho rằng con cái những chiếc gông mà bố mẹ phải đeo suốt đời. Người Mỹ thì nói rằng con cái giúp cho bố mẹ sống lại đời mình. Nghĩa là, khi có con, nhìn các con đi học mẫu giáo, rồi tiểu học, rồi trung học, bố mẹ như sống lại đời mình lần thứ hai. Họ cũng nói rằng con cái giúp bố mẹ thay đổi và trưởng thành hơn. Tất cả các lối suy nghĩ trên có lẽ đều đúng. Riêng bài này, xin chỉ tập trung vào cái nhìn tích cực của người Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến