Hôm nay,  

Ngày Họp Mặt

15/07/202520:49:44(Xem: 318)
TG Phuong Lam nguoi thu ba tu trai nhan giai DB 2023  TG Phương Lâm (thứ 3 từ trái) đang nhận giải Đặc Biệt VVNM 2023

 

Tác giả tên thật là Phương Nguyễn. Sinh năm 1957 tại Phủ Cam, Huế, là cựu học sinh trường Jeanne D’Arc. Bà hiện ở tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Tác giả vừa nhận giải Đặc Biệt năm 2023.

 

***

 

Tôi sống ở miền Tây Bắc Hoa Kỳ, thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Một thành phố với nhiều cảnh đẹp, rất thơ mộng, thành phố được che chắn bởi một rừng thông bạt ngàn, quanh năm xanh mướt. Một rặng núi hùng vĩ bao quanh nhiều hồ lớn, nước xanh trong vắt, là phi trường của đủ loại thủy phi cơ. Seattle còn có tên gọi rất thơ “Cao Nguyên Tình Xanh.”
   
Ngoài ra Seattle có tháp Space Needle cao 180 mét, trên đỉnh tháp là đài quan sát, cho khách du lịch ngắm toàn cảnh, từ thành phố đến dãy núi Olympic hùng vĩ, dãy núi Reneir quanh năm tuyết phủ trắng xóa, ngắm vịnh Puget thơ mộng. Seattle còn có một thành phố chìm dưới lòng đất. Vùng đất này cũng là quê hương của nhiều ngành công nghệ lớn, như Microsoft, Amazon, và Boeing.

Thiên nhiên đã ưu đãi dành riêng cho Seattle mưa, lạnh. Mùa đông ở đây kéo dài, mưa dai dẳng gần cả năm, mây trắng chùng thấp, quấn quýt ngọn thông già, màn sương trắng đục như tấm màn che phủ thành phố, gió rít từng cơn mang theo giá lạnh, cái lạnh hiu hắt, ngấm sâu vào da thịt, khiến lòng người cũng tê cóng theo.
 
Vì vậy, mỗi khi có dịp rời Seattle để đi tiểu bang khác, nhất là về California, trong lòng không giấu được niềm háo hức. Hôm nay được về miền nắng ấm để dự buổi họp mặt hội cựu học sinh hai trường Thiên Hựu và Jeanne d’ARC (TH&JD) của Huế. Về để tìm lại hồi ức của thời áo trắng, cái thời mà tâm hồn là một cánh đồng mênh mông đầy ảo vọng, về để nhớ lại những kỷ niệm yêu thương thời cắp sách tới trường.
 
California đón tôi bằng nắng ấm chan hòa, hàng cọ cao vút, làn gió biển nhẹ thổi mát rượi làm cho người phấn chấn thêm lên. Ngay từ khi đặt chân xuống phi trường LAX, không những thời tiết hâm nóng con người mà ấm cả tâm hồn. Một cảm giác rộn ràng như thể đang được quay về một khoảng đời rất đẹp, thời hè của xứ Huế, của những buổi tan trường, đạp xe dưới hàng phượng hồng, ánh mắt e thẹn dưới vành nón lá nghiêng che.
 
Đưa tay nhẹ đón cánh phượng bay
Để nghe rạo rực, tuổi thơ ngây
Đếm bước dạo quanh sân trường vắng
Thẫn thờ chẳng biết đợi ai đâ .
 
Buổi họp mặt được tổ chức tại hội trường lớn, trang hoàng thanh nhã và đầm ấm. Những tà áo thướt tha, những bộ vest sang trọng, những tiếng cười rộn rã, những ánh mắt quen thuộc sao bao nhiêu năm xa cách, có những anh chị không gặp mấy chục năm, vậy mà vẫn nhận ra nhau, ôm chầm nhau như thuở còn chung trường, chung ghế đá.
 
Hai trường Thiên Hựu và Jeanne d’ARC, một trường nam, một trường nữ, đã từng là biểu tượng của nền giáo dục Huế thuở trước. Điều đặc biệt hai trường này do các cha và các soeurs chính Pháp phụ trách. Cho nên về giáo dục, được học văn hóa đa dạng, giúp cho học sinh dễ hội nhập vào xã hội Tây phương, không những về ngoại ngữ mà cả về phong tục tập quán xứ người. Về tôn giáo, tuy trường căn bản là đạo Thiên Chúa, nhưng không hề ép học sinh theo đạo, trong học trình có đề cập đến các tôn giáo khác. Về sĩ số học sinh, ít hơn so với các trường khác, vậy nên các cựu học sinh thân nhau, gắn kết với nhau nhiều hơn.
 
Buổi họp mặt hôm nay không những các anh chị ở trên nước Mỹ, mà ở Canada cũng về dự, rất đông. Lễ khai mạc, dâng hương, cầu nguyện, một phút mặc niệm kính nhớ công ơn của các Ân Sư. Dưới mái trường thân yêu, các vị đã đào tạo được nhiều học sinh ưu tú.
 
Hiện diện hôm nay tôi chỉ biết được một ít các anh chị đã phục vụ cộng đồng hải ngoại về dự. Đức Ông Nguyễn Ngọc Hàm ở Illinois; Bác Sĩ Lê Đình Thương, ở New Jersey; Bác Sĩ Vĩnh Chánh ở California (Bác Sĩ Vĩnh Chánh đã được giải Chung Kết Viết về nước Mỹ); anh Phạm Nguyên Hanh,ở California; Ban Biên Tập tạp chí Khoa học Công Chánh; anh Trần Tiễn San ở California; Ban Biên Tập  nguyệt san Biệt Động Quân; anh Lê Nhật Thăng ở Georgia; Chủ biên báo điện tử Sông Vàng và Webmaster của hai trường TH&JD; anh chị Họa Sĩ Phi Lộc; chị Mộng Điệp cây vợt bóng bàn của đội tuyển VNCH trước 1975. Và còn nhiều các anh chị khác nhưng tôi chưa biết hết được. Dù các anh chị ở cương vị nào tâm hồn vẫn trẻ trung, vui vẻ.
 
Trong phần sinh hoạt văn nghệ, các anh đọc thơ của mình sáng tác, những vần thơ đầy chất thiền, và chan chứa tình người, hát những bản tình ca quê hương mang nhiều dấu ấn kỷ niệm. Các anh chị đã là những ông bà, nội, ngoại, vậy mà khi lên sân khấu múa theo điệu nhạc dân ca, ai nấy đều duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển như thuở đôi mươi, tà áo tím, nón bài thơ, khăn rộng vành, toát lên vẻ kiêu sa của cô gái Huế.
 
Tà áo tím hững hờ qua Bạch Hổ
Nón nghiêng che tốc lộng gió chiều đông
Thoảng hương xưa lay động cánh phượng hồng
Tím mơ màng, một dòng sông dậy sóng.
 
Những tràng pháo tay, tiếng cười rôm rả, bùng nổ cả hội trường. Thời điểm này, chắc không ai còn nhớ đến tuổi tác, bệnh tật, hay những lo toan thường nhật, mà chỉ có niềm vui, sự gắn bó, và tình bạn xuyên thời gian. Tôi ngồi lặng giữa dòng người nhộn nhịp để ngắm từng khuôn mặt, có gì đó nghèn nghẹn nơi cổ họng, có lẽ là niềm xúc động, một ký ức đang bừng sống lại, hình như mình đang được ở trong mái trường. Dẫu đời người có bao biến động, dẫu đã rời xa quê hương, lang bạt khắp bốn phương, thì mối dây gắn kết với quý anh chị bạn học cũ vẫn luôn nồng cháy trong tim.

Buổi họp mặt khép lại với bài ca “Nối Vòng Tay Lớn” cả hội trường cùng nắm tay nhau, hòa chung tiếng hát, lòng biết ơn các anh ban tổ chức, và niềm hy vọng hướng đến năm sau. Dẫu cho tuổi đời chất chồng, răng long, tóc bạc, tay run, gối mỏi, nhưng trái tim của những người cựu học sinh hai trường Thiên Hựu và Jeanne D’ARC vẫn mãi trẻ  trung, vẫn mãi rực rỡ nồng ấm như ánh nắng California trong ngày hạnh ngộ.
 
Tôi rời California về lại Cao Nguyên Tình Xanh, vùng trời mưa lạnh, hành trang còn đọng lại chút nắng ấm của miền Nam California, với nhiều hồi ức đẹp của một ngày khó quên.
 
Phương Lâm
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 262,114
Tui coi cái hóa đơn điện thoại. Chaaa… sao mà cao quá. Nghe nói rồi đây thuế má tăng lên. A… cần phải thu vén, bớt được chỗ nào đỡ chỗ đó. Gọi người bạn cũng xài cùng hãng điện thoại với tui, hỏi, bạn nói, cũng có xài wifi (mạng) và một cái cellphone (điện thoại cầm tay) mà chỉ trả mấy chục mỗi tháng. Còn tui, sao tới hơn 150 đô lận? Tui thì xài “mạng” và cái điện thoại bàn (landline), còn cái điện thoại cầm tay thì tui ít cầm, ít xài, cho dù khỏi tốn tiền vì là của con dâu cho. À, nội cái điện thoại bàn cũng gần 60 đô mỗi tháng rồi. Mấy đứa em ưa nói, -Bà có điện thoại cầm tay sao hổng tập xài, có đủ thứ, tiện lợi, y như cái computer vậy đó, bỏ bớt cái kia cho rồi.
Nếu ở xa vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, khi có dịp lái xe qua thành phố New York hay vào thủ đô Washington DC lúc tuyết đang rơi lất phất… bạn chớ ngạc nhiên khi dừng xe ở ngã tư đường lúc đèn đỏ thì trông thấy một người, thường là một thanh niên da đen, tay xách bình xịt nước, tay cầm chiếc cần lau kính xe chạy ra cào lia, cào lịa trên kính xe của bạn mà không cần hỏi han gì cả. Khi mới định cư ở tiểu bang Maryland, tôi được anh bạn đưa đi New York chơi cho biết thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ. Nếu không vững tay lái, người ta sẽ choáng ngợp với luợng xe lưu thông như mắc cửi. Nhưng anh bạn tôi đã đến New York nhiều lần, nên anh ta lái xe rất bình tĩnh và an toàn. Khi xe dừng lại ở ngã tư đèn đỏ, một anh thanh niên da đen vội vã chạy ra lau kính xe như tôi đã mô tả ở trên. Anh bạn tôi ung dung, im lặng để cho người thanh niên ấy lau kính xe… Khi đèn vàng nổi lên, anh bạn tôi hạ cửa kính xe đưa cho anh thanh niên ba đô la. Người thanh niên nói: “Thank you! Thank you!” rồi chạy vội vào lề đường.
Tin về một bé gái 11 tuổi ở Texas đã tự tử chết ngày 8 tháng 2 vừa rồi vì bị bắt nạt bởi bạn bè tại trường học liên quan đến tình trạng di trú của gia đình em khiến tôi lại liên tưởng đến những ngày tháng đen tối sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Khi ấy đã có bao nhiêu thành phần cơ hội lên mặt hống hách. Và để lập công với chính quyền mới, họ đã không ngần ngại có những hành động cũng như lời nói đe dọa những người từng là hàng xóm, là bạn bè, là đồng nghiệp của họ. Khi ấy có biết bao nhiêu người trong chúng ta cùng mang chung một tâm trạng lo âu hoang mang, không còn dám tin tưởng vào bất cứ một ai. Có lẽ đó cũng là điều mà chính quyền mới khi ấy mong muốn và biết đâu điều đó cũng nằm trong kế hoạch của họ. Khi người dân nghi kỵ lẫn nhau, sẵn sàng trở mặt đấu tố nhau thì giới lãnh đạo sẽ chẳng còn phải lo có thành phần nào rảnh rỗi để chống đối lại mình.
Biết được Hội sinh viên người Mỹ bản địa ở trường UTA (University of Texas at Arlington) cần nhiều thiện nguyện viên giúp cho lễ hội Pow Wow lần thứ 29 được tổ chức vào ngày 1 tháng Ba năm 2025, tôi chủ động liên lạc với Ông chủ tịch của hội và được chấp nhận vào làm thiện nguyện viên. Tất cả các thiện nguyện viên được yêu cầu tham gia hai buổi họp online để nghe phổ biến về nội qui và những điều nên tránh khi làm thiện nguyện cho lễ hội. Buổi họp thứ ba được tổ chức tại trường UTA một ngày trước lễ hội. Ông Silva-Brave, chủ tịch hội sinh viên người Mỹ bản địa, giải đáp những thắc mắc của thiện nguyện viên, đưa chúng tôi đi tham quan khu vực Maverick Activity Center để chúng tôi khỏi bỡ ngỡ khi làm việc.
Tôi đến thăm chị Dung đang nằm bịnh. Anh Việt mở cửa đón tôi với bộ mặt hốc hác xanh xao tiều tụy. Nhìn chị nằm trên giường gần như bất động, tôi đè nén sự xúc động. Không ai ngờ vợ anh đang còn mạnh mẽ bất ngờ bị ung thư bướu trong não, chữa trị trong thời gian ngắn, nay đành bất lực. Dầu biết luật đời gắn chặt Sinh Lão Bệnh Tử không ai tránh thoát. Nhưng có chia lìa là có đau buồn ngậm ngùi, nhất là với người phụ nữ có quá nhiều đức tánh tốt, người vợ tuyệt vời, người mẹ mà các con xem như thần tượng, người dâu được cả dòng họ nhà chồng khen ngợi, bạn bè thương mến.
Dung vượt biên qua Mỹ lúc vừa xong trung học. Bố mất khi còn trong trại giam sĩ quan chế độ cũ. Mẹ cũng mất sau mấy năm bươn chải mua bán nuôi con. Hai đứa cháu mồ côi được cô mang về nuôi. Khi Dung học xong trung học, cô tìm mối vượt biên cho Dung đi, bởi vì con “ngụy quân ngụy quyền” không thể vào đại học. Chuyến đi kinh hoàng suýt mất mạng, nhưng cuối cùng Dung cũng được nhận vào Mỹ, vì khai bố mất trong tù. Phái đoàn Mỹ khi phỏng vấn họ tìm ra tung tích bố dễ dàng, dựa vào tấm hình bố mặc quân phục ẵm Dung lúc 5 tuổi, cười nhe hàm răng sún thiếu 2 cái răng cửa.
Trời mùa đông, sương mù phủ mờ những con đường. Tôi ngồi trong chiếc Toyota Camry đã vượt qua hơn trăm ngàn dặm, lắng nghe tiếng quạt gió từ hệ thống sưởi ấm phả đều lên khuôn mặt tê lạnh. Buổi sáng âm 4 độ C, và khi điện thoại trên giá đỡ bất ngờ sáng lên, tôi thấy thông báo: “Pick up from Wawa, $5.50.” Không chút đắn đo, tôi nhấn “chấp nhận.” Cây xăng Wawa chỉ cách nhà vài con đường. Khi xe vừa dừng lại, tôi mở cửa bước vào cửa hàng tiện lợi. Dù là sáng thứ Bảy, nơi này vẫn nhộn nhịp như mọi ngày. Các trạm bơm xăng chật kín xe cộ. Xe tải chở hàng, xe con, và những chiếc SUV đông đúc trẻ em trên ghế sau nối đuôi nhau chờ đến lượt. Tài xế nhanh tay cầm vòi bơm, mắt liếc qua màn hình hiển thị giá xăng, một vài người thở dài khi thấy con số tăng lên nhanh chóng.
Cảm ơn giấc mơ Mỹ với 400 đô của gia đình tôi. Tôi thật sự hy vọng giấc mơ Mỹ của nhà tôi ngày càng tươi đẹp hơn và tròn trịa hơn cho những thế hệ sau. Cảm ơn tất cả những cơ hội mà chúng tôi có được. Cảm ơn những bước chân dĩ vãng đã tôi luyện tôi thành tôi của ngày hôm nay. Cảm ơn những chuyến đi ngược xuôi của dòng đời đưa tôi về những địa điểm của địa cầu dù là du lịch, tham quan thế giới để mở mang tầm mắt hay để tôi luyện con người. Cảm ơn ba mẹ đã sanh thành, dưỡng dục và nuôi dưỡng những đức tánh của con. Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi làm những việc muốn làm.
Năm mươi năm quả là một thời gian dài, dài quá nửa đời người, tuy nhiên so với dòng thời gian vô thủy vô chung thì nó chỉ là một khoảnh khắc, một cái chớp mắt, so với lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc thì năm mươi năm cũng chẳng là bao. Năm mươi năm, nếu là đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình thì cũng chẳng có chi đáng để nói. Đằng này năm mươi năm xào xáo, ly tán, khổ đau… quả là thật khó mà nói hết trong một bài văn hay một câu chuyện. Cũng may là bản tánh con người mau quên, mọi thứ rồi cũng dần dần nguôi ngoai theo lớp lớp sóng bồi của thời gian. Người ta thường nói thời gian là phương thuốc sẽ chữa lành những vết thương, sẽ xóa nhòa những ký ức, chôn vùi đi những dĩ vãng dù là vàng son hay đen tối, hạnh phúc hay khổ đau.
Những năm 1970, quan niệm xã hội chưa thông thoáng như bây giờ. Chuyện yêu đương với người nước ngoài là điều không tưởng, chứ đừng nói tới việc lấy chồng ngoại quốc. Vậy mà con bé xấp xỉ đôi mươi, vừa rời ghế nhà trường, tập tễnh ra ngoài đi làm phụ giúp gia đình, cái con bé hiền như con mèo đó, lại dám lấy thằng chồng Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến