Hôm nay,  

Bể Nước Ngầm Houston - Một Công Trình Kiến Trúc Tuyệt Vời

04/02/202500:14:00(Xem: 2899)

 

Lối vào bể chứa nước ngầm Houston
Lối vào bể chứa nước ngầm Houston

Huỳnh Thanh Tú là giáo viên tiểu học trước khi cùng gia đình định cư sang Mỹ năm 2001. Bà từng làm việc cho học khu tại Houston, Texas, trước khi về hưu và dành toàn bộ thời gian làm vườn, chăm sóc các cháu, du lịch và tham gia các chuyến du lịch của cộng đồng người hưu trí tại địa phương. Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm nay với bài viết đầu tiên “Áo khoác để ngoài cửa”. Bài viết kỳ này giới thiệu về một thắng cảnh của Houston, Texas: Bể nước ngầm Houston.

***
                         
Nước là một nhu cầu cần thiết trong đời sống của mọi sinh vật trên trái đất. Đối với nhân loại thì nhu cầu này rất quan trọng, nguồn nước uống phải sạch, đựợc khử trùng bằng nhiều phương pháp để bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng. Nước được tích chứa tại các hồ và phải qua nhiều công đọan làm sạch trước khi đến với người dùng.
 
Theo Wekipedia thì Thành phố Houston nằm trên bờ sông Buffalo Bayou và thấp hơn mặt nước biển 100 ft, trước đây đã từng dựa vào mạch nước ngầm để cung cấp nước sạch theo nhu cầu, nhưng hiện tượng lún đất buộc thành phố phải sử dụng các nguồn nước từ các hồ chứa nước trên mặt đất. Buffalo Bayou được xem như là một con sông hình thành cách đây 18,000 năm,và bắt nguồn từ thảo nguyên Katy, nó nhận nước từ các hồ chứa Addicks, Barker, các suối tự nhiên,một số nhánh sông quan trọng như Oak Bayou, Greens Bayou, và Brays Bayou trước khi chảy ra vịnh Galveston.
 
Buffalo Bayou Cistern là một bể nước ngầm của thành phố Houston. Năm 1926, thành phố đã quyết định xây dựng bể nước ngầm này để cung cấp lượng nước sạch đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu cho dân số càng ngày càng gia tăng của thành phố.
 
Kỹ sư WR Holway, một người rất trẻ, đã được thuê mướn làm tư vấn cho công trình xây dựng. Nằm sâu dưới mặt đất,với diện tích 75,000 sqft (tương đương 1,5 sân đá banh), bể có thể chứa 15 triệu gallon nước, là nguồn cung cấp nước dự phòng cho toàn thành phố. Lượng nước này được bơm lên từ các giếng nước nằm sâu hàng 100ft trong lòng đất. 
 
Dự án đã đúc 6,000 mét khối bê tông và dùng 800,000-pound thép để xây tường (dày 8 inches), trần (8 inches) và nền (18 inches). Ngoài ra còn phải đúc 221 cột bê tông cốt sắt, mỗi cột cao 25 feet để nâng đỡ trần của bể nước.Phải mất 95 ngày  làm việc thì công trình mới xong và đưa vào sử dụng.
 
Bể chứa nước mà kỹ sư WR Holway thực hiện là phương pháp phổ biến được dùng để lưu trữ nước với lượng bốc hơi tối thiểu. Nước sẽ được bơm lên thủy cục, và sau đó được phân phối đến người tiêu dung. Bể nước ngầm Buffalo Bayou đã cung cấp nước uống cho thành phố Houston trong suốt 80 năm dài cho đến lúc xuất hiện một vết nứt, nước bị rò rỉ ra ngoài không thể sửa được. Cuối cùng bể phải ngưng hoạt động năm 2007.
 
Vài năm sau đó, thành phố đã có kế hoạch tháo dỡ để làm bãi đậu xe cho Buffalo Bayou Park. Tuy nhiên trong thời gian chờ đợi tìm kiếm đội thi công, các thành viên của Buffalo Bayou Partneship đã phát hiện không gian tuyệt vởi này, nhận thức được đây là một công trình lịch sử với những kiến trúc siêu đẳng, nên thay vì phá dỡ, họ quyết định giữ lại để chỉnh sửa, phục hồi và tái thiết thành một trung tâm du lịch cho đến ngày hôm nay. 
 
Buffalo Bayou Partnership đã phải thuê mướn công ty kiến trúc và kỹ thuật tại Houston để thực hiện công trình chỉnh sửa này:
 
- Làm một lối đi chung quanh dọc theo bốn bức tường rộng 6 ft với lan can sắt bên ngoài.
       
- Xây thêm đường hầm đi vào bể chứa.
       
- Lắp đặt thêm một số đèn chiếu sáng lối đi.
 
Riêng bể chứa thì không có gì thay đổi vì họ muốn giữ lại kiến trúc ban đầu. Một vài inches nước vẫn còn phủ kín đáy bể.
 
Sau 6 năm sừa chữa, năm 2016 thì Cistern được chính thức mở cửa để đón du khách, có hướng dẫn viên từ Thứ Năm đến Chủ nhật hàng tuần.
                                          
Tôi đã đến đây và được hướng dẫn xuống bể nước ngầm, tận mắt nhìn những kiến trúc tuyệt vời của bể. Nằm ở góc đường Memorial và Sabine, Buffalo Bayou Park là một công viên rộng lớn đẹp nhất của thành phố Houston, có đủ mọi phương tiện sinh hoạt ngoài trời như đi bộ, trượt ván, đi xe đạp, hòa nhạc, … Thoạt nhìn thì không ai có thể nghĩ rằng bên dưới lại có một bể nước ngầm đã được xây dựng từ gần một thế kỷ nay.
 
Theo chân người hướng dẫn, tôi đi vào bể chứa nước. Phải qua một cánh cửa sắt dày, đặt khuất trên một mô đất cao mới đi xuống được bể. Với một diện tích rông lớn bao bọc bỡi 4 vách tường dày, những hàng cột trụ  màu trắng cao vút chống đỡ trần, xếp dài dưới ánh điện mờ ảo, tôi có cảm nhận như đang đi lạc vào một thế giới chìm bí ẩn, xa lạ.
 
Tiếp đến là phần biểu diễn âm thanh và ánh sáng. Hướng dẫn viên chiếu một chùm ánh sáng duy nhất bằng đèn pin từ trần xuống xuyên qua 2 inches nước còn phủ trên sàn bể chứa. Đột nhiên mặt sàn trở thành một lối vào một chiều không gian khác.                      

Tôi thấy những trụ cột xi măng dường như kéo dài hàng trăm feet và sâu thẳm. Nhờ thủ thuật của ánh sáng và mức nước cạn nên mặt bể nước đã biến thành một tấm gương phản chiếu khổng lồ. Tất cả đã trở nên một không gian huyền ảo đẹp vô cùng. Đang chiêm ngưỡng những cảnh quan lạ lùng này thì bỗng nghe hướng dẫn viên yêu cầu mọi người giữ im lặng, sau đó cô  hét to lên một tiếng. Sau tiếng hét là một chuỗi âm thanh dội lại (echo) từ các bức tường trong suốt 17 giây. Chúng tôi gồm 30 người trong toán, cũng được thử nghiệm cùng đồng loạt hét lên một lần, tiếng echo lại vang vọng và lang thang trong cái không gian sâu thẳm kỳ bí kéo dài gần 20 giây.
 
Sau cùng cô hướng dẫn viên Rosemarie Croll đã hát tặng cho chúng tôi nhạc phẩm “The Cistern Is” do cô sáng tác. Giọng hát của cô như trôi nổi, chập chờn vang vọng trong bể nước mênh mông.
 
Được biết với sự góp sức và hợp tác của Bảo tàng Mỹ thuật Houston, một số lớn các ban nhạc, nghệ sĩ khắp nơi trên thế giới cũng đã đến đây (Bayou Cistern) để dùng những kỹ thuật âm thanh ánh sáng độc đáo và tuyệt vời này làm nền cho những tác phẩm nghệ thuật của họ.
 
Rời khỏi Cistern nhưng tôi có cảm giác những âm thanh dội lại (echo) vẫn còn vẳng bên tai. Đây là những điều thật mới lạ đối với tôi và tự hỏi không hiểu tại sao người ta có khả năng và phương tiện để xây dựng những công trình độc đáo và tuyệt vời như thế này cách đây cả 100 năm.
 
Houston là một thành phố biển, khí hậu tương đối dễ chịu, có nhiều cảnh đẹp, những kiến trúc tân kỳ và nhất là những bảo tàng viện nổi tiếng như Holocaust Museum, Natonal Museum, Museum of Fine Art… Ngoài ra phải kể đến Trung Tâm NASA rộng lớn, nơi lưu trữ các dữ kiện không gian và cuộc sống của các phi hành gia khi bay trong vũ tru. Có thể nói thành phố Houston là nơi du lịch lý tưởng.
 
Tôi yêu thành phố Houston, yêu những con người năng động và tôi rất tự hào là cư dân của Houston, Texas.
 
 
Huỳnh Thanh Tú
 
Houston ngày 17-11-2024.                  
                             
                                                      

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 260,560
Miếng ăn là miếng tồi tàn Mất đi một miếng lộn gan lên đầu. Câu nói dân gian trên chắc có lẽ chỉ được áp dụng tại Việt Nam hay những nước chậm tiến trong những năm tháng nghèo đói. Ăn uống là nhu cầu sống còn của con người và vì thế người ta nhiều khi phải đánh mất phẩm giá của mình để tồn tại. Tuy vậy, tôi thấy câu này vẫn có thể áp dụng tại Mỹ, đất nước giàu có nhất thế giới và đồ ăn thì dư thừa.
Một cô bé Mỹ lai Việt, khoảng 12-13 tuổi với mái tóc dài ngang vai quăn tự nhiên, ôm lấy khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt nâu tròn to, vai đeo một ba lô khá nặng so với thân hình mảnh khảnh của mình, hai tay ôm một em bé còn rất nhỏ chừng hai, ba tháng tuổi, cô bé đứng trong đuôi người nối dài xếp hàng ở trước cửa ngân hàng Bank of America, trên đường Harbor, Garden Grove, California chờ đến lượt mình. Những người đứng chờ phía trước thấy cô bé có con nhỏ bèn nhường chỗ để cô bé được tiếp sớm hơn, ai cũng tò mò nghiêng người nhìn vào bên trong lớp vải quấn đứa trẻ xem thử đứa bé ấy là con gái hay con trai, lớn nhỏ ra sao, có bà người Mỹ đứng sát bên lên tiếng: - Chắc cháu bé mới hơn hai tháng phải không? Còn nhỏ quá bế ra đây làm gì? - Sao không để nhà cho mẹ cháu giữ nó? Khuôn mặt của cô bé một chút ngỡ ngàng, lo lắng nhìn xung quanh không biết phải trả lời ra sao, chỉ yên lặng cúi nhìn đứa trẻ đang say giấc trong tấm khăn hồng êm ấm.
Ngôi nhà nằm ở một vùng ngoại ô, khuất sau những tàng cây cổ thụ, phủ đầy rêu phong và ký ức. Mỗi viên gạch, mỗi góc tường, đều như đang thì thầm câu chuyện về một gia đình đã từng hạnh phúc, ấm êm. Ông Lâm, với mái tóc bạc phơ như sương tuyết và dáng người gầy gò, liêu xiêu theo năm tháng, ngồi lặng lẽ trên chiếc ghế mây cũ ở hiên nhà. Chiều tà buông xuống, nhuộm tím cả khoảng sân, mang theo hơi lạnh se sắt của cơn gió trở mùa, lay lắt những cánh hoa đỗ quyên đỏ thắm trước ngõ, như ngọn lửa nhỏ đang cố gắng níu giữ hơi ấm sắp tàn lụi. Mỗi cơn gió đi qua, ông Lâm lại khẽ rùng mình, không phải vì lạnh, mà vì nỗi cô đơn quạnh quẽ đang bám riết lấy ông từ hai năm nay. Từ ngày người vợ yêu quý của ông về với đất.
Mùa Hạ đã bắt đầu báo hiệu, các loài hoa thi đua nở đủ màu sắc tươi vui. Anh Quang bước ra sân theo tiếng gọi của vợ nhờ bưng phụ mấy chậu hoa quỳnh lên bệ cao, vì muốn ngắm nét đẹp của loài hoa trang đài đang nở hàng chục đóa hồng và vàng. Bé LiLy bước chân cao chân thấp đi theo cha cười hồn nhiên.
Có những người Cha tôi đã gặp Hiến dâng đời, phục vụ tha nhân Sáng danh Chúa, sống Phúc Âm Gieo lời Chân Lý xa gần nơi nơi … (KL) Đó là những vị linh mục mà tôi đã có dịp tiếp xúc trong thời gian bốn năm sống ở trại tỵ nạn Thái Lan. Nói về các Cha thời tỵ nạn thì có rất nhiều điều muốn nói, nhưng có nói thêm trăm ngàn lời cũng vẫn chưa đủ. Ở trại, chúng tôi may mắn có được các Cha người Việt Nam (cũng là nguời tỵ nạn vượt biên). Các Ngài là những người khởi đầu lập nên nhà thờ đơn sơ đầu tiên nơi trại cấm Panatnikhom, viết tắt là Panat, (gọi là Trại Cấm vì chúng tôi là những thuyền/bộ nhân đến trại tỵ nạn sau ngày Cao Ủy tuyên bố đóng cửa không nhận người tỵ nạn, nên chúng tôi bị xem là bất hợp pháp, phải ở Trại Cấm chờ nước sở tại thanh lọc, xét duyệt tư cách tỵ nạn).
Trải qua bao thời gian, những người bạn cũ rời xa, những người bạn mới xuất hiện, nhiều khuôn mặt đến, rồi đi, như nước chảy qua cầu. Vậy mà có một khuôn mặt đặc biệt, ở lại rất lâu trong góc trái tim tôi, một nhỏ bạn thật đặc biệt. Đặc biệt, là vì nó là... người Nga. Tôi đã từng có ác cảm với dân tộc Nga, từ những ngày trước năm 1975, là năm đổi đời, đổi hướng tương lai của đa số dân tỵ nạn cộng sản. Ác cảm là vì, giống dân từ một quốc gia xa lạ và rất xa trên bản đồ trái đất, đầu tiên tạo ra chế độ Cộng sản, lại đầu độc cả thế giới qua cái chủ nghĩa Cộng sản ác nhân thất đức.
Thưa anh Don, tôi biết hương hồn anh đang hiện diện quanh quất đâu đây, trong khán phòng này và nghe được những lời tôi nói. Cảm ơn anh đã luôn là người hàng xóm tốt bụng. Anh thường xuyên cắt cỏ cho khoảng sân trước nhà chúng tôi khi cắt cho nhà anh. Không chỉ cắt thôi đâu quý vị, anh còn tỉa rồi thổi bằng máy thổi sạch bóng, từ sát cửa ra vào đến sân xe chạy. Lần nọ, nhà chúng tôi bị bể ống nước, ngập lụt ngoài phòng khách lên tận mắt cá, anh là vị cứu tinh đã khóa nước trước khi chồng tôi kịp về nhà. Bao lần chúng tôi quên đóng cửa “garage” qua đêm, anh luôn nhắn tin cho tôi “Cửa garage nhà chị còn mở đó nhe.” Tôi cảm thấy rất hổ thẹn vì chưa mời anh được một bữa ăn Việt Nam! Tệ thật! Tôi có mua biếu anh hộp bánh vào dịp Noel mấy năm nhưng nhìn lại thấy không đủ so với những gì anh đã làm cho gia đình tôi! Nhưng tôi vĩnh viễn không còn dịp nữa rồi!
Hàng năm, cứ qua giữa tháng Năm là nước Mỹ lại bắt đầu rộn ràng hơn cho ngày lễ hội Memorial Day sắp tới! Các “florist centers” lo chuẩn bị thêm nhiều hoa để cung cấp cho người tiêu thụ, những gian hàng đồ lưu niệm bày biện lắm thứ hơn để bán. Walmart, Krogers tấp nập khách hàng vì có đông người đi chợ cho các tiệc tùng ăn uống chiều hôm đó. Như chúng ta biết, ngày lễ này được long trọng tổ chức vào mỗi thứ Hai cuối cùng của tháng Năm nhằm vinh danh những người lính đã xả thân hy sinh trong quân đội Hoa Kỳ. Ngược dòng lịch sử và theo các sử gia thì cuộc nội chiến Mỹ được xem là có nhiều người chết nhất nên những nghĩa trang thành hình từ đấy. Vào mấy năm cuối của thập niên 1860 thì ở nhiều quận, hạt, tỉnh, thành, thiên hạ bắt đầu tới sửa sang, dọn dẹp vệ sinh cho những ngôi mộ của người thân mình, mang theo bông hoa trang hoàng cho các ngôi mộ đó; những chiến binh đã nằm xuống!
Là con trai trưởng trong một gia đình có chín anh em, tôi sống với Mẹ trong hầu hết bảy mươi bốn năm đời mình. Chỉ có hai lần tôi phải xa Mẹ lâu nhất, mỗi lần tám năm, đều liên quan đến nước Mỹ và Mẹ. Lần thứ nhất từ năm 1991 khi Mẹ đi tỵ nạn Hoa Kỳ theo diện H.O. Tôi kẹt lại quê nhà cho đến cuối năm 1998 mới đi đoàn tụ gia đình theo diện ODP. Đi hay ở, một quyêt định không phải dể dàng với tôi lúc bấy giờ. Những năm chín mươi sau những tháng năm sống vất vả, cay đắng và tủi nhục để kiếm sống và tồn tại, đứa con một sĩ quan tù cải tạo, nhờ thời kỳ mở cửa, các công ty nước ngoài lần lượt vào Việt Nam, tôi được làm việc cho văn phòng đại diện công ty Hoa Kỳ AMP tại Việt Nam. Mức lương 700 USD của một giám đốc kỹ thuật hồi đó là một con số rất lớn nếu so với đồng lương 50 USD của một kỹ sư mới ra trường.
Cũng như bao đứa con trai khác, hồi bé tôi mơ ước được đi máy bay. Vì lớn lên ở Việt Nam sau 1975, mơ ước đó xem ra khó thành hiện thực. Thế rồi khi tôi 18 tuổi, giấc mơ ấy đã đến khi tôi leo lên chiếc máy bay TU134 của Liên xô tại phi trường Tân Sơn Nhất để đi định cư ở Mỹ theo diện bảo lãnh, như đã kể trong bài viết dự thi Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tôi vào năm 2002. Ở Mỹ trên 30 năm, tôi đi máy bay tương đối cũng khá nhiều và cũng có nhiều kinh nghiệm lý thú để hôm nay kể cho quý vị thưởng thức.
Nhạc sĩ Cung Tiến