Hôm nay,  

Người Truyền Cảm Hứng

16/05/202500:00:00(Xem: 1115)

bo-sach-vvnm
Bộ sách Viết Vể Nước Mỹ
 
Tác giả lần đầu tham dự VVNM với bài “Một Ngày Thăm Trường Võ Bị West Point”. Bà hiện định cư ở Texas và làm việc trong ngành giáo dục. Tiếp nối câu chuyện về Huy, người con trai của tác giả đang theo học ở trường võ bị West Point, bài viết kỳ này ghi lại nhiều chi tiết hữu ích và thú vị về Huy-người đang truyền cảm hứng cho các bạn trẻ.
 
***
 
Huy về nhà nghỉ spring break hai ngày sớm hơn dự định. Trường võ bị West Point cho phép Huy về nhà sớm trước khi kỳ nghỉ spring break thực sự bắt đầu vì Huy có lịch làm diễn giả khách mời (guest speaker) ở một số trường trung học.
 
Ngày đầu tiên về làm diễn giả khách mời ở ngôi trường trung học ngày xưa, Huy có dịp gặp lại cô Smith, thầy Williams, thầy hiệu trưởng sau khi hoàn thành xong ba buổi nói chuyện với vài trăm em học sinh trung học. Cô Smith và thầy Williams rất vui mừng nói rằng họ rất tự hào khi biết Huy đã vượt qua nhiều năm tháng gian khổ ở trường võ bị West Point, nhất là khi biết Huy đã hoàn tất các cuộc hành quân Norwegian Rucksack March. Về làm diễn giả ở ngôi trường trung học ngày xưa, đối với Huy, điều này là điều đặc biệt nhất trong kỳ nghỉ spring break năm ấy.
 
Trong số khán giả của ngày hôm ấy, có một số em học sinh trung học cho Huy biết các em chưa biết phải làm gì sau khi học xong trung học. Một số em quyết định đi làm và không đi học đại học. Một số em chưa biết phải chọn học ngành gì khi đi học college.
 
Huy đã nói chuyện với các em, động viên các em đi học đại học vì bắt đầu từ mùa thu năm 2025, hệ thống trường đại học công lập ở tiểu bang Texas không thu học phí bậc đại học của các gia đình có mức thu nhập dưới 100 ngàn Mỹ kim một năm như trường đại học University of Texas at Arlington, University of Texas at Austin, University of Texas at Dallas, University of Texas at Santonio, … Vì vậy, các em không phải lo không có tiền đóng học phí bậc đại học. Huy phân tích vì sao các em nên đi học đại học thay vì đi làm công nhân ngay sau khi học xong bậc trung học.
 
Đối với một số em thích tham gia vào quân đội, Huy giới thiệu cho các em biết về trường võ bị West Point và cuộc sống của một sinh viên sĩ quan West Point. Huy cho các em biết những cơ hội tốt mà trường võ bị West Point sẽ mang lại cho các em nếu các em theo học ở trường này. Huy cho các em biết rằng West Point với chất lượng đào tạo sánh ngang với đại học Havard sẽ giúp các em trở thành những công dân ưu tú cho đất nước. Huy nhấn mạnh rằng các em không phải lo lắng không tìm được việc làm sau khi theo học ở West Point vì sinh viên West Point là vốn quý của nước Mỹ.
 
Huy kể cho các em nghe về những nỗ lực của Huy để được nhận vào trường West Point và cho các em những lời khuyên về những việc cần làm nếu muốn nộp đơn vào trường này. Rất nhiều em đặt câu hỏi, Huy đã giải đáp tận tình bằng vốn sống thực tiễn của mình sau những năm tháng học hành gian khổ tại học viện quân sự danh tiếng nhất của nước Mỹ.
 
Một vài em bày lo lắng rằng các em thừa cân và ít vận động nên không dám nộp đơn vào trường võ bị West Point. Huy nói với các em rằng bản thân Huy từng là một cậu bé gầy còm, thích chơi trò chơi điện tử trên máy vi tính nhưng đã cố gắng tập luyện thể lực và nhờ tập luyện thường xuyên, Huy đã có được sức khỏe tốt. Huy khuyến khích các em tập thể thao và ăn uống có khoa học để có một sức khỏe tốt nếu muốn vào học ở các học viện quân sự Hoa Kỳ.
 
Huy kể về những nỗ lực và quyết tâm của nó trong việc tập luyện thể lực để được nhận vào trường West Point và để hoàn thành các lớp thể lực ở West Point như The Boxing class, The Survival Swimming class, The Military Movement class, và lớp khó nhất là lớp IOCT (Indoor Obstacle Course Test). Lớp IOCT là lớp học bắt buộc, các sinh viên sĩ quan phải thi đậu bài kiểm tra của lớp này mới được cấp bằng tốt nghiệp.
 
Một số em hỏi Huy về những khó khăn, thử thách Huy đã trải qua ở West Point. Huy kể cho các em nghe việc Huy đã cố gắng vượt qua nỗi sợ nước, nước hồ khi phải học môn bơi lội, nỗi sợ độ cao khi tham gia tập luyện trong khóa quân sự Air Assault, và vượt qua những bài kiểm tra sức bền về thể lực có tên gọi là Norwegian Rucksack March ở trường võ bị West Point.
                                         
Hồi Huy còn bé khoảng 7 tuổi, có lần chị dắt Huy đi tắm hồ bơi gần nhà. Vì Huy không biết bơi nên chị bảo nó bám vào cái phao. Chị dặn nó hãy bám vào phao mọi nơi, mọi lúc nhưng khi chị vừa quay lưng lại, nó đã thả cái phao vì nó ham vui, nhào theo đám con nít bên kia hồ. Nó quên rằng nó chưa biết bơi. Thế là nó chìm nghĩm. Chị lật đật lặn xuống đáy hồ sâu 5 feet để vớt nó lên. Nó không khóc nhưng một phen mất hồn mất vía. Từ đó, nó đâm ra ngại tắm hồ, ngại tắm sông và chưa bao giờ được tắm biển. Rốt cuộc, nó vẫn không biết bơi khi nó đã học xong bậc trung học.
 
Năm học đầu tiên ở West Point, Huy phải lấy cái lớp học bơi với cây súng trường có tên gọi là “survival swimming class”. Đây là lớp học bắt buộc nên Huy không có cách nào khác ngoài việc phải cố gắng vượt qua nổi sợ nước sông, nước hồ từ thuở bé. Lớp bơi lội yêu cầu học viên vác hai bình nước nặng 15 lb và đeo một khẩu súng trước ngực để bơi lặn. Vượt qua nỗi sợ tắm hồ từ bé thơ, Huy đã hoàn tất lớp học bơi này trong một học kỳ với rất nhiều cố gắng.
 
Bài kiểm tra sức bền Norwegian March yêu cầu các sinh viên sĩ quan phải vác ba lô nặng 11 kg đi bộ với quãng đường 30 kilomet. Vốn thấp bé, nhỏ con so với các bạn Mỹ, Huy đã vất vả chạy theo các bạn. Trong khi các bạn Mỹ sải một bước, Huy phải chạy hai, ba bước mới theo kịp đồng đội. Thực tế, Huy phải vác ba lô chạy theo các bạn trong suốt 4 tiếng đồng hồ. Đây là thử thách lớn nhất của Huy. Mặc dù bài kiểm tra này không bắt buộc các sinh viên sĩ quan phải tham gia nhưng Huy luôn tham gia tất cả các bài kiểm tra Norwegian March vì Huy muốn vượt lên trên những trở ngại của cơ thể của mình. Có thể nói Huy là người truyền cảm hứng cho một vài bạn đồng khóa nhỏ con như Huy.
 
Air Assault (Không Kích Trên Không) là khóa huấn luyện quân sự đòi hỏi các sinh viên sĩ quan có lòng can đảm và vượt qua nỗi sợ độ cao. Đối với Huy, đây là một khóa huấn luyện quân sự Huy không cần phải tham gia. Tuy nhiên, Huy muốn vượt lên chính mình nên đã tham gia vào khóa huấn luyện này. Có rất nhiều bài tập kỹ thuật quân sự khó trong khóa huấn luyện Air Assault và một bài tập có tên gọi là “The Confidence Climb” yêu cầu các sinh viên sĩ quan phải vượt qua chướng ngại vật là một cái thang thẳng đứng cao 34 feet. Bài tập này nhằm để giúp các sinh viên sĩ quan tự tin hơn và vượt qua nỗi sợ độ cao. Vì là một sinh viên nhỏ bé, Huy đã hoàn thành khóa huấn luyện “air assault” với rất nhiều nghị lực vì nó vốn sợ độ cao từ bé và cả ngay bây giờ, nó vẫn còn sợ khi phải leo lên cao .
 
Ngoài việc làm diễn giả khách mời ở một số trường trung học, đại tá Smith, người trước đây đại diện cho trường võ bị West Point phỏng vấn Huy, sắp xếp một buổi nói chuyện cho Huy và một số em học sinh lớp 12 đang trong quá trình đợi trường võ bị West Point xét duyệt hồ sơ tại thư viện trung tâm của thành phố.
 
Những em này có ý định xin vào học trường này nhưng chưa hình dung ra cuộc sống của sinh viên sĩ quan West Point ra sao nên các em đến gặp Huy và đặt rất nhiều câu hỏi cho Huy. Huy dành ra một tiếng đồng hồ để trả lời hết những câu hỏi của các em. Huy cho các em biết theo học ở West Point sẽ gian khổ hơn các trường đại học dân sự khác vì West Point đánh giá và xếp hạng sinh viên dựa trên điểm số về thành tích học tập, thể thao và tập luyện quân sự. Huy nhấn mạnh với các em rằng dù theo học tại các học viện quân sự rất gian nan, tuy nhiên nếu được lựa chọn lại từ đầu, Huy vẫn sẽ chọn West Point vì West Point với chương trình đào tạo uy tín đã dạy cho Huy rất nhiều kỹ năng lãnh đạo mà các trường đại học dân sự không làm được bên cạnh những cơ hội tốt mà trường West Point mang lại cho các sinh viên sĩ quan.
 
Mùa hè năm nay, Huy sẽ không về nhà nghỉ hè. Huy sẽ dành thời gian nghỉ hè để làm thiện nguyện ở một bệnh viện ở thị trấn Fishkill và để đi dạy tiếng Anh ở các nước Thailand, Philippines, Mongolia và Nepal. Trường võ bị West Point cho phép Huy tham gia các dự án ngắn hạn dạy tiếng Anh ở các nước này.
 
Huy đang sống những ngày gian khổ nhưng tươi đẹp và có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của nó. Cuộc sống của nó đẹp như những đóa hoa và nhiều ý nghĩa biết bao. Nhớ ngày nào nó ước mơ được đi đây đi đó, đi ra khỏi cái khu phố nhỏ nơi nó cư ngụ, bây giờ có thể nói ước mơ của nó phần nào đã thành hiện thực. Gần đây, Huy thường nói về sự lựa chọn nghề nghiệp của nó. Huy thích làm nghề giúp đỡ mọi người. Là một bác sĩ quân y phục vụ trong binh chủng Medical Service là một nghề giúp đỡ những người lính Mỹ và đó là sự lựa chọn của Huy.
 
Huy nói thành công trong đời, đối với nó, không chỉ là thành công về vật chất và có một nghề nghiệp vững chắc. Với Huy, sự thành công của một người nằm ở chỗ nghề nghiệp đó có mang lại ý nghĩa và hạnh phúc cho người đó hay không và người đó có thể đóng góp được gì cho đất nước. Vì thế, ngay từ khi bước chân vào trường võ bị West Point, nó đã nỗ lực không ngừng trong học tập và dành thời gian rảnh rỗi làm công tác thiện nguyện. Chẳng phải nó đã và đang đền ơn nước Mỹ đó sao?
 
Huy đã vượt qua những ngày tháng gian khổ nhất nhưng rực rỡ tại trường võ bị West Point. Những ngày tháng gian nan còn lại tại West Point, chị tin chắc rằng Huy sẽ tiếp tục sống những ngày tươi đẹp và có ý nghĩa nhất.
 
Hãy sống đẹp như những đóa hoa, Huy nhé. Hãy truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ và cho những người sống quanh con!
 
 
Nhị Độ Hoàng Mai
 
Spring break, tháng Ba, 2025.
 
 

Ý kiến bạn đọc
23/05/202512:28:38
Khách
Tuy gia nhập quân đội là hành động yêu nuớc nhưng đi lính có cái mặt trái. Nhiều khi Mỹ tham chiến để phục vụ kỹ nghệ quốc phòng và quyền lợi của nuớc ngoài y hệt như Lê Duẩn nói Ta đánh Mỹ là đánh cho TQ, cho Liên So. Mỹ tham chiến vào thế chiến II là do bị Anh Quốc gài cho tàu ngầm Ðức đánh chìm tàu buôn Mỹ khi TT Roosevelt không chịu tham chiến. Mỹ tham chiến chiến tranh Trung Ðông một phần là đánh cho Do Thái một phần đánh cho kỹ nghệ dầu hoả và quốc phòng. Nam 2003, Mỹ phải ngụy tạo vu khống Iraq mua Uranium chế vũ khí nguyên tử để có lý do xua quân chiếm Iraq, đưa Iraq vào chiến tranh hơn 22 năm nay chưa chấm dứt. Cầu thủ football cho đội banh Cardinals Pat Tillman vì yêu nuớc bỏ khế uóc với NFL để gia nhập quân đội đánh khủng bố sau vụ 9/11, nhưng ông bị đưa qua xâm lăng Iraq thay vì qua Afghanistan đánh AlQaiada . Tillman cảm thấy mình bị lợi dụng sinh bất mãn chỉ trích chiến tranh và sau đó bị giết vì friendly fire của đồng đội. Xin Google Pat Tillman against the war in Iraq để hiểu thêm. Nếu Mỹ dùng quân đội để xâm lăng Gaza, Panama, hay Greenland thì lý do không chánh đáng. Nếu có bằng cớ chánh phủ Mỹ lợi dụng quyền hành để tham nhũng làm giàu cán nhân xâm lăng nuớc khác kiếm tài nguyên lập Hotel resorts trên thế giới và làm giàu trên thị truờng tiền ảo thì đi lính chỉ phục vụ cho chế độ.
Theo TS Nguyễn Tiến Hưng thì Do Thái lấy hết viện trợ cắt giảm của của VNCH từ 1973, và theo GS Stephen Young thì Kissinger sắp đặt cho CS chiếm miền Nam và vì Do Thái mà Mỹ bức tử Nam VN (Kissinger nói sao chúng chưa chết cho rồi). Khi nguời Việt tị nạn CS đóng góp cho các quỹ phe Do Thái như Christian Jews Foundation, đóng thuế cho chánh phủ Mỹ giúp Do Thái, con em nguời Việt ra chiến truờng đánh Houthi, Iran, và các nhóm A Rập để bảo vệ Do Thái thì cũng chẳng khác gì nguời da đen cầm súng bảo vệ Klu Klux Klan vàcác nhóm kỳ thị da đen.
Dĩ nhiên đây là một ý kiến khác với giòng chính của dư luận, nên không hẳn là đúng. Tui chỉ muốn nêu lên ý kiến trái nguợc về chiến tranh và hành vi của chánh phủ Mỹ. Ai không đồng ý thì cứ nêu lên điểm nào sai, thay vì nói là ngu dốt hay tấn công cá nhân. Ngay cả Phật, Chuá, Khổng Tử đều có nguời chỉ trích ngu dốt.
17/05/202520:10:27
Khách
Chúc mừng Cô, có một nguoi Con ngoan. Và cũng không quên cảm ơn Cô một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 176,563
Trời mới hửng sáng, bà Năm đã trở dậy. Căn nhà im lặng như tờ, giờ này mọi người còn đang ngủ cả, bà lặng lẽ đến bên bàn thờ, thắp nhang cho chồng. Tay run run, nhưng bà vẫn cố gắng không để tàn nhang rơi xuống thảm. Con dâu đã dặn bà chỉ được dùng nhang điện, nến điện, nó sợ mùi nhang và sợ tàn nhang làm hư tấm thảm đắt tiền. Nhưng bà nghĩ không có hương khói, người chết biết đường đâu mà về? Bà chỉ an tâm, sung sướng khi có ông bên cạnh, mặc dù ông bây giờ chỉ là một hồn ma. Hương khói làm ấm lòng bà, ấm lòng cả người đã khuất, bà không thể để bàn thờ chồng hương khói lạnh tanh....
Sau mấy ngày đi chơi thăm các thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố, ăn fast food và các món ăn Ý, Pháp, Mexico… hôm nay ba mẹ con quyết định tìm nhà hàng Việt Nam vì thèm bữa cơm có canh chua, cá kho tộ, rau muống xào tỏi. Từ nơi khách sạn, Quỳnh cùng hai con đi bộ gần 3 blocks đường đến một nhà hàng Việt Nam rộng lớn và nổi tiếng với các món ăn đậm đà hương vị ẩm thực Việt. Ba mẹ con vừa đói vừa mệt nên hào hứng ăn ngon lành, hết sạch, chuẩn bị món tráng miệng và sau đó chương trình là sẽ đi dạo bờ biển đón gió đêm. Trong lúc hai con xúm lại xem lại các hình chụp trên điện thoại, Quỳnh cũng rảnh rang đưa mắt ngắm nghía xung quanh tiệm thì bất chợt như có linh tính mách bảo, nàng nhận ra có một bóng dáng rất quen thuộc đang đi ngang phía trước hồ cá trong tiệm, cùng với vài người nữa, đang tìm vào ngồi ở chiếc bàn phía bên hông cửa nhà hàng, đối diện xéo với bàn của nàng.
Nhìn lại cuộc sống của mình trong bao năm qua tôi phải thú thực rằng giấc mơ Mỹ quốc của mình đã đạt được nhiều hơn những gì mình đã từng ao ước rất nhiều. Đúng nửa thế kỷ, tròn 50 năm đã trôi qua từ cái ngày tôi có giấc mơ Mỹ quốc nhỏ nhoi nhất, nếu có ai hỏi như thế tôi có còn ao ước hay còn một giấc mơ Mỹ quốc nào nữa không thì tôi xin trả lời rằng có. Có điều giấc mơ Mỹ quốc hiện tại của tôi không còn là giấc mơ cho riêng tôi nữa mà là giấc mơ cho các thế hệ con cháu của mình. Tôi mơ đến một nước Mỹ mang đầy đủ các giá trị cốt lõi về tự do, dân chủ, bác ái, nhân đạo, và bình đẳng. Một nước Mỹ với tượng nữ thần Tự Do cầm đuốc soi sáng để thắp lên hy vọng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Một nước Mỹ sẽ luôn nằm trong giấc mơ của những đứa trẻ ở các nước đang phát triển như giấc mơ Mỹ quốc đầu tiên mà tôi đã có đúng nửa thế kỷ trước.
Trên máy bay về lại nhà, vợ chồng chúng tôi có chung một nhận xét: chuyến đi San Jose vừa qua là một chuyến du lịch cuối tuần đáng ghi nhớ nhất, tuyệt vời nhất. Dự liên tiếp hai đại tiệc, với đủ tình non nước, tình trường xưa nghĩa cũ, tình đàn anh đàn em, tình huynh đệ chi binh, tình bạn từ thuở tiểu học, viếng thăm mộ phần, cầu nguyện cho những người thân đã khuất núi, thăm được Cô bên Nội 94 tuổi, ông anh bên Ngoại gần 100 tuổi, nối lại và thắt chặt tình bà con cả bên Nội lẫn bên Ngoại. Vinh dự được anh chị Bs. Nguyễn Thượng Vũ đón tiếp và khoản đãi sang trọng như một thượng khách. Ấm áp được vợ chồng cousin Ngô Xuân Hùng đón đưa đi đây đó, ân cần tiếp đãi một cách rất chân tình. Và nhất là chúng tôi được ở trong khách sạn sang trọng “ngàn sao” không đâu sánh bằng.
Các cháu vừa được ông Nội chở đi ăn 'hamburger", sau giờ học về, mở cửa chạy vào quăng cặp sách trên kệ, nhảy tới ôm Bà hôn tới tấp: - Ăn no lắm Bà ơi. Bà vẫn nằm yên trên ghế sofa: - Bà dặn bao nhiêu lần rồi, về nhà phải nói tiếng Việt, không uổng công Ông đã đưa đi đón về học lớp Việt Ngữ bao nhiêu năm nay. Hai hôm nay bệnh đau lưng tái phát, nên Bà bớt làm công việc nhà. Mấy chục năm trước bà đã bị mổ kéo dài mấy tiếng đồng hồ, con cháu lo sợ Bà không qua khỏi, nhưng khi thấy Bà tỉnh lại cả nhà mừng rỡ tạ ơn Phật, Chúa. Bà đang làm ăn phát đạt phải dứt khoát buông bỏ, sang tiệm nghỉ ngơi. Tiếng cháu Út: - Bà cần con bóp tay chân không? Cháu khác: - Bà muốn gì nói con giúp nha, Bà ăn chưa? Hai cháu còn lại vuốt những sợi tóc loà xoà phủ trên trán Bà “Nội đừng làm gì nữa nhé, nằm nghỉ cho khỏe.”...
Ngày giỗ đầu tiên của mẹ. Cả nhà im lặng cắm cúi ăn. Mọi người tránh nhìn vào nhau, như thể đang tìm cách không làm đau lòng người khác bằng những kỷ niệm quá sâu sắc. Thi thoảng, họ trao đổi với nhau những câu rời rạc, nhưng tuyệt nhiên, không ai nhắc đến từ “Mẹ“, cố tình xem đây là bữa ăn bình thường, không phải là giỗ mẹ. Nỗi đau mất mẹ như vết thương còn quá mới, không ai dám chạm vào, sợ làm những giọt nước mắt ứa ra. Nhưng dù cố gắng thế nào, mẹ vẫn hiện hữu trong từng ngóc ngách ngôi nhà. Bình thường, bữa cơm nhà bao giờ cũng rộn ràng. Gia tài có hai đứa con gái, mà khẩu vị thật khác nhau. Vậy mà mẹ vẫn cố gắng chìu ý từng đứa.
Từ lúc sanh ra, hai chị em tôi rất ít khi gặp ba, chỉ biết có mẹ. Sau này chúng tôi mới nghe mẹ kể, ba là người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), ít về nhà. Khi chúng tôi hơi lớn lên một chút thì ông đã tử trận oai hùng vào dịp Tết Mậu Thân 1968, năm tôi mới được bốn tuổi và chị sáu tuổi. Mẹ là một người phụ nữ hiền lành, mảnh mai, đẹp và quyến rũ, ai gặp mẹ, nói chuyện với mẹ là khó có thể quay lưng, nên cuộc đời mẹ thật truân chuyên, trong thơ Nguyễn Du có câu: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Kiều-Nguyễn Du)
Ngày tháng trôi qua vùn vụt, mới đó đã nửa thế kỷ từ khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam. Năm nay hình như cơn buồn của người dân tỵ nạn tăng lên nhiều hơn, nỗi nhớ, nỗi uất hận cũng thấm đậm hơn. Tôi thấy nhiều hội đoàn xôn xao chuẩn bị ngày tưởng niệm mất nước trong “tháng Tư Đen” sớm hơn, thay vì những năm trước chỉ vào cuối tháng.
1975. Tháng Tư, thị trấn Sparks, tiểu bang Nevada. Ba chị em ngồi dán mắt trước cái tivi đài Mỹ đang chiếu tin tức thời sự. Màn hình hiện lên bản đồ hình chữ S có tên của ba thủ đô Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Đường vĩ tuyến 17, chia cắt hai miền Bắc Nam rõ rệt. Bắt đầu từ Tháng Hai năm 1975 tôi đã theo dõi tin tức Việt Nam nhiều hơn, khi chiến trận giữa Bắc Nam ngày càng sôi động, cũng nhờ mấy bài báo cắt ra do Ngọc Anh em tôi gởi qua. Họ đưa hình bản đồ chữ S lên, Miền Bắc sơn màu đỏ, rồi màu đỏ vượt khỏi vĩ tuyến 17 tràn xuống Miền Nam. Màu đỏ lan xuống tới đâu, tôi rớt nước mắt tới đó...
Thông thường người đời hay nói con cái là hạnh phúc của cha mẹ. Hơi bi quan một chút thì người ta nói con cái giúp cho vợ chồng sống với nhau trọn đời vì con cái giúp họ tập trung vào chúng thay vì nhìn nhau và gây lộn mỗi ngày. Ở phía tiêu cực thì có người cho rằng con cái những chiếc gông mà bố mẹ phải đeo suốt đời. Người Mỹ thì nói rằng con cái giúp cho bố mẹ sống lại đời mình. Nghĩa là, khi có con, nhìn các con đi học mẫu giáo, rồi tiểu học, rồi trung học, bố mẹ như sống lại đời mình lần thứ hai. Họ cũng nói rằng con cái giúp bố mẹ thay đổi và trưởng thành hơn. Tất cả các lối suy nghĩ trên có lẽ đều đúng. Riêng bài này, xin chỉ tập trung vào cái nhìn tích cực của người Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến